Sư thầy phát nguyện đi bộ từ Trung ra Bắc: Đôi chân trần đã chai sạn

Chia sẻ Facebook
15/10/2022 21:34:59

Với hành trang vô cùng đơn giản, sư thầy Thích Minh Tuệ đã thực hiện hành trình phát nguyện của mình từ Nha Trang ra phía Bắc, khiến người đi đường không khỏi chú ý.

Mới đây, tài khoản mạng xã hội tên T.N. đã chia sẻ về cuộc gặp gỡ của mình với một sư thầy đang thực hiện hành trình phát nguyện từ Nha Trang ra phía Bắc và nhận về sự quan tâm của rất nhiều người. Cụ thể, T.N. cho biết, sư thầy có phật danh Thích Minh Tuệ, đã mất 1 tháng rưỡi để đi bộ từ Nha Trang ra đến Hà Nội.

Bài đăng của T.N. về sư thầy gây chú ý. (Ảnh: Chụp màn hình FB T.N.)


Nhìn từ bên ngoài có thể thấy, hành trang của sư thầy hết sức đơn giản, chẳng có gì ngoài chiếc bình bát được chế từ lõi nồi cơm điện, kim chỉ cùng vài miếng vải bố nhặt được để khi nghỉ đắp thêm vào y phục: “Mỗi ngày một bữa cơm chay của người dân biếu tặng, thầy không nhận tiền và cũng không lấy nhiều hơn một suất ăn. Tối thầy ngủ ở nghĩa địa hoặc những căn nhà bỏ hoang. Cái áo của thầy đủ dày để không bị lạnh.” – T.N. viết.

Sư thầy thực hiện hành trình của mình hoàn toàn trên đôi chân trần, vật dụng mang theo cũng rất đơn giản. (Ảnh: FB T.N.)

Đi bộ gần 2 tháng khiến đôi chân thầy Thích Minh Tuệ chai sạn. (Ảnh: FB T.N.)


Hỏi thăm về sư thầy Thích Minh Tuệ, T.N. biết được rằng trước đây thầy là một cán bộ địa chính, vì một lẽ duyên nào đó mà năm 36 tuổi đã xuất gia, bây giờ thầy đã 42 tuổi: “Thầy phát nguyện đi bộ không dùng tiền để hiểu đời, hiểu mình… Thầy nhỏ thó nhưng uy nghi, có lẽ cái uy nghi của thầy xuất phát từ sự nghiêm túc thực hành giới luật…” – T.N. nói cảm nghĩ về sư thầy.

Được biết hiện tại sư thầy đang trên đoạn đường từ Lạng Sơn trở về và đã đi qua cầu Long Biên, Hà Nội. Thời gian tới, sư thầy Thích Minh Tuệ sẽ hướng ra quốc lộ 1 để quay trở về Nha Trang nơi bắt đầu hành trình này.

Căn nhà bỏ không mà sư thầy từng nghỉ ngơi qua đêm. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Channel TV Thời Sự 24h)

Sư thầy được trông thấy đi qua Bắc Giang, Hòa Bình... (Ảnh: FB N.Đ.B/ N.C.)

Bên dưới bài viết, rất nhiều người cũng chia sẻ về cơ duyên gặp được sư thầy, từ Bắc Giang, Hòa Bình cho đến nhiều tỉnh thành khác. Cùng với có, không ít bình luận bày tỏ sự xót xa cho đôi chân trần đã chai sạn vì phải đi bộ quãng đường rất dài và hi vọng sư thầy có thể quay về một cách an toàn, khỏe mạnh.

Hành động của sư thầy nhận được sự kính trọng của nhiều người. (Ảnh: Chụp màn hình YouTube Channel TV Thời Sự 24h)

Dân tình đều hi vọng sư thầy có thể hoàn thành chuyến đi an toàn. (Ảnh: Chụp màn hình FB T.N.)


- Hôm nay có gặp thầy ở Thường Tín xong mà không biết về câu chuyện này. Mong thầy có sức khỏe để hoàn thành chuyến đi của mình.


- Nhiều bạn cứ hỏi tại sao thầy không đi dép. Theo mình được biết thì đi khất thực đầu phải trần, chân không mang dép, không ngó nghiêng chuyện nhân gian, không nhiều lời, không nhận đồ ngoại trừ thức ăn.


- Nhìn và nghe được câu chuyện của thầy mới thấy thầy rất đáng kính trọng. Không phải ai cũng dám buông bỏ mọi thứ để làm được điều như thế.

Trước đó, hình ảnh Đại Đức Thích Tâm Mẫn thực hiện hành trình “nhất bộ nhất bái” (đi một bước lạy một lạy) xuyên Việt cũng khiến nhiều người xúc động. VnExpress đưa tin, sư thầy khởi hành từ TP.HCM, mỗi ngày đi được khoảng 2km. Sau 4 năm cùng 3 triệu cái cúi lạy, sư thầy đã hoàn thành chuyến phát nguyện dài 1.800km với đích đến là Yên Tử, Quảng Ninh.

Sư thầy Thích Tâm Mẫn thực hiện phát nguyện "nhất bộ nhất bái". (Ảnh: Dân Trí)

Mất 4 năm thầy mới hoàn thành chuyến đi của mình. (Ảnh: Dân Trí)

Hành lý mà thầy mang theo mình cũng chỉ có 3 cây quạt lớn để phục vụ việc lễ lạy. Ngoài ra còn có kinh sách, lều chõng vì cuộc hành hương kéo dài hàng năm nên việc phải dừng chân bên đường nghỉ ngơi là điều tất yếu.

Câu chuyện về những sư thầy đi phát nguyện vẫn luôn thu hút sự chú ý của mọi người. Bạn thấy sao về hành động ý nghĩa này, hãy chia sẻ cho chúng tôi biết nhé.


Cùng cập nhật nhiều thông tin hấp dẫn tại YAN !

Với những người tu hành thường hay có hành động phát nguyện, đưa ra lời ước nguyện mong mỏi cho bản thân hay người khác và thực hiện một hành động nào đó có tác dụng đem lại thành tựu hạnh phúc. Thông thường, người phát nguyện giống các sư thầy trên đây sẽ thực hiện những việc trong khả năng của mình. Đây là điều không phải ai cũng làm được vì phải chấp nhận đánh đổi, hy sinh nhiều thứ do đó, việc làm này rất đáng được trân trọng.


Xem thêm nhiều thông tin TẠI ĐÂY !

Chia sẻ Facebook