Sự thật đằng sau vụ cháy ở Tân Cương kích hoạt làn sóng biểu tình trên toàn Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
29/11/2022 16:04:04

Do chính quyền Tân Cương phòng chống dịch bệnh cực đoan, gây cản trở việc cứu hỏa, khiến ít nhất 10 người chết trong hỏa hoạn.

Hàng loạt các cuộc biểu tình vào cuối tuần qua, được cho là kích hoạt bởi mồi lửa của vụ hỏa hoạn ở Urumqi (Tân Cương), khiến hàng chục người thiệt mạng. Bản thân vụ nai nạn không hẳn là nguyên nhân khiến người dân toàn Trung Quốc tức giận đến thế, mà nguyên nhân sâu xa là sự ‘tức nước vỡ bờ’ được tích tụ bởi chính sách phòng dịch cực đoan của chính quyền, và thái độ thất trách, coi thường mạng người, thiếu sự thành khẩn và sợ trách nhiệm của các nhà chức trách địa phương.

Gần đây, chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tiếp tục phong tỏa phòng dịch cực đoan, vào tối ngày 24/11, một đám cháy đã bùng phát tại một tòa nhà dân cư ở Urumqi, Tân Cương.

TQ: Chung cư bị phong tỏa gặp hỏa hoạn, hàng chục người thiệt mạng

Các quan chức Tân Cương gây tranh cãi khi nói rằng “cư dân rất yếu kém trong việc tự cứu”


Vào nửa đêm ngày 25/11, Văn phòng Thông tin của Chính quyền thành phố Urumqi, Tân Cương đã tổ chức một cuộc họp báo để nói về tình hình sự cố “hỏa hoạn ngày 24/11” và trả lời các vấn đề xã hội quan tâm, ví như liệu cộng đồng nơi xảy ra sự cố có phải là nơi có nguy cơ dịch bệnh thấp hay không, lối thoát hiểm của tòa nhà dân cư có bị buộc dây thép hay không, v.v.

Chính quyền liệt kê 4 yếu tố:

Thứ nhất, việc bố trí, lắp đặt các thiết bị điện gia dụng không tuân thủ các quy định quản lý an toàn phòng cháy chữa cháy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ;

Thứ hai, các cửa chống cháy thường đóng trên tầng xảy ra vụ cháy không được đóng kín khiến đám cháy nhanh chóng lan rộng;

Thứ ba, các con đường trong cộng đồng cứu hỏa chật hẹp, ô tô cá nhân đỗ lộn xộn, ảnh hưởng đến tốc độ xe cứu hỏa đến hiện trường;

Thứ tư, “một số cư dân có khả năng tự phòng vệ và tự cứu hộ yếu”, và họ không quen thuộc với vị trí của lối thoát hiểm thứ hai dẫn lên nóc tòa nhà dân cư, khi xảy ra hỏa hoạn không thể dập tắt lửa một cách hiệu quả và kịp thời tự thoát.

Những ngôn luận nói trên của chính quyền đã làm dấy lên sự phẫn nộ của công chúng. Nhiều cư dân mạng đã để lại bình luận trên Weibo:


“Làm thế nào để một đứa trẻ 3 tuổi có thể tự cứu mình?”

“Cứ nghĩ rằng có thể nghe thấy lời xin lỗi của ông ta, nhưng kết quả ông ta đã yêu cầu chúng tôi tự phản tỉnh.”

“Không phải người đã khuất hãy yên nghỉ, mà là người đã khuất phải suy nghĩ lại.”

“Chẳng bằng nói thẳng ra là do người bị nạn đoản mệnh.”

“Nói cả ngày trời cũng không nói được một câu nào ra tiếng người nữa.”

Đẩy vụ Ngô Diệc Phàm ra nhằm chuyển hướng dư luận

Ngoại giới chú ý rằng Thị trưởng Urumqi, ông Memtimin Qadir, đã tuyên bố trong cuộc họp báo rằng cộng đồng xảy ra hỏa hoạn thuộc khu vực có nguy cơ dịch bệnh thấp và không có việc buộc cửa bằng dây thép. Cửa của các tòa nhà cũng đều không đóng, và cư dân có thể xuống dưới tầng hoạt động. Tuy nhiên, theo đoạn video được lan truyền trước đó, có thể thấy sau khi xe cứu hỏa đến hiện trường đã bị hàng rào và các vật dụng khác dựng lên để khống chế dịch chặn lại, nên không thể tiến vào khu cộng đồng cao tầng, chỉ có thể dừng ở bên ngoài tương đối xa khu cộng đồng, vòi nước áp lực cao không thể chạm đến tầng xảy ra hỏa hoạn.

