'Tào tháo' đuổi sau trận bia với bạn bè, vì sao rối loạn tiêu hoá hay gặp ở mùa hè?

Chia sẻ Facebook
23/05/2022 09:11:17

Rối loạn tiêu hóa là bệnh thường gặp trong mùa hè ở mọi lứa tuổi, nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời người bệnh có thể gặp nguy hiểm.

Chị Phan Hải A. (Ba Đình, Hà Nội) vừa trở về từ bệnh viện. Một tuần trước chị phải đến viện cấp cứu chỉ sau một “chầu bia” với bạn bè.

“Hôm đấy, tôi uống bia với ăn gỏi cá. Cứ nghĩ có thính, nước chấm nhiều gia vị, nhiều rau ăn kèm rồi sẽ không sao. Nhưng chỉ sau cuộc vui với bạn bè ít giờ, tôi bắt đầu có dấu hiệu đau bụng. Tiếp sau đó là đi ngoài. Đi liên tục, người vã mồ hôi. Chỉ trong 2h đồng hồ, tôi chạy ra nhà vệ sinh tới 6 lần. Cực chẳng đã tôi phải vào viện”, chị Hải A. cho hay.

Không chỉ mình chị mà cô con gái đi cùng hôm đó cũng đau bụng, đi ngoài. Rất may, sau khi cháu uống bù nước và men tiêu hoá thì đã đỡ và không phải đến viện truyền nước như mẹ.

Tình trạng rối loạn tiêu hoá của mẹ con chị Hải A. không phải là hiếm gặp những ngày gần đây. Khi thời tiết đã chuyển sang hè, cơ thể mất nước thoát ra theo mồ hôi, nhiệt độ môi trường cao khiến cơ thể luôn mệt mỏi, sức đề kháng kém, vì vậy rất dễ mắc các rối loạn tiêu hóa

Tại Khoa  Nội tiêu hoá, Bệnh viện Bãi Cháy thống kê trong quý 3/2022 cho thấy số lượng bệnh nhân mắc bệnh lý rối loạn tiêu hóa tăng cao so với các quý trong năm. Bệnh nhân nhập viện với đa dạng triệu chứng như đau bụng, nôn, sốt, tiêu chảy..

Đau bụng, tào tháo đuổi sau trận bia với bạn bè, vì sao rối loạn tiêu hoá hay gặp ở mùa hè? (ảnh minh hoạ)

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng gây ra do sự co thắt không đều các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa dẫn tới đau bụng, thay đổi đại tiện. Về bản chất, bệnh rối loạn tiêu hóa là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn tới loạn khuẩn ở đường ruột.

Bác sĩ CKI. Nguyễn Duy Khắc – Trưởng Khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, nguyên nhân dẫn đến bệnh lý rối loạn tiêu hóa mùa hè là do thời tiết nóng nực, nhiệt độ nóng ẩm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus sinh sôi, nảy nở, thức ăn dễ bị ôi thiu, hỏng, nấm mốc…

Việc thức ăn để lâu ngày, không được bảo quản tốt, được hâm đi hâm lại nhiều lần hoặc ăn thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh dễ dẫn đến nhiễm các vi khuẩn đường tiêu hóa có trong thức ăn, nước đá.

Theo đó, khi chúng ta  ăn phải những thức ăn nhiễm khuẩn, hệ tiêu hóa của người bệnh bị tấn công gây nên các bệnh lý rối loạn tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, nôn ói, tiêu chảy hoặc táo bón, ngộ độc thức ăn…

Trong đó, tiêu chảy do nhiễm khuẩn e.coli, lỵ trực khuẩn (Shigella) hoặc lỵ amip thường gặp với các triệu chứng điển hình như đau quặn bụng, tiêu chảy cấp, thậm chí nhiều trường hợp bị sốt, nôn, mất nước, điện giải, phân có máu…

Đáng lưu ý, BS Khắc cảnh báo,  nếu các triệu chứng biểu hiện rầm rộ hoặc kéo dài 10 ngày thì sẽ gây ra một số biến chứng nguy hiểm như trụy mạch, hội chứng tan máu suy thận cấp tăng ure huyết, làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ và người cao tuổi.

Bên cạnh đó, việc uống rượu bia nhiều sẽ làm mất một lượng lớn men tiêu hóa, mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, gây tổn thương niêm mạc ruột, dẫn đế hội chứng ruột kích thích. Người bệnh thường gặp các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, chướng bụng, đầy bụng, đi ngoài phân lỏng…

Theo BS Khắc, rối loạn tiêu hóa không phải bệnh nghiêm trọng nhưng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của bệnh nhân. Nếu phát hiện và điều trị chậm trễ, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như trụy tim mạch, suy thận, rối loạn điện giải, viêm đại tràng, viêm ruột, ung thư đại trực tràng, hội chứng ruột kích thích…

Trên thực tế, BS Khắc nhấn mạnh, một số triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như đau bụng, sốt, tiêu chảy rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác như viêm ruột thừa, nhiễm Covid-19, ung thư dạ dày, đại tràng…

Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân không nên chủ quan tự điều trị tại nhà, cần đến cơ sở y tế gần nhất, nếu nặng phải đến cơ sở y tế có chuyên khoa tiêu hóa để khám tầm soát các bệnh lý khác, đồng thời sử dụng thuốc theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ để điều trị dứt điểm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tránh các biến chứng và bệnh lý ngoại khoa nguy hiểm khác ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.

