Tản mạn về suy nghĩ “có cạnh tranh mới có tiến bộ”
Có thực là sự cạnh tranh mang đến tiến bộ cho nhân loại không? Tiến bộ do cạnh tranh mang lại có thể nâng cao chất lượng cuộc sống...
Ngày nay có rất nhiều người cho rằng sự tiến bộ của loài người là do cạnh tranh mà đạt được, do đó trong ý thức của đa số có một loại tâm thái tôn sùng sự cạnh tranh, coi cạnh tranh là bình thường. Trên thực tế, có thực là sự cạnh tranh mang đến tiến bộ cho nhân loại không? Tiến bộ do cạnh tranh mang lại có thể thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của con người không? Tâm lý tôn sùng cạnh tranh này xuất phát từ đâu? Đây là điều rất đáng để bàn tới.
Nhìn lại lịch sử nhân loại có thể thấy được tâm lý tôn sùng cạnh tranh kỳ thực chỉ xuất hiện một cách phổ biến trong tâm trí người ta vào thời cận đại. Trong khi đó chúng ta biết rằng, đa số những phát minh làm thay đổi cuộc sống của con người đều xuất hiện trong một hoàn cảnh khác.
Từ thời cổ đại và trung đại đã xuất hiện một số phát minh làm thay đổi thế giới: Thái Luân tạo ra giấy, sau đó công nghệ lan sang thế giới Hồi giáo, rồi đến châu Âu; Máy in của Johannes Gutenberg góp phần tạo nên thời kỳ Phục Hưng; Joseph Marie Jacquard phát minh ra máy dệt tự động… Tâm thái của những nhà phát minh này là gì?
Suy nghĩ kỹ càng một chút thì chúng ta sẽ hiểu rằng tất cả những phát minh tạo ra đột phá trong cuộc sống con người đều là nhờ suy nghĩ làm sao để có lợi cho cuộc sống của người khác. Những nhà phát minh hiếm khi chỉ nghĩ đến việc tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Jacquard khiến gia đình khánh kiệt và hy sinh rất nhiều để tạo nên máy dệt. Marie Curie không nhận một đồng nào từ việc phát minh ra cách chiết xuất uranium. Albert Einstein cả đời sống giản đơn. Ngay đến mục đích của Alfred Nobel khi phát minh ra chất nổ cũng là để làm giảm đáng kể tính nguy hiểm trong công việc xây dựng hạ tầng…
Bởi vậy, đằng sau những phát minh làm thay đổi thế giới này chính là một loại tâm thái vì người khác. Chính nó mới có thể thực sự mang lại sự tiến bộ cho cuộc sống của nhân loại.
Cạnh tranh có thực sự nâng cao chất lượng sống của chúng ta không? Trên thực tế, bản thân cạnh tranh là một loại tâm lý vị tư vị kỷ, nó là một loại tâm xấu, tâm không tốt. Tất nhiên ở một mức độ nào đó, việc cạnh tranh sẽ mang đến sự tiến bộ nhất định, nhưng đặt cạnh tranh lên hàng đầu thì không phải là sự lựa chọn đúng đắn. Tôn sùng cạnh tranh đồng nghĩa với việc người ta phải bớt đi một chút lương tâm, phải tăng thêm một chút thủ đoạn, phải thổi phồng lên các loại dục vọng và tật đố của mình, vì danh lợi mà tranh đấu.
Tâm lý tôn sùng cạnh tranh xuất phát từ hai học thuyết có ảnh hưởng rất lớn đến thế giới hiện đại. Học thuyết thứ nhất là duy vật biện chứng.
Tư duy biện chứng vốn tồn tại trong xã hội nhân loại từ thời cổ đại. Chẳng hạn học thuyết âm dương, thái cực, v.v. đều có bao hàm vấn đề biện chứng này. Nhưng các học thuyết này cơ bản là đề cao sự điều hòa, cộng sinh để duy trì sự ổn định của một sự vật sự việc. Các học thuyết này cũng giảng rằng nếu khiến sự tình gì đi tới cực đoan thì sẽ làm cho nó bị phá vỡ (vật cực tất phản). Khi sự cộng sinh có mâu thuẫn không thể giải quyết, nó sẽ sụp đổ, để rồi một quan hệ cộng sinh mới lại được thiết lập ra. Đây không phải là mâu thuẫn sống chết mà là sự vận động chính thường của tự nhiên và xã hội.
