Sự thật phũ phàng sau vụ cháy tòa nhà China Telecom Trường Sa
Vào ngày 16/9, một đám cháy đã bùng phát tại tòa nhà Viễn thông Trung Quốc Trường Sa, cao hơn 200m ở thành phố Trường Sa
Truyền thông Trung Quốc hé lộ một sự thật phũ phàng khác đằng sau vụ cháy lớn tại tòa nhà China Telecom (Viễn thông Trung Quốc) Trường Sa: Tuy khả năng phòng cháy chữa cháy của Trung Quốc được nâng cao, nhưng cũng không thể theo kịp tốc độ vươn cao của các tòa nhà cao tầng.
Vào ngày 16/9, một đám cháy đã bùng phát tại tòa nhà China Telecom, cao hơn 200 m ở thành phố Trường Sa, thủ phủ của tỉnh Hồ Nam, được mệnh danh là tòa nhà “cao nhất ở Tam Tương” .
Vào ngày 17/9, Phoenix.com đã đăng một bài báo có tiêu đề “Cháy [tòa nhà] Trường Sa, đốt lên một sự thật khác” với hơn 2 triệu người theo dõi trên Weibo. Có cư dân cư mạng tìm được một bài báo liên quan về tòa nhà viễn thông này vào năm 2009, nói rằng diễn tập chữa cháy cho “Tòa nhà cao nhất ở Tam Tương, vòi phun có thể đạt tới 280 m. “
Vào thời điểm đó, báo cáo đề cập rằng một cuộc diễn tập chữa cháy đã được thực hiện trên tầng 39 của tòa nhà – nơi diễn ra vụ cháy, và tuyên bố rằng vòi phun cháy “có thể đạt độ cao thẳng đứng khoảng 280 m trong điều kiện áp suất cao” . Do đó, đám cháy ở tầng 39 nhanh chóng được dập tắt. “ Khả năng chữa cháy nhà cao tầng của sở chữa cháy thành phố chúng tôi rất tốt .”
Sau nhiều năm trôi qua, có thể nói rằng công nghệ và phương tiện chữa cháy đã được cải thiện, nhưng nhiều người thắc mắc tại sao khi đối mặt với vụ cháy này, lực lượng chữa cháy dường như lực tất tòng tâm, khiến cho tòa nhà bị thiêu rụi chỉ còn lại khung xương?
Bài viết cho biết lý do là bởi thực tế “các cuộc diễn tập chữa cháy được chuẩn bị trước một cách đầy đủ, khác hẳn với việc chữa cháy thực tế. Quan trọng hơn, việc chữa cháy các tòa nhà siêu cao luôn là vấn đề nhức nhối trên toàn thế giới.”
Mặt khác, chiều cao làm việc của xe cứu hỏa ở giai đoạn này nhìn chung chỉ khoảng 100m, ở các tầng cao hơn về cơ bản là không có cách giải quyết, hơn nữa xe cứu hỏa có thể leo lên độ cao như vậy đòi hỏi phải có mặt bằng rộng rãi để hoạt động, trong khu vực mật độ tập trung dân cư đông đúc, hoàn toàn không thể triển khai được.
Việc chữa cháy bằng drone, tuy có thể đóng vai trò nhất định nhưng chúng cũng vô dụng trước những đám cháy bất ngờ và khói cuồn cuộn tại hiện trường. Vì thế, vụ cháy tòa nhà China Telecom Trường Sa đã đốt lên một sự thật phũ phàng:
“Năng lực phòng cháy chữa cháy của Trung Quốc đã được nâng cao, nhưng khả năng vẫn chưa theo kịp tốc độ vươn cao của các tòa nhà cao tầng, các tòa nhà chọc trời nguy hiểm hơn chúng ta nghĩ rất nhiều.”
Trên thực tế, không chỉ an toàn cháy nổ mà các vấn đề do các tòa nhà chọc trời gây ra đều là vấn đề nan giải, chẳng hạn như an toàn và khả năng chống động đất, sự rung chuyển của Tòa nhà SEG Thâm Quyến trước đây là một mô hình thu nhỏ, và nó còn làm trầm trọng thêm hiệu ứng đảo nhiệt, ô nhiễm ánh sáng và sụt lún đất.
Lần này, tòa nhà China Telecom bị cháy rụi, việc xử lý hậu quả như thế nào cũng là một vấn đề lớn.
Tòa nhà chọc trời khác với các tòa nhà cao tầng thông thường. Chúng đòi hỏi nhiều nguồn lực đầu tư phát triển và xây dựng. Ví dụ, tòa Burj Khalifa, tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới, mất 6 năm từ năm 2004 đến khi hoàn thành vào năm 2010, chi phí lên tới 1,5 tỷ đô la Mỹ.
Dưới sự đầu tư khổng lồ, nếu doanh thu của nhà phát triển không thành công, tòa nhà chọc trời hào nhoáng có thể trở thành một tòa nhà đổ nát.
Tuy nhiên hiện tại, các chính quyền địa phương ở Trung Quốc Đại Lục đang đấu tranh cho “phong trào xây dựng thành phố” , và các tòa nhà chọc trời làm mới hồ sơ đường chân trời giống như dữ liệu GDP, trở thành một danh thiếp và biểu tượng quan trọng để thể hiện những thành tựu chính trị của thành phố và đại diện cho sức mạnh của thành phố. Vậy nên, các tòa nhà cao ốc nối đuôi nhau mọc lên, vẽ ra một chặng đua dài mang tên “Tòa nhà cao nhất Trung Quốc”.
Theo thống kê năm 2017, ở Trung Quốc có 347.000 tòa nhà cao tầng, trong đó có hơn 6.000 tòa nhà cao trên 100 m và hơn 600 tòa nhà cao trên 200 m, đứng đầu thế giới về số lượng. Trong bảng xết hạng 50 tòa nhà cao nhất thế giới năm nay, có đến 25 tòa nhà là của Trung Quốc, chiếm 50%.
Chúng bao gồm Tháp Thượng Hải cao 632 m, Trung tâm Tài chính Bình Định An Thâm Quyến cao 599,1 m, Trung tâm Tài chính Quảng Châu và Thiên Tân Chow Tai Fook cao 530 m, và Tháp CITIC Bắc Kinh cao 527,7 m.
“Nếu không thể đánh bại đối phương bằng GDP, thì hãy đánh bại bằng chiều cao”. Cuộc cạnh tranh về chiều cao của tòa nhà có thể so sánh với chức vô địch về GDP, nhưng khi bước chân vào cuộc đua của tòa nhà chọc trời, sự an toàn và điều kiện cần thiết của các tòa nhà lại không được chú trọng nhiều, xây lên để chạy đua theo thành tích.
Hiện tại, bài viết này đã bị Phoenix Network gỡ bỏ mà không rõ lý do.
Vụ 60 người Việt tháo chạy khỏi casino Campuchia: Chưa ai về tới Việt Nam
Thêm 60 người chạy trốn khỏi casino Campuchia về hướng Cửa khẩu Mộc Bài, tròn một tháng sau vụ 42 người Việt tháo chạy, bơi qua sông về VN.