Tác dụng bất ngờ của 32 loại trái cây quen thuộc

Chia sẻ Facebook
14/08/2022 09:58:51

Trái cây không chỉ ngon miệng mà còn giúp chúng ta có một cơ thể khỏe đẹp và phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh. (Ảnh: Aleksandar Malivuk/ Shutterstock)

Giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu, trái cây không chỉ ngon miệng mà còn giúp chúng ta có một cơ thể khỏe đẹp và phòng ngừa, chữa trị một số loại bệnh. Cùng tìm hiểu tác dụng tuyệt vời của 32 loại trái cây quen thuộc dưới đây nhé.

1. Quả táo


Ăn táo giúp giảm lipid máu, điều trị tiêu chảy và giữ ẩm cho da.


Tuy nhiên nên hạn chế ăn táo vào buổi tối vì axit hữu cơ trong táo có thể làm tăng lượng axit trong dạ dày và cản trở nhu động ruột.


Ăn lê có tác dụng như nhuận táo, thanh nhiệt tiêu đờm, tiêu độc, giảm ho, thanh nhiệt, dưỡng huyết sinh tân (dịch nước bọt, mồ hôi), nhuận trường.


Tuy nhiên lê có tính hàn, đối người bị đau bụng hay tiêu chảy thì không nên ăn nhiều..

3. Bưởi

(Ảnh: Shutterstock)


Bưởi giúp khử mùi hôi miệng, giải nhiệt khô, nôn nao, nhuận tràng, tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa sỏi thận, đốt cháy mỡ thừa, tăng cường sự trao đổi chất, giảm các cholesterol có hại và bảo vệ cơ thể khỏi ung thư tuyến tiền liệt.

4. Hồng


Quả hồng chính là món quà đặc biệt của mùa thu, ăn hồng giúp hỗ trợ điều trị tiêu chảy và táo bón, phòng ngừa bệnh đái tháo đường và cải thiện các phản ứng viêm do đái tháo đường.


Trong hồng xanh hoặc độ chín chưa tới sẽ có vị chát và chứa rất nhiều tannin, pectin, làm săn niêm mạc ruột, ảnh hưởng nhu động ruột, dễ khiến đầy bụng. Vì vậy nên ăn hồng chín để đảm bảo cho sức khỏe.


Hạ sốt, giải đờm, chống táo bón, sinh tân (nước bọt, mồ hôi), trị khát.

6. Quýt


Sinh tân (nước bọt, mồ hôi), long đờm, hạ sốt, lợi tiểu, chống táo bón.

7. Thanh long

(Ảnh: Shutterstock)


Thanh long giúp thanh nhiệt, long đờm, giải độc, bảo vệ thành dạ dày, chống táo bón, chống lão hóa, ức chế sa sút trí tuệ, làm trắng da, đẹp da, giảm cân, hạ đường huyết, giữ ẩm đường ruột và ngăn ngừa ung thư đại trực tràng.

7 lợi ích sức khỏe và làm đẹp tuyệt vời từ thanh long

8. Sầu riêng


Sầu riêng rất giàu chất dinh dưỡng, được mệnh danh là vua của các loại trái cây. Sầu riêng có tác dụng bổ tỳ, ích khí, bổ thận và làm ấm cơ thể, có tác dụng bồi bổ cơ thể sau khi ốm và phụ nữ sau khi sinh nở.


Tuy nhiên bạn không nên ăn quá nhiều sầu riêng trong một lần dễ gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn. Một ngày chỉ nên ăn khoảng 2 múi.


Mía giúp làm dịu cơn khát, thanh nhiệt, làm ẩm ruột, hạ khí, lợi tiểu, trị nôn nao, làm ẩm cổ họng, khử hôi miệng, bồi bổ thể lực.


Nhưng đối với phụ nữ mang bầu cần lưu ý chỉ nên ăn 2-3 lần một tuần, không ăn mía đã đổi màu hoặc có dấu hiệu bị hư hỏng dù chỉ một đoạn mía nhỏ. Vì mía hư có thể chứa độc tố ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

10. Vải thiều


Bổ phổi, dưỡng huyết, thúc đẩy tuần hoàn máu, người yếu tim có thể ăn nhiều, nhưng người khô nhiệt thì không nên ăn nhiều.

11. Long nhãn


Long nhãn có tác dụng dưỡng khí, dưỡng huyết an thần, dưỡng tâm tỳ vị, dưỡng da, chữa được chứng mất ngủ, hay quên, thiếu máu, hồi hộp, suy nhược thần kinh, phục hồi sức khỏe cho người mới ốm dậy, suy nhược cơ thể sau sinh v.v.


Có một lưu ý là bởi long nhãn chứa hàm lượng đường cao nên không phù hợp với người bị tiểu đường, thừa cân hoặc béo phì.

12. Chanh

Quả chanh chứa nhiều  vitamin C, Kali, chất xơ… (Ảnh: Africa Studio/ Shutterstock)


Chanh giúp tăng cường tiêu hóa, giảm cân, giảm nôn nao, giải rượu, chán ăn, ra nhiều mồ hôi, cơ thể mệt mỏi.

13. Chuối


Giúp tiêu hóa tốt, thông phổi, chống táo bón, giải độc cơ thể, giúp tăng lượng máu trong cơ thể, chống lại ung thư.


