Tái chế iPhone để thu hồi vàng
Một tấn iPhone tái chế có thể mang lại lượng vàng gấp khoảng 300 lần so với việc khai thác một tấn quặng vàng.
Theo Daily Mail, gần 5 triệu người ở Anh cho biết bản thân đã từng vứt bỏ những chiếc smartphone cũ. Với hành động này, họ đã gián tiếp gây ô nhiễm môi trường khi nhiều linh kiện trong điện thoại chứa những kim loại độc. Ngoài ra, những bảng mạch cũ cũng có thể được tái chế để thu về kim loại giá trị cao.
Trong số những kim loại độc, thủy ngân xuất hiện trong pin, màn hình tinh thể và bảng mạch; chì và berili (chất có độc tính thường dùng để làm cứng các hợp kim) trong mối nối các bộ phận; cũng như asen và silica trong vi xử lý.
Để giải quyết tình trạng này, công ty chuyên tân trang thiết bị cũ Back Market đã tung ra chiến dịch để kêu gọi người dùng tái chế điện thoại. “Một thiết bị di động được tái chế lại có thể giúp tiết kiệm 258 kg nguyên liệu thô”, trích từ quảng cáo của công ty Back Market.
Theo đó, bên dưới lớp vỏ của điện thoại thông minh có chứa rất nhiều linh kiện đặc biệt. Chúng có thể được làm từ vàng, bạc hay một số các kim loại thuộc dạng hiếm và có giá trị cao. Bên trong một chiếc iPhone, chúng ta có thể thu được 0,034 g vàng với trị giá khoảng 2,1 USD .
Ngoài ra, bạc và paladi là 2 kim loại có giá trị tiếp theo được tìm thấy bên trong iPhone với khối lượng lần lượt là 0,34 g và 0,015 g. Đặc biệt, những chiếc smartphone này còn chứa một lượng rất nhỏ bạch kim.
Nhôm và đồng có khối lượng khá nhiều trong iPhone với lần lượt 25 g và 15 g. Tuy vậy, giá trị của chúng không đáng kể so với một số kim loại quý kể trên.
Theo số liệu của công ty khai thác quặng 911 Metallurgist, một tấn iPhone có thể mang lại lượng vàng gấp khoảng 300 lần so với việc khai thác một tấn quặng vàng. Các nhà sản xuất điện thoại thường phủ một lượng nhỏ vàng lên các vi mạch điện tử để chống tình trạng ăn mòn. Trong khi đó, cũng trong một tấn iPhone, khối lượng bạc được tìm thấy có thể nhiều hơn tới 6,5 lần so với khi một tấn quặng.
Do đó, việc vứt bỏ một chiếc iPhone cũ là điều rất lãng phí. Không chỉ vậy, để khai thác đủ nguyên liệu thô dùng cho sản xuất một chiếc điện thoại, các công ty sẽ cần tới hơn 12.000 lít nước, theo watercalculator.org. Con số này đủ để lấp đầy một tàu chở dầu thương mại.
Trong tháng 3, Royal Mint, nhà đúc tiền Vương quốc Anh, thông báo họ đang xây dựng một nhà máy hiện đại và có thể thu hồi vàng từ các bảng mạch bị vứt bỏ. Công ty này dự kiến xử lý khoảng 90 tấn bảng mạch mỗi tuần và thu hồi hàng trăm kg vàng mỗi năm.
(Theo Zing)
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
iPod: Chết như một người hùng hoặc sống đủ lâu để trở thành kẻ xấu
icon 0
Ngay cả Apple cũng đã bỏ rơi iPod.
10 tiêu chí bị xem nhẹ khi chọn mua smartphone icon 0
Đây đều là các tính năng quan trọng trên mọi smartphone nhưng lại bị đánh giá quá thấp khi mọi người tìm mua iPhone hay Android.
Chiến lược ‘hồi sinh’ Logitech trong kỷ nguyên làm việc từ xa
icon 0
Gắn bó với thị trường thiết bị ngoại vi, Logitech vẫn tìm thấy con đường thành công bước sang kỷ nguyên ‘hậu PC’, nơi mọi người dần giảm lệ thuộc vào máy tính.
Smartphone cao cấp của Sony rớt giá gần 10 triệu đồng
icon 0
Bước vào giai đoạn đầu quý II, các hệ thống đồng loạt điều chỉnh giảm giá hàng loạt mẫu smartphone cao cấp để dọn hàng tồn và tăng doanh số.
Công dụng không ngờ đến của máy đào coin icon 0
Ngày càng có nhiều người tận dụng nhiệt lượng từ các máy khai thác tiền mã hóa để sưởi ấm trong mùa đông hay trồng cây trong nhà kính.
AirPods, chiếc tai nghe bé nhỏ mang về 20 tỷ USD cho Apple
icon 0
Từ một sản phẩm nhận đủ lời chê bai như kỳ cục, quá đắt, không ai thèm đeo, AirPods chứng minh sức hút lan nhanh như “cháy rừng”, vượt cả sự tưởng tượng của Apple.
Loại MacBook bạn nên tránh mua dù có giá rẻ icon 0
Một số dòng MacBook dùng trong các doanh nghiệp được cài sẵn phần mềm quản lý từ xa. Nhiều khách hàng không cẩn thận khi kiểm tra, mua phải loại sản phẩm này.
XEM THÊM BÀI VIẾT