Ngoài ra, một số cư dân của cộng đồng đã chụp ảnh cửa ra vào bị khóa trong tòa nhà. Một số người dân địa phương cũng quay video cho biết, khi hỏa hoạn xảy ra, cửa đã bị khóa và họ hoàn toàn không thể thoát ra ngoài.

Cư dân mạng cũng đăng lại nội dung video cho thấy những người mắc kẹt này liên tục kêu cứu và họ không thể tiếp cận tòa nhà khác từ sân thượng.

Một số cư dân của cộng đồng đã chụp ảnh cánh cửa lối đi bị khóa chết trong tòa nhà. Một số người dân địa phương cũng quay video cho biết, khi xảy ra hỏa hoạn, cửa đã bị khóa và họ hoàn toàn không thể thoát ra ngoài. (Ảnh chụp màn hình)


— Mary (@zhufenxi2) November 25, 2022


Theo báo cáo của BBC , do hầu hết các khu vực của Urumqi đã bị phong tỏa kể từ ngày 10/8 do dịch bệnh, nên nhiều cư dân mạng đã đặt câu hỏi liệu việc phong tỏa có cản trở việc cứu hỏa hay không, đồng thời bày tỏ sự tức giận và bất bình. Tính đến chiều ngày 24/11, các chủ đề liên quan đến vụ cháy đã thu hút được sự quan tâm và thảo luận rộng rãi trên Internet Trung Quốc Đại Lục, và đã có hơn 800 triệu lượt xem.


Nhưng điều kỳ lạ là khi vụ hỏa hoạn ở Tân Cương thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, chính quyền ĐCSTQ lại rầm rộ công bố tin tức về phán quyết sơ thẩm đối với nam diễn viên Ngô Diệc Phàm (Wu Yifan) và tin tức về vụ cháy ở Urumqi, Tân Cương trên Sina Weibo cũng nhanh chóng “biến mất”, các tin tức về Ngô Diệc Phàm được xếp hàng đầu.

Ngay sau khi vụ hỏa hoạn ở Tân Cương thu hút sự chú ý lớn từ dư luận, chính quyền ĐCSTQ đưa tin rầm rộ về phán quyết sơ thẩm đối với nam diễn viên Ngô Diệc Phàm. Trong ảnh là 4 tin tức hàng đầu đều liên quan đến Ngô Diệc Phàm. (Ảnh chụp màn hình)

Người phụ nữ Tân Cương tiết lộ cả gia đình của bạn đều gặp nạn

Hiện tại, chính quyền ĐCSTQ chính thức công bố rằng 10 người đã thiệt mạng trong vụ hỏa hoạn này. Nhưng sau đó, một số cư dân mạng đã đăng bài chỉ ra rằng một bác sĩ trực ban đã nói số người chết thực tế là 44 người. Về vấn đề này, các cư dân mạng khác chỉ ra rằng có 18 phòng bị cháy đen, do đó nếu mỗi phòng chỉ có 1 người thì cũng không thể nào chỉ có 10 người chết.

Vào ngày 26/11, trên Twitter đã đăng một đoạn video tự quay chân dung của một cô gái đến từ Tân Cương, kể câu chuyện về việc các quan chức địa phương che giấu sự thật sau khi vụ hỏa hoạn xảy ra. Điều này đã thu hút sự chú ý của dư luận.

“khu vực có nguy cơ dịch bệnh thấp”,

“Tôi thực sự cảm thấy rất buồn cười, rất tức giận, rất đau lòng.”

“Tôi chỉ muốn nói với bạn sự thật. Sự thật là cộng đồng này là một cộng đồng có nguy cơ dịch bệnh cao, và công tác phòng chống dịch bệnh của Tân Cương đã gây ra thảm họa như vậy. Các cánh cửa của cộng đồng có nguy cơ cao đều bị niêm phong, và các cửa căn hộ bị bịt kín. Mọi người không có cách nào mở cửa căn hộ và đi ra ngoài.”

“Nửa tiếng sau, xe cứu hỏa mới vào được bên trong cộng đồng, sau đó còn phải mất gần hai giờ để dỡ bỏ những cột gỗ, hàng rào và tấm tôn.”

“Do hơn 100 ngày phong tỏa trong cộng đồng, nên nhiều ô tô cá nhân không thể nổ máy, không thể di chuyển xe. Thậm chí có chủ xe còn bị cách ly trong bệnh viện cabin, do đó mới để lỡ thời gian cứu hỏa. Xe cứu hỏa không tiếp cận được tầng xảy ra cháy, dẫn đến đám cháy ở tầng 15 và lan lên tầng 21.”


Cuối cùng, cô đã chỉ trích các quan chức Tân Cương vì đã không làm bất cứ điều gì trong hơn 100 ngày phong tỏa. Sau khi thảm họa xảy ra, họ chỉ biết đổ lỗi cho nhau. Cô nhắc nhở người nước ngoài không nên đến Tân Cương, bởi vì “Tân Cương là nhà tù và là địa ngục” .


Ngoài ra, một cư dân mạng ở Urumqi (Tân Cương) đã kể về cảnh gia đình thoát khỏi đám cháy. Cô cho biết, khi xảy ra cháy, bố mẹ và em gái của cô vội chạy xuống tầng 1 nhưng khi xuống đến tầng 1 thì phát hiện cửa căn hộ bị khóa, sau đó phải thoát ra ngoài bằng cửa sổ của căn hộ nhà hàng xóm ở tầng 1. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông chính thống không những không đưa tin mà còn tuyên bố “cộng đồng là khu vực có rủi ro dịch bệnh thấp”.

Cư dân mạng này nói rằng cha mẹ và gia đình của cô vẫn an toàn, nhưng 3 đứa con của bạn của bố cô đều đã thiệt mạng. Một người bạn của cô vẫn đang nằm trong phòng cấp cứu, và những người thân trong gia đình của người này cũng đã thiệt mạng.

Nhưng đối với loại tin tức như thế này, chính quyền địa phương đều không đề cập đến, và các phương tiện truyền thông chính thống cũng không đưa tin. Trên Internet cũng có thông tin nói rằng cảnh sát đã đến tận nhà thu điện thoại di động của người dân địa phương cầu cứu trên mạng.

Liên quan đến sự cố hỏa hoạn ở Tân Cương, chính quyền địa phương né tránh các vấn đề nhạy cảm. (Ảnh chụp màn hình)

Người dân Tân Cương biểu tình, tố cáo ĐCSTQ không quan tâm đến sống chết của cư dân

Hiện tại, sự cố hỏa hoạn ở Tân Cương đã khiến người dân địa phương vô cùng bất mãn, nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra.


Theo Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, người dân địa phương đã xuống đường biểu tình và yêu cầu chấm dứt lệnh phong tỏa. Cư dân mạng cũng đăng tải hình ảnh về một số lượng lớn người dân xuống đường yêu cầu chính quyền Urumqi chấm dứt phong tỏa.


最新消息,在乌鲁木齐市政府前的民众已经突破大门,进入到大楼入口 pic.twitter.com/IuznWOZF4b

— 李老师不是你老师 (@whyyoutouzhele) November 25, 2022

Một số cư dân mạng cũng chia sẻ rằng ông Mã Chí Quân (Ma Zhijun), Phó Bí thư Thành ủy Urumqi, đã đứng ra đối thoại với người dân, người dân phàn nàn về việc bị phong tỏa liên tục, truy vấn Phó Bí thư Thành ủy Urumqi Mã Chí Quân rằng khi nào mới gỡ phong tỏa. Cũng có người chia sẻ Bí thư Thành ủy Urumqi, ông Dương Phát Thâm (Yang Fasen) đã ra mặt để duy trì ổn định, hứa rằng các cộng đồng có nguy cơ thấp sẽ được gỡ phong tỏa vào ngày hôm sau, và sẽ đích thân đến các cộng đồng khác nhau để giải quyết các vấn đề của người dân.


Về vấn đề này, ông Tahir Imin, một học giả người Duy Ngô Nhĩ, hiện đang sống ở Washington và là người sáng lập tờ Uyghur Times , chỉ trích rằng Chính phủ xử lý vấn đề này rất tệ, việc này cũng cho thấy họ không quan tâm đến cuộc sống của người dân. Ông cũng tiết lộ, khi đám cháy bùng phát, các nhân viên liên quan vẫn đang tiến hành xét nghiệm virus ở khu vực xung quanh khiến đám cháy tiếp tục lan rộng, công tác chữa cháy bị đình trệ, lãng phí 2 tiếng đồng hồ quý báu và dẫn đến người dân địa phương thiệt mạng.


Lê Tiểu Quỳ, Vision Times

Hơn 50 trường tại Trung Quốc biểu tình chống ‘Zero COVID’ và kêu gọi dân chủ

Hơn 50 trường cao đẳng và đại học tại Trung Quốc đã biểu tình phản đối thể chế toàn trị của ĐCSTQ, hưởng ứng “cách mạng giấy trắng”.

Chia sẻ Facebook