Sự thật về con nhện mọc sừng dễ thương nhất quả đất!
Thế giới tự nhiên quả thực là có mọi thứ. Từ những cuộc chiến sinh tồn khốc liệt nhất, những vẻ đẹp đầy ma mị, cho đến những sinh vật... kỳ cục đến mức chẳng ai nghĩ rằng chúng tồn tại trên đời.
Ẩn sau con nhện này là một vài điểm hết sức đặc biệt, chẳng hạn như chuyện... nó không phải là nhện thực thụ.
Chẳng hạn như con nhện trong ảnh dưới đây, nhìn qua thì tưởng là ảnh được Photoshop, nhưng lại là loài vật có thật.
Bức hình được nhà khoa học Andreas Kay chụp vào tháng 7/2017 tại Ecuador. Nó có vẻ ngoài như một con nhện thông thường, chỉ khác là phần thân mình mọc ra hai cái sừng trông như mặt quỷ. Một số khác thì thấy nó giống một con sói màu đen, nhưng với đôi tai của một con thỏ.
Và bạn biết điều kỳ lạ nhất ở đây là gì không? Con quái ở trên không phải là nhện, dù trông nó chẳng khác gì nhện.
Con nhện kỳ lạ có cái đầu mọc sừng dễ thương như đất nặn.
Đước biết, sinh vật kỳ lạ này có tên khoa học là Metagryne bicolumnata , nhưng người bản địa biết đến nó với cái tên bunny harvestman, hay chôm chôm tai thỏ . Và nó thuộc một nhóm tổ hợp các loài chân đốt giống nhện - nhện đen chân dài (daddy long-legs) gồm hơn 6600 loài.
" Trông thì có vẻ "nguy hiểm", nhưng chúng không có nọc độc, và cũng không gây hại cho con người " - trích lời Andreas Kay. "Chúng đã tồn tại ít nhất 400 triệu năm rồi, trước cả thời kỳ khủng long sinh sống".
Được biết, những con chôm chôm tai thỏ được con người tìm ra từ năm 1959, bởi chuyên gia về các loài chân đốt người Đức Carl Friedrich Reower. Tuy nhiên dù đã xuất hiện từ khá lâu, các nhà khoa học vẫn không chắc tại sao chúng lại có hình hài kỳ cục như vậy. Chỉ biết rằng có một yếu tố nào đó đã khiến chúng tiến hóa để sở hữu cơ thể màu đen, 2 cái tai, và 2 chấm vàng trông như 2 con mắt.
2 chấm vàng ấy chỉ là mắt giả. Mắt thật của chúng ở phía trước đầu
Theo Kay, chúng có lý do để sở hữu hình dáng đặc biệt này, khi có thể "cosplay" thành loài săn mồi có kích thước lớn hơn. Tuy nhiên, giả thuyết này vẫn chưa được kiểm chứng.
Hơn nữa, cũng chưa từng có bất kỳ nghiên cứu chuyên sâu nào về loài vật này được thực hiện, ngoài vài cái được công bố từ 60 năm trước. Lý do một phần là vì hệ sinh quyển của Ecuador quá đa dạng, đâm ra nghiên cứu được hết thì cũng... hơi khó.
Từ lâu, các nhà khoa học đã đánh giá rừng mưa Amazon là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á.
Có diện tích lên đến hơn 7 triệu km², rừng Amazon nằm trong các quốc gia như Brazil, Peru, Colombia, Venezuela và các quốc gia nhỏ hơn khác. Rừng rậm Amazon là ngôi nhà của một loạt các loài động vật và thực vật đa dạng.
Trong số những khu rừng mưa lớn nhất ở châu Mỹ, rừng rậm Amazon là khu rừng có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% tổng số loài đã được biết đến trên thế giới tồn tại trong rừng Amazon. Đây là nơi tập trung các loài động và thực vật còn sinh tồn nhiều nhất trên thế giới.