Tại sao Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công?

Chia sẻ Facebook
02/12/2022 16:01:26

Giang Trạch Dân bị bệnh qua đời vào ngày 30/11. Từ năm 1989 đến năm 2002, Giang là lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong 13 năm. Trong nhiệm kỳ của mình, ông ta đã bất chấp sự phản đối của 6 thành viên khác trong Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của ĐCSTQ, phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công, phạm một sai lầm lớn.

Giang Trạch Dân – kẻ chủ mưu cuộc đàn áp đẫm máu đối với Pháp Luân Công. (Ảnh qua Facebook)

Pháp Luân Công là một công pháp Phật gia dựa trên nguyên lý “Chân Thiện Nhẫn” bao gồm 5 bài công pháp đơn giản dễ học, được nhà sáng lập là ông Lý Hồng Chí phổ truyền rộng rãi tại Trường Xuân, Trung Quốc vào năm 1992. Vì những tác dụng kỳ diệu của nó trong việc chữa bệnh, khỏe người và cải thiện đạo đức nhanh chóng, môn pháp đã được truyền rộng trong người dân ở Trung Quốc đại lục.

Tại Hội chợ Sức khỏe Đông phương Bắc Kinh vào tháng 12/1993, Ông Lý Hồng Chí đã giành được giải thưởng cao nhất của Hội chợ triển lãm, “Giải thưởng Tiến bộ Khoa học”, “Giải Vàng Đặc biệt” của hội nghị và danh hiệu “Khí công sư nổi tiếng”. Trong cuộc triển lãm này, ông Lý Hồng Chí là khí công sư giành được nhiều giải thưởng nhất.

Vào tháng 1/1996, cuốn sách chính của Pháp Luân Công, Chuyển Pháp Luân, đã lọt vào danh sách 10 cuốn sách bán chạy nhất ở Bắc Kinh do Nhật báo Thanh niên Bắc Kinh bình chọn.

Ngày 24/11/1998, đài truyền hình Thượng Hải đưa tin Pháp Luân Công đã hồng truyền khắp 4 châu lục Âu, Mỹ, Úc và châu Á, rất phổ biến ở Thượng Hải và các nước trên thế giới, đưa tin 100 triệu người trên toàn thế giới đang tu luyện Pháp Luân Công.

Năm 1998, các chuyên gia y tế địa phương ở Bắc Kinh, Vũ Hán, Đại Liên và Quảng Đông đã tổ chức tổng cộng 5 cuộc khảo sát y tế đối với hơn 10.000 người tập Pháp Luân Công. Kết quả khảo sát cho thấy tổng tỷ lệ hiệu quả của Pháp Luân Công trong việc chữa bệnh khỏe người là 97,9%.


Vào tháng 2/1999, tạp chí uy tín của Mỹ “US News and World Report” đã đăng một bài báo nói về những lợi ích của Pháp Luân Công đối với sức khỏe: “Giám đốc Tổng cục Thể thao Nhà nước cho biết: Pháp Luân Công và các môn khí công khác có thể tiết kiệm cho mỗi người 1.000 nhân dân tệ chi phí y tế mỗi năm, nếu có 100 triệu học viên thì có thể tiết kiệm được 100 tỷ nhân dân tệ. Chu Dung Cơ rất vui vì điều này. Đất nước có thể sử dụng số tiền này tốt hơn.”

Cảnh tượng người dân Trung Quốc tập Pháp Luân Công khi chưa xảy ra cuộc đàn áp. (Ảnh qua Pinterest)

Theo điều tra nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số người tập Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục lên tới 70 triệu đến 100 triệu (lúc đó có 63 triệu đảng viên ĐCSTQ). Những người này bao gồm các nhà lãnh đạo chính trị hàng đầu của ĐCSTQ, quân đội và giới tinh hoa trong các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời, Bộ Công an cũng đang bí mật thu thập cái gọi là “tội chứng” của Pháp Luân Công.

Theo cuốn sách “Giang Trạch Dân kỳ nhân”, năm 1998, Trung Quốc trải qua trận lụt lớn. Khi Giang Trạch Dân đang kiểm tra một con đê, ông ta thấy một nhóm người đang làm việc chăm chỉ. Giang rất tự hào và nói với cấp dưới của mình: Những người này phải là đảng viên Đảng Cộng sản. Ông ta gọi đến một người và hỏi, kết quả họ là học viên Pháp Luân Công, Giang ghen tị đến mức quay người bỏ đi với vẻ mặt khó chịu.


Vào nửa cuối năm 1998, một số cán bộ kỳ cựu đã nghỉ hưu do Kiều Thạch đứng đầu đã tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về Pháp Luân Công, cuộc điều tra kết luận rằng “Pháp Luân Công đối với đất nước và nhân dân có trăm điều lợi mà không có một hại nào” , và gửi báo cáo điều tra lên Bộ Chính trị do Giang Trạch Dân đứng đầu. Tuy nhiên, Giang Trạch Dân rất không hài lòng với bản báo cáo và giao nó cho La Cán, người luôn có thái độ bức hại Pháp Luân Công.