Phòng ngừa rối loạn tiêu hoá ra sao?

Để phòng bệnh rối loạn tiêu hoá đặc biệt trong thời điểm mùa hè:

Ăn chín, uống sôi, không nên ăn thức ăn đã ôi thiu, để lâu ngày trong tủ lạnh. Sử dụng các loại thực phẩm sạch có nguồn gốc rõ ràng, chế biến thực phẩm đúng cách và đảm bảo vệ sinh. Hạn chế ăn thức ăn đường phố, gỏi sống, đồ uống có cồn...

Chú ý, bảo quản thực phẩm đồ ăn trong tủ lạnh cần được đậy kín, bọc cẩn thận. Sau khi đưa ra ngoài tủ lạnh cần đun nóng để tiêu diệt vi sinh có trong thực phẩm, đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hóa.

Giữ vệ sinh thân thể và môi trường sống sạch sẽ. Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi tiếp xúc với thực phẩm, môi trường bẩn...

Đối với người thường xuyên táo bón cần bổ sung nhiều chất xơ, các loại rau củ quả tươi và rau xanh như: chuối, dứa, khoai lang, rau cải xoăn, mồng tơi,… ăn sữa chua và uống nhiều nước để hỗ trợ quá trình đào thải của cơ thể.

Đối với những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn nhiều các loại chất kích thích (hành, tỏi, ớt, hồ tiêu, mù tạt…), không nên uống rượu, bia, nước giải khát có gas. Sữa rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu đang bị rối loạn tiêu hóa nên hạn chế dùng hoặc kiêng hẳn cho đến khi tiêu hóa bình thường. Hạn chế đến mức tối đa sử dụng những món ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ.

Bổ sung các vitamin và khoáng chất, nâng cao sức đề kháng chống các tác nhân sinh vật gây nên chứng rối loạn tiêu hóa.

Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao để giúp khí huyết lưu thông, hệ tiêu hóa nhu động tốt.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Hai vợ chồng liệt toàn thân vì ăn loại hạt nhiều người mách chữa tiểu đường

icon 0

Được mách ăn hạt muồng chữa tiểu đường, ban đầu mỗi ngày hai vợ chồng chỉ ăn 2 hạt, sau đó có ăn nhiều hơn và ăn hàng ngày. Sau 3 tháng, thì người mệt mỏi, chân tây yếu, sút 15kg rồi liệt hẳn, phải ngồi xe lăn.

Bộ Y tế kiểm tra công tác đảm bảo y tế, ATTP phục vụ SEA Game 31 tại Bắc Ninh

icon 0

Đoàn công tác Bộ Y tế đã trực tiếp kiểm tra công tác chuẩn bị, đảm bảo an toàn thực phẩm tại các địa điểm thi đấu, nơi ăn nghỉ của các đoàn vận động viên trên địa bàn TP Bắc Ninh và TP Từ Sơn.

Thanh niên Bắc Ninh ra quân hưởng ứng tháng hành động vì an toàn thực phẩm

icon 0

Các đội tình nguyện đã diễu hành, tuyên truyền trên các trục đường chính của TP Bắc Ninh; phát hơn 10.000 tờ rơi tại các khu chợ, khu đông dân cư, các nhà hàng, quán ăn, cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

Bắc Ninh triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2022

icon 0

Cùng với công tác tham mưu, chỉ đạo, thông tin tuyên truyền, công tác thanh, kiểm tra, giám sát ATTP cũng được Ban quản lý ATTP tỉnh Bắc Ninh triển khai đồng bộ từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã.

Phạt tiền 5 cơ sở kinh doanh chưa đạt an toàn thực phẩm

icon 0

Theo báo cáo của Ban An toàn thực phẩm (ATTP) tỉnh Bắc Ninh trong quý I năm 2022, toàn tỉnh đã đẩy mạnh công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường thanh kiểm tra đảm bảo an toàn dịp Tết và lễ hội.

Bắc Ninh phấn đấu 100% mô hình chợ an toàn thực phẩmicon0Chợ là nơi mua bán, trao đổi thực phẩm nhiều nhất và cũng là nơi tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm nếu không siết chặt quản lý.

Đà Nẵng thu hồi sản phẩm Cafe giảm cân Hoàng Gia

icon 0

Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố Đà Nẵng ban hành Thông báo số 327/TB-BQLATTP ngày 07/4/2022 về việc thu hồi sản phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm, cụ thể như sau:

Cà phê giảm cân không chỉ chứa 1 mà là 2 chất cấm Sibutramin và Phenolphtaleinicon0Đây là cảnh báo được Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đưa ra đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung Cafe Hoàng Gia.

Phạt 92 triệu đồng cơ sở bánh mỳ làm hơn 100 người ngộ độc

icon 0

Ngày 13/4, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ban hành quyết định xử phạt hành chính 92 triệu đồng tiệm bánh Liên Hoa, số 165 Phan Chu Trinh, Phường 9, TP Đà Lạt do vi phạm các quy định trong quá trình kinh doanh.

Kẹo trứng Kinder chứa chất salmonella nguy hiểm như thế nào?

icon 0

Tập đoàn sản xuất bánh kẹo Ferrero nổi tiếng của Ý đã buộc phải đóng cửa nhà máy tại Bỉ, thu hồi các sản phẩm Kinder bày bán tại Mỹ, Anh và một số nước châu Âu vì nghi bị nhiễm khuẩn salmonella.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook