Tâm cảnh trong thơ của các thi nhân kiệt xuất thời cổ

Chia sẻ Facebook
11/12/2022 13:28:16

khiến người đọc rung động bằng những ngôn từ đẹp đẽ và súc tích, đồng thời gửi gắm tâm cảnh của mình vào thơ để dẫn dắt người ta theo đuổi chân lý, thăng hoa đạo đức, trở về với bản tính và lương tri vốn có của mình. 


Nổi bật trong các thi nhân xưa phải kể đến Vương Duy thời nhà Đường. Những bài thơ về núi non sông nước ruộng đồng của ông đã lột tả thế giới tâm linh tĩnh lặng sâu xa. Thơ Vương Duy mang màu sắc của sự “thanh đạm”“thoát tục” . Trong “Sơn cư thu minh” , ông viết:


Không sơn tân vũ hậu,
Thiên khí vãn lai thu.
Minh nguyệt tùng gian chiếu,
Thanh tuyền thạch thượng lưu.

Dịch nghĩa:


Không không toà núi sau trận mưa
Thời tiết ban đêm đến đã là thu rồi
Trăng sáng chiếu qua đám cây tùng
Suối nước xanh chảy trên tảng đá

Dịch thơ:


Núi cao vừa tạnh cơn mưa
Hương trời bảng lảng giao mùa thu qua
Đồi thông vằng vặc trăng ngà
Đá cao suối chảy nguồn xa xăm về

(Bản dịch của Hải Đà, Thi Viện)

Những câu thơ này miêu tả cảnh núi non hiện rõ ra sau khi được một cơn mưa gột rửa. Nó cũng giống như con người khi vứt bỏ đi những rối loạn của ham muốn hưởng thụ vật chất, tẩy tịnh đi tâm cảnh của mình thì sự đời sẽ hiển lộ ra một cách rõ ràng và khoáng đạt hơn.

Một họa phẩm sông núi của Vương Duy.

Trích đoạn một họa phẩm sông núi của Vương Duy.


“Vạn hác thụ tham thiên, thiên sơn hưởng đỗ quyên” (Bên cạnh muôn vàn khen suối, cây cao mọc đến tận trời, tiếng đỗ quyên vang trong ngàn núi) , “Hành đáo thủy cùng xử, tọa khán vân khởi thì” (Đi đến tận cùng dòng nước, ngồi nhìn mây hiện ra), những câu thơ này thể hiện rằng Vương Duy dùng tâm thanh tĩnh để quan sát tự nhiên, vô luận là một ngọn núi hay một tảng đá, một đóa hoa hay một cái cây, một con sâu hay một con chim đều sẽ ăn khớp với tâm cảnh của ông.

Vương Duy bản tính là người hiếu thảo. Câu chuyện ông chăm sóc phụng dưỡng mẹ nổi tiếng thời bấy giờ. Mẹ ông là người hết lòng kính ngưỡng và tin theo Phật Pháp. Vương Duy chịu ảnh hưởng của mẹ, cũng trở thành người kính tín Thần Phật. Ông mỗi ngày sau khi bãi triều về phủ đều dâng hương rồi một mình ngồi thiền, gạt bỏ những suy nghĩ không tốt, sau đó đọc kinh Phật. Thiện niệm dần dần khiến ông bước vào con đường tu Phật. Nhờ tu Phật, Vương Duy hiểu được đạo lý thiện ác hữu báo và hết thảy mọi điều trong cuộc sống đều có quan hệ nhân duyên. Ông cổ vũ khuyên nhủ người thân bạn bè tín phụng Phật Pháp, tu dưỡng tâm tính, không nên cố chấp vào danh lợi.


Vương Duy cả đời theo học Đạo, lấy tu tâm hướng thiện, tâm cảnh siêu nhiên không màng danh lợi mà cảm nhận được chân lý của sinh mệnh và sự thần diệu của thế giới, nghe được âm thanh của tự nhiên. Đọc thơ của Vương Duy khiến người ta cảm thụ được vẻ đẹp yên tĩnh và vô hạn sinh cơ ẩn chứa của thiên nhiên vĩnh hằng. “Tĩnh tắc sinh tuệ” , trong một xã hội vật chất hay trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng cần giữ được sự thuần tịnh của tâm linh.


Một thi nhân kiệt xuất khác của lịch sử là Lục Du triều đại Nam Tống. Lục Du được mệnh danh là thi nhân có nhiều thơ nhất trong lịch sử Trung Hoa với khoảng hơn 9.000 bài. Từ khi còn rất nhỏ, Lục Du đã chịu sự hun đúc của tư tưởng Nho gia, có chí cứu tế thế nhân, chủ trương kháng quân Kim và giành lại những phần đất của dân bị mất. Năm 29 tuổi, Lục Du thi tiến sĩ và đứng đầu. Về sau vì muốn kháng quân xâm lược mà bị Tần Cối phế truất. Sau này ông lại đảm nhận qua các chức vụ Triêu nghị đại phu, Lễ bộ lang trung và mấy chức quan địa phương. Lục Du nhiều lần bị cách chức bởi vì nhiều lần bênh vực dân chúng và xúc phạm kẻ có quyền lực.

