Tay chân lạnh dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?
Tay chân lạnh là một triệu chứng nguy hiểm không nên bỏ qua vì đây có thể là dấu hiệu mạch máu và dây thần kinh đang bị tổn thương trầm trọng.
Chị Nguyễn Hoài Anh (44 tuổi, Long Biên, Hà Nội) bị chứng chân tay lạnh, về mùa Đông hay mùa Hè lúc nào các ngón chân và ngón tay cũng lạnh lẽo. Chị Anh nghe người ta nói tay chân lạnh là thận yếu nên có đi chữa theo đông y nhưng chỉ được thời gian đâu lại vào đấy.
Thậm chí, mùa Đông tay chân lạnh tới mức chị đắp một mình một chăn vì chồng con sợ chạm vào chân tay chị. Chị Anh lại không thể đi tất vì đi tất vào chân lại nóng ngứa.
Dù chứng lạnh chân tay không ảnh hưởng sức khoẻ nhưng phiền hà cho chị rất nhiều, cảm giác người lúc nào cũng yếu yếu khi sờ vào tay không thấy sự ấm nóng. Chị Anh đến bệnh viện kiểm tra lại lần nữa lúc này mới biết chị bị đường huyết cao 7,1 mmol/l dù người rất gày.
Chị Anh cho biết nhiều năm nay chị không đi kiểm tra sức khoẻ vì không thấy có gì bất thường, không mệt mỏi. Khi bác sĩ nghi ngờ chị bị đái tháo đường tuyp 2, chị Anh còn giật mình.
Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần – Tổ chức y khoa VietMD, Los Angeles, Hoa Kỳ, cho biết tay chân lạnh là triệu chứng rất thường gặp của mọi người, có nhiều bệnh nhân than phiền với bác sĩ về tay chân họ lúc nào cũng lạnh toát.
Bình thường, tay và chân chúng ta có những mạch máu nhỏ và dây thần kinh li ti ở phía xa như ngón tay và ngón chân. Lúc bình thường, tim bơm máu đi khắp cơ thể, kể cả những mạch máu nhỏ ở thật xa tim.
Vận động đi đứng co bóp các tĩnh mạch và động mạch, giúp đẩy máu đi xa và thường xuyên hơn. Về ban đêm, khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống khi chúng ta nằm nghỉ ngơi, các mạch máu nhỏ này co lại, khiến cho máu đến chân và tay ít đi, gây ra cảm giác tay chân bị lạnh. Với người ốm, ít mỡ, thì tay chân càng dễ bị lạnh do ít có mỡ cách nhiệt và giữ nhiệt khi đêm xuống hay ở xứ lạnh.
Ngoài ra, theo bác sĩ Wynn, tay chân lạnh còn có thể do nhiều bệnh lý khác. Lạnh tay chân có nhiều lý do, từ bệnh mạch máu, tim mạch, tiểu đường, cho đến bệnh tự miễn hay di truyền.
Nhìn chung, bất kỳ bệnh nào làm ảnh hưởng đến mạch máu ở phía xa bàn tay bàn chân hay các dây thần kinh đều có thể dẫn đến cảm giác tay chân bị lạnh hay bị tê tê.
Các bệnh về mạch máu như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, suy giãn tĩnh mạch khiến cho bên trong thành mạch mạch máu nhỏ lại do bị đóng bợn hay xơ cứng, khiến dòng chảy máu qua mạch khó khăn hơn, dẫn đến dễ bị lạnh tay chân hơn.
Bệnh về tim như suy tim hay hở van tim khiến việc bơm máu đến những nơi xa xôi thiếu hiệu quả. Các bệnh về thận khiến chân sưng bị ứ nước, làm máu khó lưu thông cũng có thể dẫn đến lạnh tay chân. Bệnh cục máu đông trong mạch máu khiến một phần tay hay chân thiếu máu cung cấp, cũng có thể khiến tay chân bị lạnh.
Hội chứng Raynaud's, thường liên quan đến bệnh tự miễn viêm mạch máu hay bệnh xơ bì cứng, do hệ miễn dịch tấn công vào mạch máu hay mô liên kết dẫn đến mạch máu bị co lại, dày, và giảm khả năng dẫn máu.
Bệnh nhân của hội chứng này dễ bị lạnh tay chân, nhất là tay dễ đổi màu từ hồng sang xanh tím tái khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh.
