Tầm quan trọng của đuôi đối với loài chó dưới cái nhìn của khoa học

Chia sẻ Facebook
13/04/2022 15:57:05

Bất cứ ai đã từng ở gần những con chó đều biết rằng việc chúng vẫy đuôi là một dấu hiệu tốt. Nhưng đó có phải là lý do chó có đuôi, cái đuôi của chúng được sinh ra để nói cho cả thế giới biết khi nào chúng hạnh phúc?

Theo American Kennel Club, chiếc đuôi của loài chó có rất nhiều công dụng. Đuôi giúp chó di chuyển, giữ thăng bằng và giao tiếp theo nhiều cách. Một số cách sử dụng đuôi thay đổi tùy theo giống và vị trí. Ví dụ, các giống chó phương bắc như Siberian husky sử dụng đuôi lông tơ của chúng để che mũi và mặt khi nghỉ ngơi ngoài trời lạnh.

Theo bác sĩ thú y Matthew McCarthy trong một cuộc phỏng vấn với Reader's Digest, đuôi của chó là phần mở rộng của xương sống: các đốt sống đan vào nhau được bao bọc trong cơ và chứa đầy các mạch máu và dây thần kinh. Đuôi linh hoạt và mạnh mẽ, có thể di chuyển theo mọi hướng. Điều này là cần thiết đối với nhiều cách chó sử dụng đuôi mỗi ngày.

Chuyển động và cân bằng

Đuôi giúp chó di chuyển, điều hướng và giữ thăng bằng, theo Psychology Today. Khi chó thay đổi hướng khi chạy, đuôi sẽ hướng theo hướng rẽ để tạo đối trọng, cho phép chó có thể duy trì được tốc độ khi đổi hướng mà không ngã. Những con chó chạy nhanh như chó săn mồi có đuôi giống như roi nhằm mục đích chính xác là như vậy, American Kennel Club chỉ ra.

Tương tự, khi đi trên bề mặt hẹp, chó có thể dùng đuôi để giữ thăng bằng. Một lần nữa, đuôi trở thành đối trọng, hướng về một hướng khi con chó nghiêng về hướng khác, "giống như cách một người đi bộ trong rạp xiếc sử dụng thanh cân bằng", tiến sĩ McCarthy giải thích trên Reader's Digest. Nhưng đuôi không chỉ hữu ích trên cạn, chúng còn giúp chó di chuyển và lái dưới nước. Những con chó bơi nhiều, chẳng hạn như chó tha mồi, thường có đuôi dày để hoạt động như bánh lái, theo American Kennel Club.

Giao tiếp bằng mũi

Tiến sĩ Sarah Wooten, một bác sĩ thú y được MSN phỏng vấn, giải thích tầm quan trọng của đuôi đối với cách giao tiếp của chó. Tiến sĩ Wooten nói: "Bỏ qua tiếng sủa thì loài chó chủ yếu là loài động vật giao tiếp phi ngôn ngữ, có nghĩa là chúng sử dụng cơ thể, bao gồm cả đuôi, để giao tiếp một điều gì đó". Phần lớn giao tiếp của chó liên quan đến khứu giác nhạy bén của chúng.

Theo Psychology Today, chó có tuyến mùi hương nằm dưới đuôi tiết ra pheromone hay còn gọi là mùi hương dùng để giao tiếp. Mùi của mỗi con chó phát ra từ các tuyến của chúng là duy nhất và do đó có thể nhận dạng được, giống như cách mỗi người có dấu vân tay duy nhất.

Đuôi vẫy hoạt động như một cái quạt để lan tỏa mùi hương đặc trưng của mỗi con chó ra xung quanh để thông báo sự hiện diện của nó cho những con chó khác và vị trí của đuôi rất quan trọng. Những con chó đầu đàn thường để đuôi cao, tiết ra nhiều mùi hương hơn những con chó phục tùng hoặc sợ hãi, những con chó giữ đuôi thấp để che khuất mùi hương của chúng.

Truyền đạt cảm xúc, nhu cầu và ý định

Giao tiếp bằng đuôi liên quan nhiều hơn đến việc phát tán và che đậy mùi hương. Chó sử dụng đuôi của chúng để truyền đạt cảm xúc, nhu cầu và ý định của chúng theo cách mà những con chó khác và thậm chí cả những loài không phải là chó (chẳng hạn như con người) hiểu được. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với việc vẫy đuôi điên cuồng trong tư thể vểnh cao (hành động có nghĩa là một con chó đang hạnh phúc). Nhưng theo Tiến sĩ Sarah Wooten cho biết, đuôi của một con chó có thể truyền đạt rất nhiều loại cảm xúc. Những con chó sợ hãi sẽ ngoáy đuôi. Những chú chó tò mò sẽ giơ thẳng đuôi ra ngoài, song song với mặt đất...

Khi ở trong tâm trạng muốn chiến đấu, chó giơ cao đuôi, đôi khi cong qua lưng. Tiến sĩ Wooten giải thích: "Đuôi càng cao, chó càng hung dữ". Một dấu hiệu quan trọng khác mà con người cần lưu ý: Khi một con chó vui vẻ vẫy đuôi nhưng sau đó đột ngột dừng lại, tiến sĩ Wooten nói, đó "thường là một cách giao tiếp mà con chó không thực sự muốn được chạm vào và muốn được ở một mình".

Tiến sĩ Sarah Wooten lập luận rằng ngôn ngữ đuôi của loài cho không phải là bản năng, thay vào đó là sự học hỏi. Cô nói: "Chó con học cách vẫy đuôi khi được 1 tháng tuổi". Chúng học hỏi từ mẹ của mình, và sử dụng nó để giao tiếp với chó mẹ cũng như những con chó xung quanh. Mặt khác, tiến sĩ Jamie Freyer nói trong một cuộc phỏng vấn với Reader's Digest rằng vẫy đuôi là bản năng.

Tiến sĩ Stanley Coren, viết cho Psychology Today, chỉ ra rằng ban đầu những chú chó con mới sinh không vẫy đuôi, mặc dù về mặt thể chất, chúng có thể làm như vậy. Ba tuần đầu tiên của cuộc đời chó con dành cho việc ngủ và ăn, vì vậy việc giao tiếp là không cần thiết. Khi chó con di chuyển xung quanh và bắt đầu tương tác với nhau, đó là khi chúng bắt đầu sử dụng đuôi của mình để giao tiếp với mẹ và anh chị em của chúng. Tiến sĩ Coren chỉ ra rằng hệ thống giao tiếp xã hội ở chó con chưa được hiểu đầy đủ, nhưng giao tiếp bằng đuôi có vẻ rõ ràng là "cần phải học để sử dụng và giải thích những tín hiệu muốn truyền đạt".

Vậy đối với những giống chó không có đuôi thì sao?

Mặc dù đuôi rất quan trọng đối với chuyển động, thăng bằng và giao tiếp, nhưng không phải giống chó nào cũng có đuôi. Một số giống chó có đuôi cộc tự nhiên hoặc cực ngắn, như Pembroke Welsh Corgi (trong ảnh). Hay một số con chó bị đột biến gen khiến chúng có đuôi thì có thể sẽ gặp bất lợi trong giao tiếp với những con chó khác. Tuy nhiên, chó cụt đuôi vẫn có thể giao tiếp. Ngoài đuôi thì chó còn có thể hiểu được ý của nhau thông qua cách biểu hiện trên khuôn mặt và vẫy các bộ phận khác trên cơ thể.

Chia sẻ Facebook