Tạp chí Đức đăng “phỏng độc quyền” do AI tạo ra, tổng biên tập bị sa thải
Tạp chí Die Aktuelle của Đức đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để thực hiện bài phỏng vấn độc quyền cựu tay đua xe hơi Schumacher, khiến dư luận chỉ trích mạnh mẽ. Công ty mẹ – Tập đoàn truyền thông Funke (Funke Media Group) – thông báo sa thải tổng biên tập Anne Hoffmann và gửi lời xin lỗi tới gia đình ông Schumacher.
Tạp chí Die Aktuelle của Đức gần đây đã đăng một bức ảnh cựu tay đua Công thức 1 đang mỉm cười trên trang bìa, với tiêu đề: “Cuộc phỏng vấn đầu tiên với Schumaker”, nhưng phụ đề lại ghi: “Giống như thật” . Nhiều người hâm mộ xe hơi mua tạp chí vì tò mò, sau khi đọc xong mới phát hiện rằng họ đã bị lừa.
Từ tháng 12/2013, ông Michael Schumacher, người từng 7 lần vô địch giải đua xe Công thức 1 (F1) đã bị chấn thương sọ não nghiêm trọng trong một tai nạn trượt tuyết ở dãy núi Alps của Pháp, kể từ đó ông không còn xuất hiện công khai. Tuy nhiên, một tạp chí hàng tuần của Đức đã xuất bản một “cuộc phỏng vấn độc quyền” vào ngày 20/4. Sau khi vạch trần nội dung đối thoại là do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo ra, nhà xuất bản đã xin lỗi gia đình ông Schumacher vào ngày 22/4 và sa thải tổng biên tập của tạp chí.
Editor of Die Aktuelle 'is fired over Michael Schumacher fake interview' https://t.co/l7QLBlOHpA pic.twitter.com/uDHuxshK8h
— Daily Mail U.K. (@DailyMailUK) April 22, 2023
Gia đình của ông Schumacher cho biết trong tuần này rằng họ dự định sẽ có hành động pháp lý đối với tuần báo Die Aktuelle, thuộc sở hữu của Funk Media Group có trụ sở tại Essen.
“Bài báo vô vị và gây hiểu lầm này không bao giờ nên xuất hiện. Bài báo này không phù hợp với chúng tôi và không đáp ứng được kỳ vọng của độc giả về tiêu chuẩn của báo chí mà một nhà xuất bản như Funk nên có.”
“Anne Hoffmann, tổng biên tập của Die Aktuelle, người chịu trách nhiệm báo chí của tạp chí từ năm 2009, đã bị cách chức từ ngày hôm nay,”
Dương Thiên Tư, Vision Times
Nguy cơ ChatGPT bị sử dụng để lập trình phần mềm độc hại
Các chuyên gia an ninh mạng Nhật Bản ngày 21/4 cảnh báo rằng ChatGPT có thể bị sử dụng để viết mã độc cho các phần mềm độc hại (malware), theo hãng tin CNN.