Tuy nhiên không ăn quá nhiều chuối một lúc để tránh tăng kali trong máu, khiến nhịp tim bất thường, mạch đập chậm hơn. Chỉ nên ăn từ 2 – 3 quả chuối một ngày để nhận được những tác dụng tốt nhất từ chuối.

14. Khế


Khế chữa khàn tiếng, giảm đau họng, thông khí, làm ẩm phổi, thúc đẩy chất lỏng và làm dịu cơn khát, trừ phong nhiệt, lợi tiểu.

15. Dâu tằm


Dâu tằm chữa các chứng bệnh về dạ dày, táo bón, hỗ trợ tiêu hóa, uống nước sắc cành già có thể thông khí huyết, giảm đau, chống cảm mạo phong hàn.


Lá dâu tằm đun với nước, pha thêm đường phèn hoặc đường nâu như pha trà, có tác dụng thanh nhiệt bổ phổi, thông bao tử, tiêu sưng, tiêu đờm, lợi tiểu.

16. Nhót tây


Nhót tây hay còn gọi là quả tỳ bà có tác dụng giảm ho và giải đờm.

17. Xoài


Xoài có thể chữa say tàu xe, say sóng, nôn mửa. Xoài đắp lên vết bỏng nước sôi có thể  giúp giảm đau, chống viêm.


Tuy nhiên người bị tiểu đường, béo phì, nóng trong người cũng nên lưu ý không nên ăn xoài quá nhiều.

18. Quả bơ


Bơ có tác dụng làm đẹp, chống xơ cứng động mạch, tốt cho thị giác.

19. Dừa

(Ảnh: Shutterstock)


Chống nôn, tiêu phù thũng, hạ sốt và chống say nắng, cơm dừa có thể khai vị, thanh nhiệt và dưỡng huyết.

20. Đu đủ


Ngoài trị tàn nhang, vết thâm nám, đu đủ còn giúp tiêu hóa tốt, chữa ung nhọt.

21. Ô liu


Làm dịu cơn khát, trà ô liu có thể chữa được chứng nóng và khô, thêm chút muối có thể giúp tỉnh táo và ngừng nôn mửa. Những người bị khô miệng, môi khô và nhiều đờm thường xuyên ăn ô liu có thể loại bỏ sự tích tụ của đờm.

22. Nho

(Ảnh: M.Somchai/Shutterstock)


Dưỡng huyết, bổ khí, làm đẹp, lợi tiểu, tiêu thũng.

23. Chanh dây


Thông ruột, khai vị, làm hết khát.


Chanh dây có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều có thể gây ra bệnh sỏi thận, đối với những người bị viêm loét dạ dày, các chất axit hữu cơ có trong chanh dây sẽ khiến chứng bệnh trở nên trầm trọng.

24. Mận


Mận giúp giảm nôn nao, ngủ không ngon, bảo vệ tim, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, làm giảm lượng đường trong máu, bổ sung vitamin A và C.


Tuy nhiên ăn mận quá nhiều có thể gây nóng, hại thận.

25. Đào


Thanh nhiệt, làm ấm phổi, tán ứ, thông ruột.

26. Dâu tây

(Ảnh: Pixabay)


Dâu tây chứa 91% là nước và 7,7% carbohydrate có tác dụng thông huyết, lợi tiểu.


Nên chọn những quả mọng, chắc và có màu đỏ đậm. Dâu tây nên ăn ngay khi còn tươi sẽ ngon hơn.

27. Sung


Chữa kiết lỵ, chữa táo bón, trĩ, giải độc.

28. Anh đào


Ăn anh đào (còn gọi là cherry) giúp ngăn ngừa cảm lạnh, ung thư, tăng cường khả năng của hệ miễn dịch, hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu đường, tăng cường hiệu quả của giấc ngủ.

29. Dưa hấu


Dưa hấu giúp giải nhiệt mùa hè, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc, nhuận tràng.

30. Bí đao


Bí đao giúp làm dịu cơn khát, hạ sốt, lợi tiểu, làm dịu cơn cáu gắt, và lọc máu.


Có thể bổ sung bí đao vào thực đơn ăn uống như chế biến thành trà, ép nước và nấu canh.

31. Kiwi

(Ảnh: Shutterstock).


Làm dịu cơn khát, giải nhiệt và khô rát, lợi tiểu, nhuận tràng.

32. Cà chua


Ăn cà chua giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, bệnh gan, bệnh đường tiêu hóa, thanh nhiệt và giúp hỗ trợ tiêu hóa tốt.


Ăn trái cây tốt cho sức khỏe, mỗi loại trái cây lại có một số tác dụng riêng, tuy nhiên dù là trái cây gì, ăn nhiều quá lại sinh ra tác dụng không tốt. Ăn trái cây với lượng vừa phải, phong phú về chủng loại là tốt nhất.


Vision Times


Trúc Nhi biên tập

Chế độ ăn không đường: Ngừa ung thư và giúp giảm cân “no bụng” Bác sĩ Nhật Bản Nishiwaki Shunji chỉ ra rằng ung thư có thể được ngăn ngừa hiệu quả bằng cách thực hiện chế độ ăn không đường.

Chia sẻ Facebook