Lục Du cả đời sùng Phật kính Thần, tin tưởng vào luật nhân quả, từng nhiều lần đến các danh sơn hành hương. Cho dù đến đâu làm việc, Lục Du cũng tìm chùa chiền gần đó để lễ Phật. Đồng thời, ông còn luôn khuyên nhủ những người xung quanh mình làm việc thiện, kính tín Phật.


Thơ của Lục Du không chỉ ẩn chứa tư tưởng lo nghĩ về đất nước lo nghĩ về nhân dân mà còn là khát vọng cứu dân, khôi phục đất nước. Cho dù thân ở vào nghịch cảnh, Lục Du cũng không từ bỏ khát vọng này. Ông tán thưởng, ca ngợi hoa mai báo mùa xuân: “Tuyết ngược phong thao dũ lẫm nhiên, hoa trung khí tiết tối cao kiên” , mặc cho gió tuyết khắc nghiệt, hoa mai vẫn nở, thể hiện là loài hoa kiên trì nhất. Qua đó, Lục Du cũng dùng hoa mai để khích lệ, cổ vũ mình.


Câu danh ngôn “Sơn trùng thủy phục nghi vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn” (Sông núi trùng trùng cứ tưởng rằng đã hết lối đi, không ngờ đi qua rặng liễu tối, đến khóm hoa tươi lại thấy một thôn làng) vẫn luôn được người đời truyền tụng. Câu thơ có nội hàm giàu triết lý này khiến người đọc lĩnh ngộ được sự thông suốt sáng tỏ sau khi cảnh giới tư tưởng thăng hoa. Những gì ở phía trước là một thế giới mới cao hơn và rộng lớn hơn.

Gửi gắm tâm cảnh của mình vào thi ca còn có thi nhân Đào Uyên Minh thời Đông Tấn. Đào Uyên Minh từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo nên ông có chí mạnh mẽ muốn vươn rộng ra khắp bốn biển, cất cánh muốn bay xa. Ông từng có một vài lần ra làm quan, làm các chức như Tế tửu ở Giang Châu, Trấn quân tòng quân, Kiến uy tham quân, Huyện lệnh huyện Bành Trạch… Ông làm quan thanh liêm chính trực nhưng mỗi lần ra làm quan đều không lâu dài. Cuối cùng bởi vì nhìn không thuận mắt những cảnh tượng xấu xa nơi quan trường, ông đã quyết tâm từ quan về ở ẩn.


Khi làm Huyện lệnh huyện Bành Trạch hơn 80 ngày, ông không muốn vì năm đấu gạo mà khom lưng trước quyền quý thế tục, hướng đến kẻ tiểu nhân mà xum xoe bợ đỡ nên ông đã dứt quan mà đi. Ông lựa chọn cuộc sống điền viên tuy gian khổ nhưng yên tĩnh tự do. Ông viết trong “Quy viên điền cư” : “Thiểu vô thích tục vận, tính bổn ái khâu sơn” , ý nói bỏ đi những điều thế tục không phù hợp, tính vốn yêu núi đồi. Qua đó ông biểu đạt tâm chí cao thượng quyết không thông đồng làm những điều xằng bậy, trái đạo lý.


Đào Uyên Minh thủ vững nhân cách và khí tiết, không vì phù hoa danh lợi trên đời mà thay đổi. Tron g “Đào hoa nguyên ký”“Ngũ liễu tiên sinh truyện” , những câu từ của ông đều tràn ngập khát vọng và sự theo đuổi chân lý nhân sinh, hướng đến một tương lai tốt đẹp tươi sáng. Đọc thơ Đào Uyên Minh, người ta ngộ được rằng làm người trước sau đều phải bảo trì bản tính chất phác, tâm cảnh không màng danh lợi, giữ bản tính thiện lương hồn hậu. Giống như ông đã bộc bạch trong bài “Quy khứ lai từ tự” : “Chất tính tự nhiên, phi kiểu lệ sở đắc” , vì bản tính ta vốn tự nhiên chất phác, cái việc làm quan này chẳng phải là việc miễn cưỡng mà làm được.

Tranh vẽ Đào Uyên Minh. (Tranh: Họa sĩ Thạch Đào, thời Minh – Thanh, Wikipedia, Public Domain)


Những kiệt tác thiên cổ của các thi nhân sở dĩ có thể thể hiện ra sự thống nhất giữa thiên nhiên và con người, cảnh giới bao la hùng vĩ, l à bởi vì ​​họ có chí hướng giúp đời giúp người và có tấm lòng nhân ái rộng lớn. Đó còn là bởi vì họ tôn sùng đạo đức và chính tín. Thi cảnh đều là biểu lộ tự nhiên của tâm cảnh thi nhân. Kỳ thực không chỉ thi ca, hết thảy hàm ý của văn hóa truyền thống chân chính đều là để khiến con người kiên định theo đuổi chân lý, kiên định với ý chí hành thiện, kiên định với lý niệm tôn đạo quý đức, kính tín Thần Phật.


Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên dịch

Thi sĩ Đào Uyên Minh: Người không tu Đạo mà đã ở trong Đạo


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook