Tăng cường năng lực về kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam
Năm 2020, thế giới chỉ mới đưa được 8,6% sản lượng sản xuất vào vòng tuần hoàn nếu thiếu đi sự giám sát chặt chẽ đối với việc chuyển đổi mô hình, lượng tài nguyên tiêu thụ vào năm 2060 có thể sẽ gấp đôi năm 2015.
Từ ngày 22 đến 24/6, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam và Đại sứ quán Hà Lan tổ chức khóa tập huấn “Tăng cường năng lực về Kinh tế tuần hoàn cho các doanh nghiệp tại Việt Nam”.
Khóa tập huấn này nhằm truyền cảm hứng, cung cấp các hướng dẫn và công cụ thiết thực để xây dựng, chuyển đổi và áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đang được đề xuất áp dụng để có thể định hướng lộ trình chuyển đổi mô hình cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp cũng sẽ được cung cấp kiến thức về các chính sách của Chính phủ về phát triển kinh tế tuần hoàn và các yêu cầu về thương mại bền vững của các Hiệp định Thương mại tự do Châu Âu – Việt Nam (EVFTA).
Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ nền kinh tế tuyến tính sang nền kinh tế tuần hoàn là yêu cầu tất yếu để phát triển bền vững của toàn cầu. Tại Việt Nam, tuy có các mô hình bước đầu tiếp cận kinh tế tuần hoàn như mô hình vườn ao chuồng, thu gom giấy, thu gom sắt vụn, mô hình sản xuất sạch hơn trong sản xuất quy mô nhỏ, nhưng để thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn, cần sự tham gia nhiều hơn của các doanh nghiệp.
“Trong chương trình này, lần đầu tiên bộ công cụ hướng dẫn doanh nghiệp xây dựng mô hình kinh doanh tuần hoàn sẽ được giới thiệu, nhằm hỗ trợ thiết kế mô hình mô hình tuần hoàn và xây dựng kế hoạch áp dụng kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, tài liệu hướng dẫn về kinh tế tuần hoàn và các bài giảng trực tuyến sẽ được xây dựng và cung cấp các công cụ và kiến thức giúp doanh nghiệp giải quyết các thách thức trong quá trình chuyển đổi sang kinh tế tuần hoàn”, ông Patrick Haverman – Phó Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam thông tin.
Chia sẻ tại khóa đào tạo, các doanh nghiệp cho biết các yếu tố quan trọng cần để đạt mục tiêu mô hình kinh tế tuần hoàn gồm: Xây dựng kế hoạch kinh tế tuần hoàn và chiến lược dài hạn; Tối ưu mô hình sản xuất kinh doanh, bao gồm ứng dụng khoa học kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới; Đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D); Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ và Tăng cường hợp tác, liên kết với các đối tác.
Sau khoá đào tạo này, các đơn vị tổ chức sẽ triển khai các hoạt động cố vấn cho những doanh nghiệp đã sẵn sàng và cam kết chuyển đổi, hoạt động cố vấn phát triển kế hoạch chuyển đổi mô hình kinh tế tuần hoàn.
Các khoá đào tạo Xây dựng năng lực kinh tế tuần hoàn cho doanh nghiệp được thực hiện bởi Viện Chính sách, Chiến lược tài nguyên và môi trường, Viện Chính sách Kinh tế Môi trường (EEPI), Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Hue Innovation Hub), Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tuần hoàn (ICED) cùng với Đại học Khoa học Ứng dụng Saxion của Hà Lan và Viện Chính sách, Chiến lược tài nguyên và môi trường (ISPONRE).
Dự kiến các khóa đào tạo tiếp theo sẽ diễn ra lần lượt tại Thừa Thiên Huế từ ngày 27-29/6/2022 và Hà Nội từ ngày 30/6-02/7/2022.
N. Huyền
Tin Cùng Chuyên Mục
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM hợp tác với doanh nghiệp triển khai các chương trình phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo
icon 0
Hai bên tăng cường hợp tác thúc đẩy kinh tế tuần hoàn nhựa, nâng cao nhận thức xã hội về rác thải nhựa, giáo dục thay đổi hành vi, triển khai các chương trình phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo, triển khai các hoạt động STEM,…
Phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng đồng, hỗ trợ khôi phục sau đại dịch tại VQG Cúc Phương
icon 0
Việc xây dựng mô hình 3D có sự tham gia tại Vườn Quốc gia Cúc Phương, góp phần phát triển du lịch bền vững và dựa vào cộng đồng, hỗ trợ khôi phục sau dịch Covid-19.
Phát động chương trình đánh giá, công bố doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022
icon 0
Chương trình đánh giá, công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2022 (CSI 2022) đã chính thức được phát động, đánh dấu năm thứ 7 liên tiếp triển khai thành công.
Tiết kiệm năng lượng là giải pháp đảm bảo cung ứng điện mùa nắng nóng
icon 0
Năm 2022 nguồn cung mới không đáng kể, nguồn năng lượng tái tạo thì không ổn định. Như vậy, khó khăn đang dồn lên EVN với bài toán đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh nguồn cung ít mà nhu cầu điện tăng cao.
Dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh 2021: Quảng Ninh chủ động, quyết liệt và đổi mới!
icon 0
Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa mới công bố cho thấy, Quảng Ninh là địa phương dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh với 73,02/100 điểm.
Lan toả thông điệp sống xanh của học sinh Hà Nội
icon 0
Trong khuôn khổ sự án STRIPED (STRIPED Project), sự kiện “Lượm Đây” diễn ra trong hai ngày 28-29/5/2022 tại Hà Nội đã thu hút đông đảo học sinh THPT tham gia, với mục đích gây quỹ từ thiện và kêu gọi bảo vệ môi trường.
Phối hợp nguồn lực tăng cường khả năng chống biến đổi khí hậu ở 4 tỉnh Bắc Trung Bộ
icon 0
Liên minh Châu Âu và Pháp, thông qua AFD, phối hợp nguồn lực nhằm tăng cường khả năng chống chịu, phục hồi trước biến đổi khí hậu của các đô thị trong khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.
Chàng trai biến loại phụ phẩm bị vứt bỏ, cho bò, lợn ăn thành mặt hàng tỷ đô
icon 0
Sợi chuối khô sau khi tuốt sạch được tết lại thành những sợi thừng lớn nhỏ và nhuộm đủ màu. Từ những sợi chuối đó đan thành túi, giỏ, sọt, làn, khay, thảm, dép… Thậm chí, những mảnh sợi vụn cũng được tận dụng ép thành giấy, đèn lồng,…
Xây dựng công trình trường học, cải thiện điều kiện giáo dục cho học sinh vùng sâu vùng xa ở Thanh Hoá
icon 0
Một công trình trường học mới được xây tại bản Pù Đứa (Quang Chiểu, Mường Lát, Thanh Hóa) Quỹ Cargill Cares tài trợ giúp con em người dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa của tỉnh Thanh Hóa cải thiện điều kiện giáo dục.
XEM THÊM BÀI VIẾT