Vào đầu năm 1997, La Cán, Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ, đã chỉ thị cho Bộ Công an tiến hành một cuộc điều tra trên toàn quốc để thu thập tội chứng về Pháp Luân Công, muốn vu hãm cho Pháp Luân Công là tà giáo. Sau khi điều tra đầy đủ, các cơ quan công an trên toàn quốc báo cáo rằng “không tìm thấy vấn đề” , cuộc điều tra không giải quyết được gì.

Vào tháng 4/1999, La Cán và anh rể Hà Tộ Hưu đã kích động “Sự kiện Thiên Tân”. Cảnh sát và chính quyền Thiên Tân đã bắt giữ 45 học viên Pháp Luân Công một cách thô bạo, khiến học viên chảy máu bị thương. Họ được phía chính quyền cho biết: Bộ Công an can thiệp vào vấn đề này, và vấn đề chỉ có thể được giải quyết bằng cách đến Bắc Kinh.

“Sự kiện Thiên Tân” đã khiến khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công tự phát thỉnh nguyện lên Văn phòng Khiếu nại Quốc vụ viện tại Bắc Kinh vào ngày 25/4, được biết đến trong lịch sử với tên gọi “Cuộc thỉnh nguyện vĩ đại 25/4”. Họ kháng cáo một cách ôn hòa và lý tính: yêu cầu chính quyền trả tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công bị bắt giữ bằng bạo lực ở Thiên Tân; Đề nghị các cơ quan chức năng cho phép xuất bản sách Pháp Luân Công một cách hợp pháp; Tạo môi trường tu luyện hợp pháp cho các học viên Pháp Luân Công.

Sự kiện “25 tháng 4” đã được giải quyết dưới sự quan tâm của Thủ tướng Chu Dung Cơ, người đã ra lệnh thả tất cả các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ.

Cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công tại Trung Nam Hải ngày 25/04/1999 . (Ảnh qua ĐKN)

Tuy nhiên, vào đêm 25/4, Giang Trạch Dân với tư cách là Tổng Bí thư ĐCSTQ đã bắt chước Mao Trạch Đông “tấn công đại bản doanh” viết thư gửi Thường vụ Bộ Chính trị và các lãnh đạo liên quan, quyết định toàn diện đàn áp Pháp Luân Công.

Trong bức thư này, Giang Trạch Dân đã đề cập đến 2 lý do của cuộc đàn áp: Thứ nhất, có quá nhiều người tập Pháp Luân Công; Thứ hai, tín ngưỡng của Pháp Luân Công không phù hợp với hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản.


Trong thư, Giang cũng liên hệ cuộc thỉnh nguyện quần chúng của các học viên Pháp Luân Công với phong trào ủng hộ dân chủ năm 1989, ám chỉ rằng cuộc thỉnh nguyện là một sự kiện chính trị. Bức thư nêu rõ: “Vụ việc này là có số lượng người tham gia đông nhất trong hàng loạt sự kiện xảy ra ở khu vực Bắc Kinh kể từ cuộc hỗn loạn năm 1989.”

trong thư viết.


Trong thư viết: “Lẽ nào học thuyết Mác-xít mà những người Cộng sản chúng ta có, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa vô thần mà chúng ta tin tưởng, không thể đánh bại những thứ mà Pháp Luân Công tuyên dương hay sao? Nếu như vậy, chẳng phải là một trò cười lớn sao!”


Tại cuộc họp đầu tiên của Thường vụ Bộ Chính trị thảo luận về “Sự kiện Trung Nam Hải”, Chu Dung Cơ nói: “Hãy để họ luyện tập”, Giang Trạch Dân hung ác chỉ vào Chu và hét lên: “Hồ đồ! Hồ đồ! Hồ đồ! Đảng và đất nước sẽ diệt vong!”

Trình Tường, một nhà báo thâm niên ở Hồng Kông, vì vạch trần tội phản quốc của Giang Trạch Dân đã bị vu hãm bỏ tù hơn 3 năm, đã xác nhận rằng sau sự kiện Trung Nam Hải ngày 25/4, trong số 7 thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ, chỉ có Giang Trạch Dân khăng khăng đàn áp Pháp Luân Công, còn 6 người khác đều phản đối.

Ngày 7/6/1999, Giang Trạch Dân triệu tập cuộc họp đặc biệt của Bộ Chính trị để đàn áp Pháp Luân Công. Vào ngày 10/6, “Nhóm Lãnh đạo Trung ương Xử lý Vấn đề Pháp Luân Công” được thành lập, cùng với phòng 610 chuyên bức hại Pháp Luân Công.

Vào ngày 19/7, ĐCSTQ đã ban hành một thông báo rằng các thành viên của Đảng Cộng sản không được phép tập “Pháp Luân Công”.

Vào tối ngày 19/7, Giang Trạch Dân đã chủ trì một cuộc họp cấp cao, đích thân “thống nhất” nhận thức và đích thân đưa ra quyết định đàn áp toàn diện Pháp Luân Công.


Ngày 20/7, Giang Trạch Dân ban hành Văn bản số 13, tuyên bố “đây là đấu tranh chính trị gay gắt” , tuyên bố cấm hoàn toàn Pháp Luân Công, chính thức phát động đàn áp quy mô lớn.


Tử Vi (Theo The Epoch Times )

Chia sẻ Facebook