Tại sao bệnh đậu mùa khỉ lại lây nhiễm cao ở người đồng tính?
Tại sao bệnh đậu mùa khỉ lại có tỷ lệ mắc cao bất thường ở người đồng tính? Nhiều người lo ngại rằng đây sẽ là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ kỳ thị người đồng tính. (Ảnh minh họa: Netpixi/ Shutterstock)
Hiện đã có gần 16.000 người trên 75 quốc gia lây nhiễm đậu mùa khỉ, tỷ lệ mắc cao bất thường ở người đồng tính. WHO và các tổ chức tình nguyện lo ngại rằng, bệnh đậu mùa khỉ có thể làm bùng phát sự kỳ thị về người đồng tính như đã xảy ra sau cuộc khủng hoảng AIDS vào những năm 1980-1990.
WHO đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp về y tế toàn cầu để đối phó với đợt bùng phát dịch đậu mùa khỉ khi các ca bệnh gia tăng nhanh chóng. Đợt bùng phát hiện nay rất bất thường vì virus đang lây lan rộng rãi ở Châu Âu và Bắc Mỹ, những nơi mà virus thường không được tìm thấy. Hiện đã có gần 16.000 người trên 75 quốc gia lây nhiễm. Chuyên gia về bệnh đậu khỉ của WHO, bà Rosamund Lewis, cho biết những người đàn ông quan hệ tình dục đồng giới là nhóm có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao nhất hiện nay, khoảng 99% trường hợp là nam giới, và ít nhất 95% trong số đó là nam giới có quan hệ tình dục đồng giới, theo CNBC .
Tại sao đồng tính nam nhiễm bệnh nhiều hơn?
“Các chuyên gia vẫn chưa thể kết luận liệu bệnh đậu khỉ có là bệnh lây truyền qua đường tình dục mới hay không, mặc dù nó có thể lây truyền rõ ràng khi quan hệ tình dục”.
Chuyên gia này cũng cho biết thêm:
“Điều quan trọng thực sự tập trung vào tiếp xúc cá nhân gần gũi, thân mật, tiếp xúc kéo dài xảy ra trong khi quan hệ tình dục là phương thức lây truyền quan trọng. Các nhà khoa học ở Tây Ban Nha và Ý đã phát hiện DNA của bệnh đậu mùa khỉ trong mẫu tinh dịch của bệnh nhân, mặc dù vẫn chưa rõ liệu virus có thực sự lây lan theo cách đó hay không.”
Bệnh đậu mùa khỉ cũng có thể lây lan qua các giọt đường hô hấp khi những người bị nhiễm bệnh có các tổn thương trong miệng, mặc dù điều này đòi hỏi sự tương tác trực tiếp lâu dài.
Có giả thuyết cho rằng nhu cầu đi du lịch quốc tế quay trở lại kể từ khi lệnh cấm vận của COVID-19 được nới lỏng có thể đóng góp một phần vào sự chênh lệch ban đầu. Tuy nhiên sự lây lan dịch bệnh bên ngoài Tây và Trung Phi – quê hương của bệnh đậu mùa khỉ, là mới gần đây.
Các nhà khoa học đang điều tra xem liệu có một sự kiện “siêu lây lan” chẳng hạn như lễ hội,… khiến nhiều người cùng mắc bệnh một lúc hay không. Một trăm trường hợp dương tính đã được phát hiện sau Lễ hội Tự hào Người đồng tính (Gay Pride Festival) tại Yumbo de Maspalomas, thuộc Quần đảo Canary, trong khi một đợt bùng phát khác xảy ra cùng lúc tại Lễ hội Darklands, ở Bỉ, vào đầu tháng Năm.
Tiến sĩ Mateo Prochazka, nhà dịch tễ học từ Cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh, cho biết, không rõ tại sao lại có tỷ lệ nhiễm ở người đồng tính nam cao hơn. Một khả năng khác là sự chủ động tham gia của những người đồng tính nam với các dịch vụ sức khỏe tình dục có thể dẫn đến nhiều trường hợp được chẩn đoán hơn.
Kỳ thị hay ngộ nhận về đồng tính?
WHO và các tổ chức tình nguyện lo ngại rằng, bệnh đậu mùa khỉ có thể làm bùng phát sự kỳ thị về người đồng tính như đã xảy ra sau cuộc khủng hoảng AIDS vào những năm 1980-1990. WHO kêu gọi cộng đồng người đồng tính nên tiêm phòng và hạn chế nhiều bạn tình.
Bất kể khuynh hướng tình dục là gì, yếu tố lây truyền chính vẫn là việc có nhiều bạn tình: 74% các trường hợp được nghiên cứu cho biết đã có nhiều hơn 2 bạn tình trong 3 tuần trước khi bắt đầu các triệu chứng. Trong số các trường hợp được điều tra, 26% dương tính với HIV, theo Le Monde .
Có thể thấy bệnh đậu mùa, họ hàng gần gũi của đậu mùa khỉ đã bùng phát nhiều đợt dịch trên thế giới từ thời cổ đại, đây được coi là một trong những dịch nguy hiểm nhất với tỷ lệ tử vong cao từ 15-30%. Thế nhưng dịch đậu mùa không có sự lây lan nhanh trong những người đồng giới. Lý do có thể là từ thế kỷ 20, phong trào công nhận đồng tính mới được phổ biến rộng rãi. Cùng với phong trào giải phóng tình dục, tỷ lệ người đồng tính có nhiều hơn 2 bạn tình ngày càng tăng, kèm theo đó là việc không sử dụng các biện pháp bảo vệ an toàn. Đại dịch HIV-AIDS bùng nổ sau đó với tỷ lệ cao hơn hẳn ở người đồng tính đã dấy lên làn sóng kỳ thị nhóm người này.
Đồng tính luyến ái là sự hấp dẫn về tình yêu, hấp dẫn về tình dục giữa những người cùng giới tính. Các nhà khoa học chưa rõ nguyên nhân chính xác của đồng tính luyến ái, nhưng họ đưa ra giả thuyết rằng đó là do sự tác động qua lại phức tạp của các nhân tố di truyền, nội tiết tố và ảnh hưởng từ môi trường nuôi dạy và văn hóa – xã hội. Năm 2019, một nghiên cứu quy mô lớn phân tích gen của gần 500.000 người đã được công bố trên Tạp chí Khoa học Nature cho thấy: không có “gen gay” và yếu tố bẩm sinh chỉ đóng vai trò nhỏ (khoảng 8% – 25%), trong khi ảnh hưởng từ môi trường gia đình, văn hóa – xã hội (phim ảnh, sách báo, tuyên truyền, sự dạy dỗ và bạn bè) mới là nguyên nhân chính trong việc hình thành đồng tính luyến ái.
Bệnh đậu mùa khỉ và con đường lây truyền
Virus đậu mùa khỉ là một phần của cùng họ virus với virus variola, loại virus gây ra bệnh đậu mùa. Các triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ tương tự như các triệu chứng bệnh đậu mùa, nhưng nhẹ hơn và bệnh đậu mùa khỉ hiếm khi gây tử vong. Bệnh đậu mùa khỉ không liên quan đến bệnh thủy đậu.
Bệnh đậu mùa ở khỉ được phát hiện vào năm 1958 khi hai đợt bùng phát bệnh tương tự như thủy đậu xảy ra trên các đàn khỉ được nuôi để nghiên cứu. Mặc dù được đặt tên là “bệnh đậu mùa khỉ”, nguồn gốc của bệnh vẫn chưa được biết. Tuy nhiên, các loài gặm nhấm châu Phi và các loài linh trưởng không phải người (như khỉ) có thể chứa virus và lây nhiễm sang người.
Các triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ có thể bao gồm:
Đau đầu
Đau cơ và đau lưng
Sưng hạch bạch huyết
Ớn lạnh
Kiệt sức
Các triệu chứng về đường hô hấp (ví dụ như đau họng, nghẹt mũi hoặc ho)
Phát ban có thể nằm trên hoặc gần bộ phận sinh dục (dương vật, tinh hoàn, môi âm hộ và âm đạo) hoặc hậu môn (butthole) nhưng cũng có thể ở các khu vực khác như bàn tay, bàn chân, ngực, mặt hoặc miệng. Phát ban sẽ trải qua một số giai đoạn, bao gồm cả đóng vảy trước khi lành. Phát ban có thể trông giống như mụn nhọt hoặc mụn nước và có thể đau hoặc ngứa.
Bệnh nhân có thể gặp tất cả hoặc chỉ một vài triệu chứng. Hầu hết các bệnh nhân sẽ bị phát ban. Các triệu chứng thường bắt đầu trong vòng 3 tuần kể từ khi tiếp xúc với virus và kéo dài từ 2-4 tuần. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng cũng có thể nặng lên dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.
Bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm qua việc tiếp xúc với dịch tiết của người hoặc động vật bị nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc trực tiếp da với da trong khi thân mật, tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm. Điều này thường dẫn đến lây bệnh giữa bạn tình, vợ chồng, hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân. Cụ thể các con đường lây nhiễm bệnh gồm:
Tiếp xúc gần gũi, thường xuyên tiếp xúc da với da, bao gồm: Tiếp xúc trực tiếp với nốt ban, vảy, hoặc chất dịch cơ thể của người bị bệnh đậu mùa khỉ. Chạm vào đồ vật, vải (quần áo, bộ đồ giường hoặc khăn tắm) và các bề mặt đã được người bị bệnh đậu mùa khỉ sử dụng. Tiếp xúc với chất tiết đường hô hấp. Tiếp xúc trực tiếp này có thể xảy ra trong quá trình tiếp xúc thân mật, bao gồm:
+ Quan hệ tình dục bằng miệng, hậu môn và âm đạo hoặc chạm vào bộ phận sinh dục hoặc hậu môn của người bị bệnh đậu khỉ.
+ Ôm, hôn.
+Tiếp xúc mặt đối mặt kéo dài.
+ Mẹ truyền cho con qua nhau thai
Thu Mộc (t/h)
Chuyên gia: Dịch đậu mùa khỉ có thể lây truyền qua 2 bữa tiệc đồng tính lớn ở châu Âu
Một cố vấn hàng đầu của WHO nói dịch bệnh đậu mùa khỉ có vẻ là do hoạt động tình dục trong 2 bữa tiệc đồng tính ở châu Âu gần đây gây ra.