Tâm đắc dưỡng sinh của “y thánh” Trương Trọng Cảnh

Chia sẻ Facebook
24/11/2022 08:05:31

bí ẩn của vũ trụ và sinh mệnh theo một con đường đặc biệt. Đọc “Thương hàn tạp bệnh luận” của danh y Trương Trọng Cảnh, người ta có thể thấy được trí tuệ nhân sinh và tâm đắc dưỡng sinh sâu sắc.

Chia sẻ FB Chia sẻ Twitter Bình luận


Văn minh cổ đại là một nền văn minh hoàn toàn khác với nền văn minh hiện đại ngày nay. Hệ thống các giá trị phổ quát được đề cập đến trong các sách cổ về đạo trị quốc, lễ nhạc, văn học, hội họa, y dược, thiên văn địa lý… đều tiếp cận tới những bí ẩn của vũ trụ và sinh mệnh theo một con đường đặc biệt. Đọc “Thương hàn tạp bệnh luận” của danh y Trương Trọng Cảnh, người ta có thể thấy được trí tuệ nhân sinh và tâm đắc dưỡng sinh sâu sắc.

(Tranh minh họa: Võng xuyên thập cảnh đồ, Họa sĩ Cừu Anh, Public Domain)

Trương Trọng Cảnh tên thật là Trương Cơ, là danh y những năm cuối đời Đông Hán. Thời niên thiếu, Trương Trọng Cảnh hâm mộ y thuật của Thần y Biển Thước, do đó ông đã hạ quyết tâm tìm hiểu y học từ sớm. Năm lên 10 tuổi, ông bái thầy thuốc cùng quận là Trương Bá Tổ làm thầy. Ông khắc khổ học tập, không sợ gian nan. Trương Trọng Cảnh chuyên cần tìm lời dạy của cổ nhân, nghiên cứu tỉ mỉ các sách y học cổ đại. Ông còn sưu tầm các phương thuốc cổ kim, nghiên cứu các phương pháp trị liệu trong dân gian và tích lũy được một lượng lớn tài liệu.

“Châm cứu giáp ất kinh”

Ông bị bệnh rồi, đến 40 tuổi thì lông mày sẽ rụng ra, qua nửa năm sau thì sẽ chết. Bây giờ uống năm thang thạch thuốc thì có thể tránh được nạn này


Ba ngày sau, Trương Trọng Cảnh gặp lại Vương Xán bèn hỏi đã uống thuốc chưa. Vương Xán nói rằng đã uống thuốc rồi. Trương Trọng Cảnh nhìn ra Vương Xán chưa uống thuốc bèn nói: “ Tại sao ông lại coi thường tính mạng của bản thân mình? “. Vương Xán không nói năng gì. Đúng 20 năm sau, lông mày của Vương Xán quả nhiên dần dần rụng hết và 180 ngày sau thì qua đời.

Trương Trọng Cảnh có thể đoán được chi tiết bệnh sẽ phát tác vào 20 năm sau, ngay cả thời gian cũng tinh chuẩn không sai chút nào. Không chỉ vậy, ông còn có thể cung cấp phương pháp kỳ diệu có thể tiêu trừ được bệnh. Chỉ tiếc rằng người bệnh không tin lời ông nói, cuối cùng kết quả ứng nghiệm. Điều này thực sự khiến hậu nhân thán phục, không chỉ là thán phục tài năng của Trương Trọng Cảnh, mà còn thán phục nền y học tuyệt diệu phi phàm, ẩn chứa rất nhiều huyền cơ về thiên nhân hợp nhất, âm dương ngũ hành…


Trương Trọng Cảnh lưu lại cho người đời không chỉ là nguyên lý chẩn đoán bệnh và đơn thuốc mà còn có triết lý nhân sinh trọng yếu, thể hiện qua trước tác “Thương hàn tạp bệnh luận”.


Vào khoảng năm 210 CN, những năm cuối thời Đông Hán, Trương Trọng Cảnh đã soạn bộ sách Thương hàn tạp bệnh luận” gồm 16 quyển. Đây là tác phẩm kinh điển đầu tiên trong lịch sử y học Trung Hoa có đầy đủ các nội dung về lý, pháp, phương, dược. Nó cũng xác lập nguyên tắc điều trị thông qua biện chứng lục kinh được giới y học sau này tôn sùng, được gọi là “Chúng phương chi tông, quần phương chi tổ” (ông tổ của các bài thuốc).

