Tàn dư phe Giang, ông Tăng Khánh Hồng liệu có an toàn?
Có thông tin "chủ tịch tập đoàn Fantasia mất liên lạc, bị mời đi uống trà" trong khi người sáng lập Fantasia là cháu gái ông Tăng Khánh Hồng.
Gần đây có thông tin “chủ tịch tập đoàn Fantasia Phan Quân (Pan Jun) mất liên lạc, bị mời đi uống trà” . Người sáng lập Fantasia là bà Tăng Bảo Bảo (Zeng Baobao), có chỗ dựa là người chú Tăng Khánh Hồng, nhân vật số 2 của phe Giang Trạch Dân.
“Liệu Fantasia có rời bỏ vòng tròn bất động sản không?”.
“Fantasia ở thời kỳ đỉnh cao, có thể nói là cần người có người, cần dự án có dự án. Rất nở mày nở mặt. Sau cơn giông bão, Fantasia trước đây đã thay đổi… Tin thú vị hơn là Phan Quân, chủ tịch tập đoàn Fantasia, nghe nói đã mất liên lạc, bị mời đi uống trà.”
Fantasia bất ngờ vỡ nợ
Trong năm qua, Fantasia Group đã trở thành tâm điểm của dư luận bởi những sự cố như vỡ nợ và các chủ nợ xin phát mại.
Vào ngày 4/10/2021, Fantasia thông báo rằng “ngân phiếu trị giá 205,656 triệu USD đến hạn thanh toán vào ngày 4/10 đã không được hoàn trả đúng hạn.” Trong khi đó, cơ quan xếp hạng Fitch đã hạ xếp hạng của Fantasia xuống 4 bậc, từ “B xuống CCC-” , đồng thời cảnh báo về sự không chắc chắn về tình hình tài chính của công ty. Fitch ước tính rằng từ đó đến cuối năm 2022, Fantasia sẽ phải hoàn trả gần 2 tỷ USD trái phiếu quốc tế và gần 1 tỷ USD trái phiếu thị trường địa phương.
Sau cơn giông bão, Fantasia bắt đầu thu hẹp chiến lược trên toàn quốc, sa thải nhân viên và cắt giảm lương.
Theo bài viết, ngoài việc đóng cửa khu vực Hoa Bắc, Fantasia cũng đã lần lượt đóng cửa khu vực Hoa Đông, Hoa Trung. Hiện tại, chỉ có một số dự án ở khu vực phía tây nam và khu vực Vùng Vịnh Lớn. Ngoại trừ một số rất ít quản lý cao cấp được săn về, ngoài những giám đốc cực kỳ cá biệt, về cơ bản họ đã rời đi vào nửa cuối năm ngoái và năm nay.
Bài viết nói rằng trong nhiều cuộc khủng hoảng khác nhau, Fantasia đã bán tất cả các dự án và tài sản nên bán. Cả nước chỉ có Thành Đô + Vùng vịnh lớn, hơn nữa chỉ còn một số ít dự án. Trong tương lai, ngành bất động sản liệu có còn Fantasia hay không, vẫn là điều chưa biết.
Ngoài ra, bài viết còn đưa tin ông Hứa Quốc Đông (Xu Guodong), chủ tịch công ty điều hành và phát triển đô thị của tập đoàn, đã từ chức. Hiện tại, tin tức trên không thể được xác nhận.
Ngoài ra, phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc Đại Lục là tờ Nhật báo Chứng khoán đã đưa tin vào ngày 21/5 rằng “Fantasia đã bán tài sản trị giá hơn 4,56 tỷ nhân dân tệ và con đường tự giải cứu vẫn còn nhiều khó khăn.” Chưa đầy 13 năm kể từ khi Fantasia niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009 và hiện đang “đầy nợ nần”, từ “vô cùng rạng rỡ” năm xưa đến “thời khắc vô cùng đen tối” hiện nay.
Vào tháng 12/2021, ông Hoắc Dũng (Huo Yong), chủ tịch khu vực Hoa Bắc của Fantasia, đã từ chức. Bức thư chia tay “Không có bữa tiệc nào là không bao giờ kết thúc” của ông được lan truyền trên Internet.
Chỗ dựa vững chắc của Fantasia là Tăng Khánh Hồng
Fantasia được thành lập vào năm 1996 bởi bà Tăng Bảo Bảo, cháu gái của cựu phó chủ tịch ĐCSTQ và cũng là cựu ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng. Công ty chủ yếu phát triển các dự án bất động sản ở những nơi như Thâm Quyến, Thành Đô, được đăng ký tại Quần đảo Cayman và có trụ sở chính ở Thâm Quyến. Fantasia được niêm yết tại Hồng Kông vào năm 2009, bà Tăng Bảo Bảo là giám đốc điều hành và cổ đông lớn.
