Tắt trạng thái hoạt động là cách người trẻ tìm lại chính mình

Chia sẻ Facebook
30/06/2023 17:11:36

Quá mệt mỏi với nút xanh báo trạng thái đang hoạt động ở góc dưới ảnh đại diện, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn tắt trạng thái hoạt động như một cách để thư giãn, tránh bị người khác làm phiền.

Mạng xã hội vốn chẳng còn xa lạ với bất kỳ ai. Đó là nơi mọi người cập nhật thông tin, trò chuyện cùng bạn bè. Đặc biệt, một số nền tảng còn hiện chế độ đang hoạt động để những người khác có thể biết rõ đối phương đang online không, có thời gian không. Tuy nhiên, một số người lại lựa chọn tắt trạng thái hoạt động để tìm lại chính mình giữa bộn bề, ồn ào.

Có đôi lúc, nhiều người cảm thấy mệt mỏi và muốn thoát khỏi các trang mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Người trẻ tắt trạng thái hoạt động, trốn tránh thực tại?


Thay vì để cho người khác thấy biểu tượng chấm xanh ở góc dưới bên phải ảnh đại diện, nhiều bạn lựa chọn tắt trạng thái hoạt động và ẩn mình. Nhiều người có thể cảm thấy điều này rất kỳ lạ nhưng với các bạn trẻ của “Cột sống” Gen Z , nó không phải điều gì quá hiếm hoi. Đó chỉ đơn giản là họ không muốn ai làm phiền, muốn dành thời gian cho chính bản thân mà không phải nhắn tin trả lời bất kỳ ai.

Nhiều bạn trẻ lựa chọn cách tắt trạng thái hoạt động để tìm lại chính mình.


Tình trạng tắt hoạt động của các bạn trẻ bị nhiều người đánh giá là trốn tránh thực tại, thu mình lại. Thế nhưng, hành động này có rất nhiều lý do. Đôi khi chỉ đơn giản là vì không muốn người khác thấy online quá nhiều. Bạn Trà (25 tuổi, Hưng Yên) chia sẻ: “Mình tắt trạng thái hoạt động lâu lắm rồi. Chắc là vài năm nay. Nếu ai hỏi lý do thì mình cũng không biết nữa, chỉ đơn giản là muốn tắt đi thôi” .

Đôi khi họ tắt hoạt động chỉ vì không muốn trả lời tin nhắn hay bị ai làm phiền. (Ảnh minh họa: CellphoneS)


Hay như Phương, một bạn trẻ khác cho biết: “Mình làm content social nên hoạt động trên mạng xã hội khá nhiều. Mình không muốn mọi người nghĩ rằng đứa này rảnh, online suốt ngày nên tắt trạng thái hoạt động. Nhìn chung thì cũng chẳng trốn tránh ai cả, đơn giản thích thì tắt thôi”.

Tắt trạng thái hoạt động để không ai nhìn thấy mình đang hoạt động. (Ảnh minh họa: Pinterest)


Ngắt kết nối để kết nối, không phải “red flag”


Đôi khi, những người tắt chế độ hoạt động trên Facebook thường bị đánh giá là “red flag” (thuật ngữ ẩn dụ về các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm). Có người còn đồn rằng: “Chắc là nhiều người tán tỉnh quá, không trả lời hết nên phải tắt hoạt động đi”. Thậm chí, một số trang mạng xã hội còn đăng nội dung nửa đùa, nửa thật trêu rằng hãy tránh xa những người tắt trạng thái hoạt động.

Có thể bạn muốn xem

Những người tắt trạng thái hoạt động bị cho là đang tìm cách để nhắn tin với nhiều người khác mà không bị ai trách vì trả lời lâu. (Ảnh minh họa: Freepik)

Trên thực tế, đôi khi mục đích tắt trạng thái hoạt động không phải như vậy. Có thể một số người sẽ lợi dụng trạng thái hoạt động để làm những điều không hay. Tuy nhiên, không phải ai cũng như vậy. Có những người lựa chọn tắt đi dấu chấm xanh ở góc dưới ảnh đại diện chỉ vì họ muốn dành thời gian cho bản thân mình, tạm thời rời xa những ồn ào bên ngoài. Cũng có đôi khi, họ tắt trạng thái hoạt động để không phải giao tiếp quá nhiều trên mạng xã hội ảo và dành thời gian cho đời thực, cho những người ngoài kia.

Có những khi thông báo quá nhiều khiến họ chỉ muốn tắt một chút để được nghỉ ngơi. (Ảnh minh họa: Freepik)

Ngắt kết nối nhưng cũng chính là đang kết nối. Chúng ta chỉ đang tạm dừng kết nối online để trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện cùng mọi người ngoài đời thực. Đôi khi, những cuộc gặp gỡ bên ngoài sẽ cho chúng ta những cái nhìn sâu sắc hơn, được là chính bản thân, bày tỏ mọi sự hỉ nộ ái ố. Không chỉ có những người đang chờ đợi chúng ta ngoài đời thực mà chính “em bé” bên sâu trong tâm hồn chúng ta cũng đang đợi được vỗ về, được lắng nghe và yêu thương mà không bị phiền bởi bất kỳ tiếng ting ting thông báo có tin nhắn đến.

Ngắt kết nối cũng là một cách khác để kết nối. (Ảnh minh họa: Guyen./Inside The Box)

Tạm dừng online, nhiều người dành thời gian cho cuộc sống bên ngoài. (Ảnh minh họa: Veectezy)


Yêu thương bản thân chẳng bao giờ là sai. Làm những gì mà bản thân thích cũng chẳng sai. Các độc giả của YAN hãy yêu thương chính bản thân mình, dành cho mình những khoảng thời gian riêng. Và chắc chắn rằng, tắt trạng thái hoạt động không phải dấu hiệu gì xấu, đó chỉ là tìm lại chính bản thân mình.

Mạng xã hội luôn có dấu hiệu để cho những người khác biết ai đó có đang hoạt động hay không. Thế nhưng, nhiều người đã lựa chọn tắt trạng thái hoạt động để tìm lại chính bản thân mình, không bị làm phiền bởi bất kỳ ai khác. Một số người cho rằng tắt hoạt động chắc hẳn là có điều gì mờ ám, là dấu hiệu của "red flag". Tuy nhiên, đó chỉ là cách nhiều bạn trẻ tránh sự làm phiền từ người khác, không phải vội vàng trả lời tin nhắn vì sợ đối phương nghĩ ngợi lung tung. Việc tắt trạng thái hoạt động này cũng cho họ có sự riêng tư hơn, tập trung cho bản thân và những mối quan hệ ngoài đời thực trước mắt.


Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook