Tại sao các tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett lại không để lại tài sản thừa kế cho con mà đem đi từ thiện?
Không chỉ đơn thuần là những biệt thự xa hoa hay kì nghỉ dưỡng triệu đô, khi con cái của những gia đình tỷ phú được thừa hưởng tài sản từ cha mẹ sẽ dẫn đến hệ luỵ. Điều này khiến nhiều tỷ phú phải suy nghĩ về những gì họ để lại.
Hội con nhà giàu
Hãy tưởng tượng bạn có được mọi thứ ngay từ khi còn nhỏ và không cần phải làm việc vì gia đình bạn có đủ tiền - một viễn cảnh mơ ước đối với nhiều người. Song thực tế này có thể dẫn đến một hệ luỵ, cướp đi động lực của trẻ. Các nhà tư vấn dành riêng cho những gia đình giàu có cho biết càng có nhiều tiền từ khi còn nhỏ, trẻ em càng ít đam mê và động lực hơn.
Forbes
'Tôi từng làm việc với các thành viên thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 trong các gia đình giàu có. Những người này thường nói rằng tại sao họ cần phải vào đại học, vấn đề là gì?".
Công việc của cô thường liên quan đến việc gặp gỡ và trò chuyện với những đứa trẻ trong gia đình giàu có và cố gắng tìm ra mục đích, tầm nhìn của họ. ''Ai cũng cần có một mục đích, lý do để thức dậy vào buổi sáng''.
Sandy Loder, CEO của AH Loder Advisors, chuyên giúp các doanh nghiệp gia đình quản lý thế hệ tiếp theo đồng ý với quan điểm này, ông tin rằng ''hầu hết các vấn đề đều bắt đầu từ cha mẹ''.
''Phần lớn vấn đề xuất phát từ các bậc cha mẹ. Chủ yếu là thiếu tình thương khi con cái còn nhỏ, Một số người trẻ chỉ đằm chìm trong tiền, chất kích thích và không có áp lực kiếm việc làm''
Ngày nay, khi các phương tiện truyền thông xã hội phát triển mạnh và ảnh hưởng nhiều đến đời sống xã hội thì vấn đề này còn trở nên tồi tệ hơn. ''Tôi có một khách hàng kiểm tra điện thoại mỗi phút một lần. Tôi phải bảo cô ấy ngừng sử dụng mạng xã hội'' , Loder nói về một trong những khách hàng của mình, người có nhiều tiền đến mức không biết phải làm gì.
Tư duy kế thừa
''Nếu tôi cho các con vài tỷ và chúng tiêu xài hết. Cuối cùng chúng vẫn có thể tự huỷ hoại cuộc sống của mình'', ông nói với The Daily Mirror.
Đây không phải là ý tưởng mới của giới tỷ phú. Mark Zuckerberg và vợ Priscilla Chan đã thống nhất để lại 99% cổ phần của Facebook (nay là Meta) để ''phát triển tiềm năng con người và thúc đầy bình đẳng cho tất cả trẻ em trên toàn thế giới''.
2 vợ chồng của tỷ phú đều là những người ký tên vào chiến dịch Giving Pledge - cam kết dành phần lớn tài sản của mình để làm từ thiện...
Đầu tháng 1/2020, trên trang cá nhân, Bill Gates đăng bài chia sẻ những suy nghĩ về tiền bạc. Theo Gates những bố mẹ giàu có không nên để hết tài sản cho con cái thừa kế.
''Việc để lại toàn bộ gia sản trị giá hơn 180 tỷ USD của mình sẽ khiến các con mất động lực làm việc và đóng góp cho xã hội... Không phải cho trẻ một khối tài sản khổng lồ là tốt cho chúng. Việc đó làm méo mó những gì trẻ có khả năng làm được để tạo dựng con đường riêng của mình"
Nhà sáng lập Microsoft từng tiết lộ ông có kế hoạch sẽ để lại cho mỗi người con số tài sản chỉ 10 triệu USD để có thể tự khởi nghiệp cũng như đảm bảo cuộc sống. Số còn lại ông dùng làm từ thiện thông qua quỹ từ thiện Bill and Melinda Gates.
Nói về việc thừa kế tài sản, ''thần chứng khoán'' Warren Buffett cho biết ông muốn cho những đứa con của mình v ừ a đủ để chúng có thể làm bất kì việc gì, chứ không phải là vừa đủ để chúng không làm gì.
CEO của Berkshire Hathaway cam kết dành hơn 99% tài sản của mình cho hoạt động từ thiện. Như vậy, tài sản mà các con của ông được thừa kế còn tương đối ít. Tuy nhiên, mỗi người trong số họ đều đã có một quỹ từ thiện trị giá 2 tỷ USD do chính ông Buffett tài trợ vốn, theo The Washington Post .
Alex Shih - con trai tài phiệt bất động sản Hồng Kông (Trung Quốc) - Wing-Ching Shih cũng không được hưởng nhiều của cải gia đình, khi người cha làm từ thiện toàn bộ cổ phần trong công ty.
''Tôi chấp nhận''
"Ông ấy đã nói chuyện này từ khi chúng tôi còn rất nhỏ rồi. Và chúng tôi không có lựa chọn nào cả. Ông ấy nói tốt nhất là không nên có một cuộc sống quá thoải mái một cách dễ dàng. Các con sẽ biết trân trọng nhiều hơn nếu đạt được mọi thứ từng bước một".
''Không phải chỉ có các tỷ phú mới dành sự giàu có của mình cho các tổ chức từ thiện thay vì con cái họ. Tôi biết có những gia đình chỉ để lại phần nhỏ để con mình có thể đủ sống''
Một khảo sát của công ty quản lý tài sản Canada Life (Anh) đầu năm 2019 cho thấy 1/5 triệu phú người Anh trên 45 tuổi không có kế hoạch để lại bất kì thứ gì cho con cái của mình. 1/2 trong số 1.000 người được khảo sát cho biết họ sẽ sử dụng hết số tiền kiếm được trước khi qua đời và 9% sẽ quyên góp cho các tổ chức từ thiện.
Đây là phương pháp giáo dục mạnh tay của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, nếu muốn tạo động lực thực sự cho con cái, Loder cho rằng chỉ có một cách là khiến họ sợ hết tiền. Điều này đặc biệt quan trọng đối với cậu ấm cô chiêu thường không bao giờ phải lo lắng về tiền bạc, Loder cho biết. "Hãy trực tiếp chỉ cho họ thấy hậu quả nếu cứ tiếp tục lối sống như vậy, và họ sẽ phải thay đổi" , ông kết luận.
Theo chuyên gia Loder, đây là cách để các tỷ phú giáo dục con cái của mình, những người chưa bao giờ phải sống cơ cực. Họ muốn chỉ rõ những hậu quả nghiêm trọng của lối sống buông thả để con cái mình hiểu và thay đổi.
5 năm trước khi qua đời, ông trùm khách sạn và bất động sản Hồng Kông (Trung Quốc), Dự Bành Niên, người nhiều năm liền đứng đầu danh sách những người hào phóng nhất của Hurun, tuyên bố cho đi toàn bộ tài sản của mình.
''Nếu các con tôi tài giỏi hơn tôi, chúng sẽ không cần tới sô tiền này. Còn nếu chúng không đủ năng lực, gia sản của tôi chỉ làm hại chúng mà thôi''
Theo Forbes
Theo Đinh Anh