Các bệnh về thần kinh mạch máu hay thần kinh ngoại biên như tiểu đường khiến cho các dây thần kinh bị tổn thương, lâu dài khiến cho việc truyền dẫn tín hiệu bị giảm hay gián đoạn. Bệnh nhân bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể cảm giác tay chân bị lạnh hoặc bị tê tê như kim chích do dây thần kinh bị tổn thương.
Các bệnh khác về thần kinh như giời leo hay các bệnh về hệ thần kinh cột sống cũng có thể dẫn đến cảm giác lạnh kèm theo triệu chứng thần kinh.
Một số nghiên cứu chỉ ra lạnh tay chân còn có thể do di truyền như HSP hay Hereditary sensory neuropathy type IA, dẫn đến những khiếm khuyết về thần kinh mạch máu. Người bệnh thường có người thân hay cha mẹ bị lạnh tay chân kèm theo các triệu chứng như tê hay cứng tay chân.
Chữa trị lạnh tay lạnh chân, bác sĩ Wynn cho rằng người bệnh phải tìm ra lý do chính kèm theo vật lý trị liệu và thể dục để cải thiện dòng chảy của máu đến tay chân.
Nếu lý do là các bệnh về mạch máu như cao huyết áp hay xơ vữa động mạch thì chữa cao huyết áp, giảm mỡ, và tập thể dục. Lạnh tay chân do tiểu đường bác sĩ sẽ chữa triệu tiểu đường kèm theo vật lý trị liệu.
Giảm cân và chữa các bệnh nền khác như thận, hút thuốc, hay đau nhức khớp cũng giúp cải thiện triệu chứng lạnh tay chân.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Không ăn tiết canh vẫn mắc bệnh hiểm
icon 0
Làm nghề mổ lợn nhiều năm, hai ngày trước khi nhập viện bệnh nhân bị đứt tay sau đó sưng nóng và đau nhức dữ dội khớp khuỷu tay phải…
'Túm' tử cung giữ thai nhi 28 tuần trong bụng mẹ
icon 0
Các bác sĩ BV Sản Nhi Phú Thọ vừa cấp cứu cho thai phụ 28 tuần đã chuyển dạ bằng biện pháp khâu vòng cổ tử cung giữ thai thành công.
Nguy kịch sau chuyến du lịch miền Nam, bác sĩ cảnh báo sẽ còn nhiều bệnh nhân nhập viện
icon 0
Sau chuyến du lịch từ TP Hồ Chí Minh, nam sinh (17 tuổi) bị sốt, đau đầu, đau người, da và mắt đỏ xung huyết, đến viện thì tiểu cầu tụt, cô đặc máu, tràn dịch màng phổi…
Đã có 3 người tử vong, làm sao phòng căn bệnh gia tăng vào mùa hè hay gặp ở người trẻ?
icon 0
Chỉ trong một tháng gần đây ghi nhận 3 trường hợp tử vong do viêm não vi rút. Đây là căn bệnh thường có xu hướng tăng cao vào mùa hè với đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi.
Nghệ An: Cắt bỏ thành công khối u xơ tử cung ‘khủng’, nặng gần 2kg cho nữ bệnh nhân 40 tuổi
icon 0
Trung tâm Y tế Tân Kỳ (Nghệ An) vừa thực hiện thành công ca đại phẫu thuật cắt bỏ khối u xơ có kích thước lớn, nặng gần 2kg cho một nữ bệnh nhân 40 tuổi
Hai chân thiếu nữ 16 tuổi cháy đen, bác sĩ chỉ cách sơ cứu bỏng cực kỳ dễ làm mà hiệu quả
icon 0
Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng vừa tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 16 tuổi nhập viện trong tình trạng bỏng vùng đùi cẳng chân phải, trái sau bị bỏng đã được người nhà tự ý bôi thuốc nam.
Soái ca 36 tuổi chưa một lần dám nếm 'trái cấm' chỉ vì mang căn bệnh hay gặp ở trẻ trai
icon 0
36 tuổi, công việc ổn định thu nhập cao, body chuẩn người mẫu, nhiều bạn gái theo nhưng nhận lại là sự hững hờ của T., chàng trai con nhà có điều kiện.
Làn sóng bác sĩ nghỉ việc: Lương thấp, cơ hội làm việc cũng không có
icon 0
Lương thấp, chế độ làm việc không còn như trước, không tương xứng với công sức bỏ ra là nguyên nhân chính khiến bác sĩ bệnh viện công chuyển sang bệnh viện tư làm việc.
XEM THÊM BÀI VIẾT