Tại sao các nhà khoa học từng nghĩ rằng võng mạc của người chết là nơi lưu giữ ký ức?
"Hình ảnh trên võng mạc của cô ấy có thể cho thấy kẻ sát nhân thực sự là ai", trích dẫn từ một bài báo năm 1914 trên The Washington Times.
Vượt xa các kỹ thuật điều tra như in dấu vân tay trong thế kỷ 21, lĩnh vực pháp y đã giới thiệu cho cả các nhà điều tra làm việc trong thể loại tội phạm nhiều phương pháp xác định tội phạm hết sức thú vị. Tuy nhiên, nhiều trong số đó lại hoạt động không thực sự hiệu quả như kỳ vọng, bởi vậy chúng đã không còn được sử dụng ở thời điểm hiện tại.
Trong lịch sử của lĩnh vực điều tra tội phạm, đã có rất nhiều ví dụ về các nhà điều tra cố gắng tìm cách khám phá ra các kỹ thuật mới để xác định tội phạm
Trong thế kỷ 20 và trước đó, nhiều lực lượng cảnh sát khác nhau đã sử dụng các nhà ngoại cảm để giúp đỡ trong quá trình điều tra phá án. Trong thời đại Victoria, các nhà khoa học, cảnh sát và báo chí dường như đã bị ám ảnh bởi một quy trình khoa học mới mà nhiều người tin rằng có thể thay đổi bản chất của điều tra tội phạm mãi mãi. Đó chính là điều tra dựa vào quang học - các nhà khoa học từng tin rằng cái nhìn cuối cùng của người chết có thể được chiết xuất thành hình ảnh từ nhãn cầu nạn nhân, từ đó cung cấp những chứng cứ và hình ảnh của kẻ sát nhân.
Sự xuất hiện của quang học là điều dễ hiểu khi chúng ta nhìn vào cách khoa học phát triển vào những năm 1800 và cách những khám phá mới mẻ về bản chất của sự sống trên Trái đất đã được đồng hóa vào nền văn hóa thời đó.
Như Bảo tàng Nhãn học ghi nhận, những khám phá khoa học mới và sự phát triển công nghiệp đã thay đổi cách con người nhìn nhận thế giới tự nhiên. Ví dụ, cuốn tiểu thuyết năm 1818 của Mary Shelley, "Frankenstein", kể về câu chuyện của một nhà khoa học mang đến sự sống cho một con người đàn ông từ việc ghép từ các bộ phận cơ thể của người đã chết. Mặc dù chưa bao giờ được thảo luận rõ ràng trong bản thân tác phẩm, nhưng Shelley sau đó đã tiết lộ rằng quá trình hồi sinh này bị ảnh hưởng bởi thực tiễn của thuyết Galvani: nỗ lực làm hồi sinh mô chết bằng cách sử dụng điện, được tiên phong bởi nhà khoa học người Ý Luigi Galvani (theo Public Domain Review). Ba năm trước khi phát minh ra động cơ điện, Shelley đã viết ra suy đoán của mình rằng năng lượng điện có thể là động lực nền tảng cho cuộc sống con người.
Một sự phát triển tuyệt vời khác của thời đại Victoria là máy ảnh, với việc phát minh ra máy ảnh daguerreotype vào năm 1839. Giống như việc khai thác điện, khám phá mới này cũng có tác động đối với cách con người thời Victoria nhìn nhận thế giới tự nhiên.
Bảo tàng Ảnh học lưu ý rằng sau khi các tấm kính chụp ảnh được giới thiệu vào năm 1851, rất nhiều truyền thuyết đô thị đã xuất hiện dựa theo kỹ thuật mới này. Tương tự như vậy, việc sử dụng các tấm kính trong nhiếp ảnh được con người thời đó nhìn nhận rằng máy ảnh chính là một con mắt cơ học, từ đó gợi ý rằng mắt người có thể hoạt động theo hướng giống như máy ảnh chụp ảnh.
Theo đó, những mẩu tin hấp dẫn được lưu hành trên các tạp chí và báo ở cả hai bên bờ Đại Tây Dương, trong đó khẳng định "hình ảnh cuối cùng được hình thành trên võng mạc mắt của một người sắp chết vẫn còn được lưu giữ trong một khoảng thời gian sau khi học chết".
Từ đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi con người tự hỏi liệu võng mạc (hoặc thậm chí là cả nhãn cầu) của một nạn nhân trong vụ giết người có thể bằng cách nào đó đã ghi lại hình ảnh của tên tội phạm hay không.
Theo Neuroscientifically Challenged, suy đoán này được gắn với câu chuyện về một vụ án giết người ở Chicago, trong đó các nhà điều tra được cho là đã tìm thấy hình ảnh một người đàn ông trên võng mạc của một nạn nhân, có thể là của kẻ giết anh ta. Mặc dù điều này đã gây xôn xao dư luận trong một khoảng thời gian, nhưng nội dung thực sự của nó lại chưa bao giờ được kiểm chứng một cách khoa học.
Franz Christan Boll, một nhà sinh lý học người Đức, mặc dù chết ở tuổi 30, nhưng Boll lại là người phát hiện ra rhodopsin, theo Bảo tàng Ảnh học, đây là một sắc tố trong tế bào hình que được tìm thấy trong mắt. Khám phá này dường như đã ngầm xác nhận rằng mắt người cũng có thể hoạt động như một cơ chế chụp ảnh.
Các thí nghiệm của Franz Boll về bản chất của rhodopsin đã được thực hiện bởi đồng nghiệp của ông. Wilhelm Friedrich Künhe, giống như Boll, ông cũng bắt đầu thử nghiệm trên ếch, nhưng sau đó chuyển sang thỏ để cố gắng chiết xuất các hình ảnh thị giác chi tiết hơn từ mắt của các mẫu vật đã chết. Thành tựu lớn nhất của ông đến từ mắt của một con thỏ và cho thấy một hình ảnh chi tiết đáng kinh ngạc về một cửa sổ mà võng mạc tiếp xúc vào thời điểm sinh vật chết, theo Neuroscientally Challenged.
Tuy nhiên, Künhe đã sớm xác định được một số khó khăn trong việc lấy optogram từ mắt của những sinh vật vừa qua đời. Đầu tiên, mắt phải được thu hồi và xử lý ngay sau khi chết; nếu không, rhodopsin trong võng mạc sẽ tái tạo trước khi có thể chiết xuất được hình ảnh thị giác. Künhe sau đó nhận ra rằng mắt phải được đặt ở một điểm cố định, nếu không hình ảnh thị giác sẽ bị che lấp nhiều lần với cùng một mức phơi sáng, làm mờ hình ảnh.
Các nghiên cứu và thí nghiệm về sau khiến cho Kühne nhận ra rằng ngay cả ở thời điểm hoàn hảo nhất để chiết xuất hình ảnh từ võng mạc, các optogram chỉ mang lại hình ảnh thô sơ về nguồn ánh sáng mà nó tiếp xúc, theo đó phương pháp này dường như không khả dụng trong khoa học hoặc điều tra tội phạm.
Năm 1880, ông giải phẫu mắt của một người đàn ông bị treo cổ không quá xa phòng thí nghiệm của mình ở Heidelberg: mặc dù đã xảy ra hiện tượng tẩy trắng, nhưng trên thực tế, nó không đủ khả năng để cung cấp bất kỳ hình ảnh nhận dạng nào.
Khoa học có thể đã tiết lộ phần lớn khả năng ứng dụng thực tế của quang học thông qua công trình tiên phong của Boll và Kühne, nhưng khái niệm này vẫn tồn tại lâu dài trong các tiểu thuyết khoa học và trinh thám.