Trong bài tựa với hơn 600 chữ, Trương Trọng Cảnh không chỉ giải thích về y đạo mà còn bàn về đạo dưỡng sinh và Thiên đạo. Lời nói đầu viết rằng:

Ta mỗi lần đọc đến Tần Việt Nhân [Biển Thước] ở nước Quắc chữa bệnh cho Thái tử, ở nước Tề nhìn thấy sắc mặt của Tề Hầu liền biết bệnh thì không lần nào là không bị kích động mà tán thán trước tài nghệ xuất chúng của ông ấy. Ta cảm thấy kỳ quái đối với hiện tượng: Trong xã hội ngày nay, người đọc sách lại không chú trọng đến y dược, không chuyên tâm nghiên cứu phương y thuật. Những thuật này trên thì có thể chữa bệnh cho hoàng thân quốc thích, dưới thì có thể cứu chữa cho người dân nghèo, hơn nữa còn có thể khiến cho chính bản thân mình được khỏe mạnh trường cửu, giúp dưỡng sinh sinh mệnh. Trái lại, họ theo đuổi vinh hoa quyền thế, ngưỡng mộ quyền quý hào môn, chỉ chạy theo danh lợi, tôn sùng những thứ không quan trọng đối với bản thân nhất, khước lờ đi, ném bỏ đi cái gốc khiến cho bản thân bên ngoài tuy hào hoa phú quý mà bên trong lại tiều tụy héo tàn. Da đã không còn thì lông bám vào đâu được?


Trương Trọng Cảnh phê phán hành vi truy danh trục lợi, ngưỡng mộ quyền thế. Những điều này tưởng chừng như không liên quan gì đến bệnh tật, nhưng theo ông thì đó lại là mấu chốt của dưỡng sinh bảo vệ sức khỏe. Việc theo đuổi vinh hoa danh vọng sẽ làm hao phí tinh lực, làm suy đồi tu dưỡng cá nhân, thậm chí là hủy hoại thân thể. Quan điểm gắn sức khỏe với đạo đức này của ông đã làm rõ tính thống nhất giữa vật chất (cơ thể) và tinh thần (phẩm cách).


Trương Trọng Cảnh viết: “ Da đã không còn thì lông bám vào đâu được?” Câu hỏi này thật ứng hợp với xã hội ngày nay, khi mà con người theo đuổi thuyết vô Thần, vứt bỏ đạo đức truyền thống và những bài học giáo huấn của tiền nhân. Một khi người ta vứt bỏ đi những điều thuộc về truyền thống ấy, vứt bỏ đi những mỹ đức truyền thống ấy thì chính là đang trên con đường đầy nguy hiểm, chính là “bỏ gốc lấy ngọn” .


Trong bài tựa, Trương Trọng Cảnh còn trình bày về sự tương thông của thân thể người và Thiên đạo. Ông cho rằng Trời đất phân bố khí của ngũ hành, lấy cách vận chuyển này mà hóa sinh vạn vật. Cơ thể con người tương thông với Thiên đạo nên có chức năng sinh lý của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận). Kinh lạc phủ tạng, âm dương giao tụ và quán thông, huyền diệu, thâm sâu, biến hóa vô cùng vô tận. Nếu không phải là người có tài học cao siêu, kiến thức tinh sâu huyền diệu thì không thể tìm tòi được đạo lý và ý nghĩa trong đó. Điều này đã thể hiện sâu sắc cách nhìn bác đại tinh thâm của văn minh cổ đại về sinh mệnh.


Ngày nay, có nhiều điểm tinh túy của y học truyền thống đã bị thất truyền. Không ít người cho rằng những thứ mà cổ nhân giảng như kỳ kinh bát mạch, ngũ hành ngũ đức đều là lạc hậu. Thậm chí không ít người hành dược lại vứt bỏ những nguyên tắc cơ bản khi chế biến thuốc, các tập đoàn dược phẩm cũng vì lợi nhuận mà làm nhiều việc trái lương tâm. Người nếu vô đức thì “lương thuốc” cũng khó tìm, nói gì đến “lương y” ?


Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Mời xem video “Đạo đức nghề nghiệp đưa con người đạt đến sự tôn nghiêm”

Chia sẻ Facebook