Ông Tăng Khánh Hồng là nhân vật số hai trong phe Giang Trạch Dân. Cha của bà Tăng Bảo Bảo, ông Tăng Khánh Hoài (Zeng Qinghuai), dựa vào quyền lực của anh trai mình, từ giữa những năm 1990 trú tại Hồng Kông với tư cách là thanh tra đặc biệt của Bộ Văn hóa Trung Quốc, trở đại diện của ông Tăng Khánh Hồng tại Hồng Kông. Thế lực gia đình của Tăng Khánh Hồng đã ăn sâu vào toàn Trung Quốc, lan rộng khắp quan trường của ĐCSTQ và giới kinh doanh.
Đọ sức kịch liệt giữa Tập và Tăng xung quanh cái chết của Giang Trạch Dân
Vào ngày 30/11, ĐCSTQ chính thức công bố tin ông Giang Trạch Dân qua đời, đồng thời đề cập trong thông báo rằng sẽ không tổ chức lễ tiễn biệt di thể. Tuy nhiên, vào sáng ngày 5/11, chính quyền Tập Cận Bình lại “đổi ý” và tổ chức lễ tiễn biệt di thể ông Giang, sau đó thi thể Giang được hỏa táng, tro cốt rải xuống biển ở cửa sông Dương Tử.
Ông Tập mượn điếu văn Giang Trạch Dân yêu cầu quan chức trung thành với mình
Trước và sau sự đổi ý này đã xảy ra biến cố gì? Liệu có một cuộc đấu đá nào giữa phe Giang và chính quyền Tập ẩn đằng sau hay không? Điều này làm dấy lên đồn đoán từ ngoại giới.
Theo giáo sư Viên Hồng Băng, một nhà luật học nổi tiếng sống ở Úc, gần đây đã nói với tờ Vision Times rằng nguyên nhân khiến ông Tập Cận Bình tổ chức tang lễ cấp nhà nước cho ông Giang Trạch Dân với nghi thức cao nhất là do ông Tăng Khánh Hồng và gia đình Giang ép buộc. Do bùng nổ phong trào biểu tình giấy trắng , ông Tập Cận Bình đã buộc phải thực hiện một kế sách tạm thời.
Ông Viên Hồng Băng nói rằng sau khi ông Giang Trạch Dân qua đời, ông Tăng Khánh Hồng đã tổ chức nhân sự viết điếu văn, lấy danh nghĩa Vương Dã Bình và Giang Miên Hằng để giao điếu văn này cho chính quyền Tập Cận Bình. Trong bài điếu văn của mình, ông Tăng Khánh Hồng đã đề cao ông Giang, đánh giá ông ta cực kỳ cao, tung hô ông ta ngang với ông Đặng Tiểu Bình. Gia đình ông Giang cũng tuyên bố rằng nếu ông Tập không chiểu theo nội dung của điếu văn để “đậy nắp quan tài rồi mới định luận” (muốn đánh giá tốt xấu, công tội thế nào, phải chờ xong xuôi tang lễ), thì gia đình Giang sẽ tự bố trí tang lễ và lễ truy điệu.
Tang lễ ông Giang, ông Tập đọc điếu văn nhắc lại Sự kiện Lục Tứ
Ông Viên Hồng Băng nói rằng giới quan chức chính quyền ĐCSTQ thường dự đoán, sau khủng hoảng của Phong trào Giấy trắng, ông Tập Cận Bình nhất định sẽ lại sử dụng danh nghĩa chống tham nhũng để tiến hành thanh lọc quyền lực và tịch thu kinh tế đối với gia đình ông Giang Trạch Dân và tàn dư của thế lực Giang, bao gồm cả ông Tăng Khánh Hồng.
Còn ông Phan Quân, với tư cách là chủ tịch Fantasia, tin tức bị “mời uống trà” vào thời điểm này, liệu có liên quan đến chuyện này hay không, thì vẫn phải chờ xem.
Đổng Lâm San, Vision Times
Năm 2002, Giang Trạch Dân bất ngờ nhận “trát đòi hầu tòa” ở Chicago
Nhà độc tài Giang Trạch Dân ra quốc tế, nhưng không ngờ đồng bào Hoa Kiều ở hải ngoại chào đón ông bằng một đơn kiện vì đàn áp Pháp Luân Công.