Trong khi đó, “duy vật biện chứng” lại không muốn lấy sự ôn hòa và cộng sinh làm mục đích, mà lại muốn lấy “phá vỡ” làm mục đích, phá vỡ những quan hệ xã hội, phá vỡ trật tự quốc gia, phá vỡ trật tự thế giới. Cũng bởi vì lấy phá vỡ làm chủ nên khiến cách nhìn nhận của con người ta bị phiến diện, không thấy được lợi ích của sự ôn hòa, cũng không hiểu được tầm quan trọng của đạo đức và chính nghĩa đối với sự phát triển của tự nhiên và xã hội. Bởi vậy có thể nói “duy vật biện chứng” là sự ngụy biện lớn nhất nhưng trong một thời gian dài lại được rất nhiều người tin theo.
Học thuyết thứ hai tạo nên tâm lý tôn sùng cạnh tranh chính là thuyết tiến hóa. “Chọn lọc tự nhiên, thích nghi thì sinh tồn” , câu nói này đã xem cạnh tranh là bản chất của sinh vật mất rồi. Có rất nhiều người vì đồng ý với thuyết tiến hóa nên mới lầm tưởng rằng cạnh tranh là bản chất của con người. Cộng thêm nền văn minh vật chất dần dần áp đảo nền văn minh tinh thần nên hoàn cảnh xã hội hiện đại giống như thêm dầu vào lửa, kết quả dẫn đến tư duy cạnh tranh.
Kỳ thực thuyết tiến hóa ngay từ đầu đã sai lầm về phương thức quan sát thế giới. Chỉ nói đơn giản, hầu như mọi loài sinh vật trong giới tự nhiên đang tồn tại dựa trên hình thức cộng sinh – cùng nhau sinh tồn – chứ không phải là cạnh tranh. Quan sát và nghiên cứu một cánh rừng nguyên sinh, người ta có thể thấy được mức độ hài hòa và nhường nhịn nhau của mỗi từng sinh vật bên trong các tầng, các thảm động thực vật. Đó mới là điều đảm bảo cho sự tồn tại của cả cánh rừng. Vậy thì vì sao chúng ta cứ nhất thiết phải nhìn nhận tự nhiên trong lăng kính “cạnh tranh” đây?
Thuyết tiến hóa của Darwin đã sụp đổ theo vòm đá Darwin?
Trên thực tế, ngay trong xã hội hiện đại này, nhiều người đều đã trải qua tâm lý tôn sùng cạnh tranh và hậu quả mà nó đem lại. Lấy ví dụ trong lĩnh vực kinh doanh, chính việc suy nghĩ cho người khác, tôn trọng khách hàng và sự nỗ lực cải thiện bản thân mới là chìa khóa cho một công việc kinh doanh thịnh vượng. Còn sự cạnh tranh trong nhiều trường hợp không chỉ kéo tụt chất lượng sản phẩm mà còn mang đến thiệt hại cho chính khách hàng.
Ở trên bình diện rộng hơn, cạnh tranh đi đến tận cùng chính là xung đột, chiến tranh. Cạnh tranh không thể nào nâng cao chất lượng cuộc sống của con người một cách toàn diện, cũng không thể nào làm cho cuộc sống của con người yên bình và thoải mái hơn, bởi vì cạnh tranh là thứ kích thích dục vọng và củng cố tâm lý tự tư của con người. Nó không thể khiến tâm của người ta trở nên an định và thanh tịnh, mà ngược lại nó sẽ làm cho cuộc sống của con người biến thành căng thẳng, bận rộn và hỗn loạn bất an. Cạnh tranh lẫn nhau còn khiến con người không ngừng xấu đi, đánh mất bản tính mà không hề hay biết.
Nếu con người cứ tiếp tục sống với tâm lý “đấu với trời, thật sướng vô cùng; đấu với đất, thật sướng vô cùng; đấu với người, thật sướng vô cùng” thì sự thiện lương của con người sẽ vĩnh viễn bị những truy cầu dục vọng và tư tưởng thiên lệch làm mờ mắt, vĩnh viễn không có ngày thanh tỉnh minh bạch.
Quang Minh tổng hợp
Dựa theo bài viết “Có cạnh tranh mới có tiến bộ?”
Đăng trên Chanhkien.org
Tản mạn chuyện “Lấy của người giàu chia cho người nghèo”
Mời xem video “Người biết đủ là người giàu có và hạnh phúc nhất”