Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát: Nạn nhân trái phiếu có đòi lại được tiền?

Chia sẻ Facebook
05/04/2024 04:42:35

Dường như mối bận tâm chung của các trái chủ vụ Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát hiện nay không phải là mức án của các bị cáo mà là họ có nhận được tiền không và khi nào họ sẽ nhận được tiền.

Nguồn hình ảnh, ANH TUC/AFP/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Đỗ Anh Dũng đến Tòa án nhân dân Hà Nội vào hôm nay 19/3

19 tháng 3 2024


Nếu như Vạn Thịnh Phát , một vụ án kinh tế đặc biệt nghiêm trọng với số tiền bị cáo Trương Mỹ Lan cùng 85 đồng phạm khác bị buộc tham ô lên đến hơn 12 tỷ USD, Tân Hoàng Minh được xem là một vụ án gây thiệt hại nghiêm trọng trong lĩnh vực phát hành trái phiếu doanh nghiệp.


Hôm nay, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng và 14 bị cáo khác đã bắt đầu hầu tòa tại Hà Nội, sau khi bị khởi tố về tội 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản' vào năm 2022 , với cáo buộc phát hành trái phiếu khống.

Ông Đỗ Anh Dũng bị cáo buộc đã chỉ đạo cấp dưới huy động vốn từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022 bằng cách phát hành trái phiếu riêng lẻ qua ba công ty con, huy động gần 14.000 tỷ đồng, chiếm đoạt tổng số tiền hơn 8.600 tỷ đồng, theo cáo trạng.

Tháng 11/2023, Viện KSND Tối cao ra cáo trạng truy tố ông Đỗ Anh Dũng cùng con trai và 13 bị cáo khác về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Gần 1.000 người là nạn nhân trái phiếu của Tân Hoàng Minh đã được bố trí tham dự phiên tòa sơ thẩm vào hôm nay, có người từ các tỉnh khác đến vào lúc sáng sớm.

Khủng hoảng trái phiếu ở Việt Nam: Còn cánh cửa nào cho nhà đầu tư? 25 tháng 12 năm 2022 Vụ Vạn Thịnh Phát: Hé lộ hoàn cảnh bà Trương Mỹ Lan và phu quân Chu Lập Cơ bị bắt 5 tháng 3 năm 2024 Đại án Vạn Thịnh Phát: những cái chết bí ẩn và những bị can 'lọt lưới' 21 tháng 2 năm 2024

Ròng rã đòi tiền

Nguồn hình ảnh, Tư liệu

Chụp lại hình ảnh, Người mua trái phiếu của Tân Hoàng Minh và các công ty con của Vạn Thịnh Phát đã biểu tình ròng rã hai năm qua để đòi tiền

Trong vụ Tân Hoàng Minh, cơ quan điều tra Việt Nam tuyên bố đã thu hồi hơn 8.600 tỷ đồng để khắc phục hậu quả vụ án, đảm bảo thi hành án, hoàn trả cho bị hại. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ hình thức bồi thường là thế nào.

Trong khi đó, số nạn nhân liên quan đến Vạn Thịnh Phát được cho là 42.000 người và tập đoàn này bị cáo buộc lừa đảo 30.000 tỷ đồng của các nhà đầu tư. Họ được xác định là bị hại trong vụ án (sẽ điều tra, truy tố, xét xử các sai phạm liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp trong giai đoạn 2 của vụ án Vạn Thịnh Phát).

Phía Tân Hoàng Minh, người đại diện tập đoàn này là ông Đỗ Hoàng Minh hồi tháng 4/2022 cho biết đã tiến hành bán tài sản, toàn bộ tiền kết dư sẽ chuyển vào kho bạc nhà nước và Tân Hoàng Minh sẽ hoàn trả cho người mua trái phiếu theo lộ trình cụ thể.

Theo Thông tư 07/2014/TT-BTC, số tiền khắc phục sẽ được nộp vào ngân sách trung ương đối với các hành vi vi phạm do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương thực hiện và các hành vi do các tổ chức, cá nhân khác thực hiện liên quan đến tài sản do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý.

Trong hai năm qua, trái chủ của Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát đã trải qua một hành trình ròng rã với hình thức phổ biến là kéo nhau đến trước trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Bộ Tài chính Việt Nam để biểu tình.


Trong một video đăng trên Facebook ngày 26/8/2023, có thể nghe thấy tiếng người dân yêu cầu Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc từ chức, bên cạnh lời kêu gọi "Bộ Tài chính trả tiền".

Đa số họ đi đòi tiền của mình trong trang phục giấu kín khuôn mặt để tránh bị nhận diện.

Ngày 5/3, ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử vụ bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm (trong giai đoạn 1 của vụ án), nhiều trái chủ SCB đã tập trung tại tòa án nhân dân TP HCM. Tuy đến từ nhiều hoàn cảnh khác nhau, họ đều đau đáu chờ một tia hy vọng.

Theo quan sát của BBC trong các nhóm nạn nhân trái phiếu của SCB và Tân Hoàng Minh trên Facebook, họ đều có chung mong muốn là sẽ được trả lại tiền khi phiên tòa kết thúc.

Trong nhóm nạn nhân trái phiếu SCB, một số người cho biết đã bị công an mời lên làm việc, yêu cầu không được đi biểu tình ngay trước ngày đầu tiên diễn ra phiên xét xử sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB (cần lưu ý rằng giai đoạn 1 của vụ án Vạn Thịnh Phát, tòa đang xem xét các tội danh khác, không phải vụ lừa đảo trái phiếu).

Một số nạn nhân trái phiếu vụ Tân Hoàng Minh và Vạn Thịnh Phát đã từ chối trả lời BBC News Tiếng Việt khi được tiếp cận.

Nhiều nạn nhân trái phiếu cho biết họ không quan tâm đến mức án của các bị cáo như Trương Mỹ Lan hoặc Đỗ Anh Dũng, mà thay vào đó quan tâm đến hai vấn đề, đó là liệu họ có được trả lại tiền hay không và khi nào sẽ nhận được tiền.

Tuy nhiên, vấn đề hoàn trả tiền đầu tư trái phiếu cho các trái chủ có đơn giản như vậy không?

Mối quan hệ giữa Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và công ty chứng khoán Tân Việt 16 tháng 11 năm 2023 Quốc hội Việt Nam họp bất thường về 'vấn đề nhân sự' 18 tháng 3 năm 2024 Việt Nam có phải là nền kinh tế thị trường? 12 tháng 3 năm 2024

Khả năng đòi được tiền là 'mong manh'

Nguồn hình ảnh, Maika Elan/Bloomberg/Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Vụ lừa đảo trái phiếu sẽ được xét xử trong giai đoạn 2 của vụ Vạn Thịnh Phát. Ảnh: Tòa án nhân dân TP HCM mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ Vạn Thịnh Phát vào ngày 5/3 (giai đoạn 1).

Từ tỉnh Bình Dương, luật sư Dương Vĩnh Tuyến cho BBC News Tiếng Việt biết, về nguyên tắc thì bị hại trong các vụ án lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm... sẽ được tòa tuyên buộc bị cáo phải hoàn trả. Còn bị cáo có khả năng trả (thi hành án phần dân sự) hay không thì còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó bao gồm số tài sản thực tế bị kê biên, quản thủ...

Luật sư Dương Vĩnh Tuyến giải thích về khoảng cách giữa tuyên án và thi hành án như sau:

"Các luật sư bào chữa trực tiếp cho các bị cáo, nắm được hồ sơ vụ án, sẽ cân nhắc giữa tài sản mà cơ quan tố tụng đã kê biên quản thụ được với thiệt hại mà bị cáo gây ra, và nếu tài sản kê biên lớn hơn thì luật sư bào chữa sẽ đưa ra tại tòa là 'bị cáo hiện nay đã thừa sức khắc phục hậu quả thì đề nghị giảm hình phạt'.

"Tòa thì vẫn tuyên trên bản án trả cho các nạn nhân, mà nạn nhân có nhận được tài sản hay không là một chuyện khác."

"Khả năng trái chủ nhận được tiền là mong manh, vì phụ thuộc vào việc kê biên, quản thủ tài sản được bao nhiêu. Giữa án tuyên và thi hành án là hai lĩnh vực cách nhau xa. Trong các vụ án lớn về tài chính thì có thể xảy ra chuyện người ta đã chuyển tài sản cho người khác trước rồi, hay rửa tiền... thì khả năng thu lại tiền lại cực kỳ khó. Tài sản kê biên trên giấy thì chưa chắc có trên thực tế."

"Một ví dụ đơn giản như một chiếc xe, do bạn đứng tên sở hữu nhưng thực tế chiếc xe đã chuyển nhượng cho người khác mà chưa sang tên. Khi điều tra không tận gốc thì chiếc xe này có thể bị kê biên, nhưng thực tế thì chiếc xe lại do người kia quản lý. Vì chưa sang tên nên chưa phát sinh quyền sở hữu, nhưng để thi án được thì cần một quá trình tố tụng khác nữa."

"Bị cáo tuyên bố khắc phục hậu quả còn xuất phát từ nhiều lý do, để giảm được hình phạt. Việc bị cáo nói 'tôi có khả năng khắc phục', nhưng việc khắc phục được hay không thì cơ quan tố tụng phải nắm được tài sản, không thể đưa ra bình luận nếu chỉ nghe lời bị cáo nói được, vì phụ thuộc vào kết quả điều tra kê biên, quản thủ."

Thấy gì từ tài liệu mật bị rò rỉ của Bộ Chính trị Việt Nam về ‘đảm bảo an ninh quốc gia’

<strong class="bbc-1l7spgt edwq9ck1">Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem</strong>Play video, "Vạn Thịnh Phát: Những bí bật hé lộ tại tòa", Thời lượng 5,0605:06

Chụp lại video, Vạn Thịnh Phát: Những bí bật hé lộ tại tòa

Trong một ý kiến khác, luật sư Ngô Anh Tuấn từ công ty luật Dentons LuatViet đánh giá với BBC News Tiếng Việt:

"Trong vụ của bà Trương Mỹ Lan, vấn đề về dòng tiền từ hàng chục nghìn trái chủ đã đi đâu về đâu thì cần phải được làm rõ, hay trái phiếu có tài sản đảm bảo như thế nào, để từ đó quy kết trách nhiệm cho những người hay tổ chức liên quan, rồi mới tính được vấn đề bồi thường cho trái chủ."

"Có tài sản chảy ra nước ngoài thì khả năng thu hồi sẽ rất khó khăn. Phải làm rõ được điều này thì khả năng thu hồi dòng tiền về để thi hành án, trả lại người dân thì mới cao được.

"Và phải tính được cụ thể việc thu hồi như thế nào, phong tỏa tài sản cá nhân hay bất động sản... Tuy nhiên, việc này không hề dễ dàng và thậm chí khả năng trái chủ lấy lại được tiền là xa vời."

"Thường các khoản vay có bảo hiểm, nếu có bảo hiểm lại có chuyện phát sinh quyền lợi với bên thứ ba, những công ty bảo hiểm có một phần trách nhiệm chi trả," luật sư Ngô Anh Tuấn cho biết thêm.

Một tài khoản trên mạng xã hội, người hoạt động tích cực trong các nhóm trái chủ SCB, đã viết trên Facebook vào ngày 20/2.

"Nạn dân trái phiếu Việt Nam qua vụ SCB này đợi đến ngày mở phiên xét xử là sự chịu đựng kiên nhẫn đến bậc cuối cùng. Niềm tin rằng Đảng và Nhà nước có thể xử công minh bảo vệ đủ quyền lợi công dân hay không thì qua thực tiễn gần hai năm qua hoàn toàn chưa có. Mọi người đã cận kề cái chết, sự cùng quẫn mà vẫn cố chờ đợi và nuôi dưỡng tia hy vọng vô cùng mong manh."

Dường như đây là tâm tư của rất nhiều trái chủ hiện nay.

Chia sẻ Facebook