Tại sao một số cầu thủ bóng đá chi tiêu nhiều hơn mức cần thiết?

Chia sẻ Facebook
26/11/2022 07:50:43

Những quan điểm sai lầm trong chi tiêu có thể khiến họ gặp khó khăn tài chính khi giải nghệ.

Các cầu thủ bóng đá hàng đầu thường được gắn liền với lối sống xa hoa. Một phần là bởi vì mức thu nhập trong sân cỏ hay từ những hợp đồng quảng cáo thường rất cao. Số tiền họ kiếm được mỗi tháng có thể bằng 10 năm nỗ lực của một người bình thường.

Do vậy, việc chi tiêu nhiều hơn trở thành điều hiển nhiên. Song đây là một quan điểm có thể sẽ phá vỡ nền tảng tài chính của các cầu thủ. Sau đây là 3 lý do các cầu thủ bóng đá thường chi tiêu nhiều hơn cần thiết.

Ảnh: Jose A. Bernat Bacete/Gqindia.com


1. Cảm giác sai lầm về tiết kiệm

Các cầu thủ bóng đá hiện nay có mức lương thưởng rất cao. Trên thực tế, với những ngôi sao hàng đầu, ngay cả khi chi rất nhiều tiền để mua quần áo xa xỉ, ô tô sang, tặng quà cho gia đình, nhìn chung họ vẫn có thể tiết kiệm rất nhiều tiền.

Chi tiêu quá nhiều hàng tháng mà vẫn có thể tiết kiệm tạo ra cảm giác an toàn sai lầm. Nếu 1 người có thể tiết kiệm hàng trăm triệu thậm chí hàng tỷ đồng mỗi tháng, gần như họ chẳng có lo lắng gì về mặt tài chính kể cả chi tiêu lãng phí.

Tại sao điều này tạo ra cảm giác an toàn không thực tế? Một số cầu thủ bóng đá không nhận ra rằng khoảng 35 tuổi - độ tuổi giải nghệ phổ biến, họ sẽ không còn thu nhập như trước. Họ cần một khoản tiết kiệm rất lớn để duy trì lối sống của mình trong suốt quãng đời còn lại.

Nói cách khác, các cầu thủ bóng đá đánh giá thấp số vốn tích lũy cần thiết để duy trì mức sống sau tuổi 35. Phần lớn các cầu thủ bóng đá nghĩ rằng số tiền 1 triệu euro (khoảng 25,8 tỷ đồng) là quá đủ để chi tiêu 10.000 euro (khoảng 258 triệu) mỗi tháng cho đến hết đời. Đây là một quan niệm sai lầm lớn. Một cầu thủ bóng đá bước sang tuổi 35 và muốn chi tiêu 10.000 euro mỗi tháng cho đến khi 85 tuổi cần khoảng 6 triệu euro (gần 155 tỷ) trong tài khoản của mình, giả sử số tiền đó không được đầu tư và không có lạm phát.

Ngôi biệt thự dành để nghỉ ngơi của Eden Hazard - Ảnh: @Football__Tweet/Twitter


2. Áp lực xã hội

Rất khó để một cầu thủ bóng đá kiểm soát chi tiêu của mình. Phần lớn đồng nghiệp của họ không chuẩn bị tài chính cho tương lai và thích tiêu xài hoang phí. Những chiếc xe mới nhất trên bãi đậu xe của câu lạc bộ, tiện ích xa xỉ và những chuyến đi độc quyền,... tạo ra một bức tranh sai lầm rằng họ có đủ tiền để chi trả cho những dịch vụ và sản phẩm đó.

"Những người khác đang làm điều đó, vậy tại sao tôi không thể?" Cảm giác này được củng cố bởi những bài đăng trên MXH về những góc nhìn cuộc sống xa hoa của cầu thủ bóng đá. Đây là hình ảnh và quan điểm chi tiêu để củng cố địa vị của một người với tư cách là một cầu thủ bóng đá ưu tú.

Khó để cầu thủ bóng đá nhận ra điều đó là không cần thiết, khi mà hầu hết mọi người đều kỳ vọng nhìn thấy hình ảnh gắn liền với sự xa hoa ngoài sân bóng của họ. Sau một thời gian, quan điểm cho rằng đây là mức chi tiêu bình thường và hợp lý trở nên mạnh mẽ hơn.

Ảnh: AP News


3. Mức thu nhập có thể tăng "chóng mặt"

Lương của một cầu thủ bóng đá hàng đầu có thể tăng đáng kể một cách đột ngột. Hợp đồng 20.000 euro (gần 520 triệu) mỗi tháng có thể dễ dàng tăng lên 100.000 euro (gần 2,8 tỷ) sau khi chuyển nhượng. Thông thường, trong thời điểm này, các cầu thủ bóng đá muốn chi tiêu nhiều hơn. Một chiếc ô tô mới, một ngôi nhà lớn hơn, hoặc chiếc đồng hồ mới,...

Họ hầu như không nhận thức về những khoản chi tiêu thêm này. Tiền lương có thể tăng hơn gấp đôi, điều đó có nghĩa là, mặc dù chi phí tăng lên, nhưng vẫn có thể tiết kiệm được số tiền tương tự. Một lần nữa, đây là mô hình chi tiêu tăng lên và bạn không nhận thức được điều đó. Và số vốn cần thiết để nghỉ hưu cũng trở nên lớn hơn đáng kể nếu muốn duy trì lối sống như hiện tại.

Vì những lý do này, hạn chế chi tiêu có lẽ là một trong những thách thức lớn nhất đối với một cầu thủ bóng đá.


Theo Stirrassociates, Insider

Chia sẻ Facebook