Tại sao giun máu, loài động vật không xương sống lại có thể sở hữu những chiếc răng nanh đáng sợ như sâu cát trong Dune?

Chia sẻ Facebook
30/04/2022 15:10:31

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra protein và quá trình đằng sau cách giun máu hình thành bộ hàm của chúng.


Giống như một loài sinh vật bước ra từ trong những bộ phim kinh dị, giun máu ( Glycera dibranchiata ) là một loài động vật có làn da nhợt nhạt, cho phép chất lỏng màu đỏ của cơ thể hiển thị xuyên qua và được biết đến với bộ hàm với như chiếc răng nanh kỳ lạ. Chúng được tạo ra từ protein, hắc tố và đồng - một đặc điểm không thể tìm thấy ở bất kỳ sinh vật nào khác trong thế giới động vật.

Mới đây, và cũng là lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện ra cách những con giun này sử dụng đồng thu hoạch từ trầm tích biển để tạo ra bộ hàm của chúng. Nghiên cứu đã phát hiện ra một loại protein mới trong quá trình này, và được mô tả trong một công bố trên tạp chí Matter.

Chi Glycera là một nhóm giun nhiều tơ (giun lông) thường được gọi là giun máu . Chúng thường được tìm thấy ở đáy của vùng nước biển nông, và một số loài (ví dụ như giun máu thông thường) có thể phát triển chiều dài lên tới 35 cm. Giun máu có màu hồng kem, vì làn da nhợt nhạt của chúng cho phép chất lỏng màu đỏ có chứa hemoglobin. Đây là nguồn gốc của cái tên "giun máu".

Giun máu có thể chui qua bùn giữa triều (khoảng đất giữa mực thủy triều cao và thấp) đến độ sâu vài mét, chúng có ngoại hình khá giống với loài cát ở bộ phim khoa học viễn tưởng Dune - ngoại trừ việc đây là một loài sinh vật ưa độ ẩm, sinh sống ở nơi có nhiều nước hơn và chúng chỉ phát triển tới chiều dài tối đa 35 cm thay vì là những sinh vật khổng lồ.

Chúng kiếm ăn thông qua vòi của chúng - một cơ quan mút hình ống có thể mở rộng - được trang bị bốn chiếc hàm rỗng màu đen và có thể tiêm nọc độc, gây tê liệt đối với những sinh vật không may trở thành con mồi của chúng.

Chia sẻ Facebook