Sử dụng đúng nguồn carbon góp phần chống biến đổi khí hậu

Chia sẻ Facebook
21/06/2022 18:37:27

Không phải loại bỏ hoàn toàn, mà sử dụng đúng nguồn carbon - những nguồn không gây tổn hại đến bầu khí quyển - mới chính là giải pháp giúp giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính gây ra.


Sáng kiến "Cầu vồng Carbon"

Tiên phong trong phát triển bền vững, điển hình là các hoạt động bảo vệ môi trường và cải thiện sức khỏe hành tinh, Unilever đã đặt ra thuật ngữ "Cầu vồng Carbon", hay "Chu trình Carbon", nhằm giúp xác định các nguồn carbon khác nhau, từ đó đa dạng hóa nguồn carbon trong nguyên – nhiên liệu đầu vào của doanh nghiệp, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đầu tiên, carbon đen được quy ước cho khí carbon đến từ các nguồn nhiên liệu hóa thạch hữu hạn như than đá, dầu mỏ, khí đốt từ các mỏ sâu trong lòng đất hoặc dưới biển...gây ra hiệu ứng nhà kính.

Chính vì vậy, mục tiêu của Unilever chính là thay thế nguồn carbon đen bởi các nguồn carbon tích cực hơn, như là: carbon tím – đại diện cho CO2 được thu hồi từ phát thải công nghiệp, carbon xanh lá từ thực vật và nguồn sinh học, carbon xanh dương từ tảo biển, và carbon xám đại diện cho nguồn carbon từ vật liệu thải – cụ thể là từ rác thải nhựa.


Sản phẩm xanh "từ trong ra ngoài"

Hướng tới mục tiêu đến năm 2030 sẽ loại bỏ 100% nguồn nguyên liệu từ carbon hóa thạch không thân thiện môi trường khỏi các sản phẩm và thành phần công thức của các sản phẩm Chăm sóc Gia đình sẽ có khả năng phân hủy sinh học đến 100%, chương trình "Tương lai Xanh" từ Unilever Việt Nam đã áp dụng "Cầu vồng Carbon" vào việc phát triển sản phẩm của mình.

Chương trình "Tương lai Xanh" từ ngành hàng Chăm sóc Gia đình của Unilever Việt Nam.

Điển hình, các nhãn hàng đã tận dụng nguồn carbon xanh thông qua việc kết hợp giữa thiên nhiên và khoa học để tạo ra những hợp chất sinh hóa, hoàn toàn phân hủy sinh học và sử dụng những nguồn nguyên liệu tái tạo.

Điển hình với nhãn hàng Sunlight, Unilever Việt Nam là đơn vị đầu tiên của Unilever tại châu Á sử dụng chất làm sạch có nguồn gốc sinh hóa Rhamnolipid trong sản phẩm Sunlight Dịu nhẹ.

Ngành hàng Chăm sóc Gia đình của Unilever Việt Nam còn sử dụng những chất đa phân tử làm sạch có nguồn gốc tự nhiên để thay thế cho các chất hoạt động bề mặt thông thường. Ví dụ như OMO với "Màn chắn kháng bẩn Xanh – Green Polyshield", hoặc sản phẩm Vim với công nghệ "Màn chắn bẩn thông minh hiệu quả suốt 24h", hay Comfort với hoạt chất làm mềm vải có nguồn gốc từ lúa mì...

Ngoài ra, chương trình "Tương lai Xanh" cũng hướng đến mục tiêu giảm lượng nhựa nguyên sinh và sử dụng nhựa tái chế trong sản xuất bao bì, đến năm 2025 đạt 100% bao bì của sản phẩm Chăm sóc Gia đình đều có thể tái sử dụng, tái chế hoặc dễ dàng phân hủy.

Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngành hàng Chăm sóc Gia đình đã áp dụng carbon xám – nguồn carbon đến từ rác thải nhựa. Cụ thể, chương trình thúc đẩy sử dụng nhựa tái sinh, giúp giảm lượng nhựa nguyên sinh từ carbon đen. Thậm chí hiện nay, đã có những sản phẩm có vỏ chai được làm từ 100% nhựa tái sinh, điển hình như Comfort cho da nhạy cảm, nước rửa chén Sunlight Mềm Dịu, Sunlight Chanh 100, nước lau sàn Sunlight Thiên Nhiên, Cif Thiên Nhiên, Lifebuoy lau sàn, nước tẩy bồn cầu Vim xanh.

Bên cạnh đó, ở mục tiêu về bao bì nhựa, chương trình "Tương lai Xanh" còn thúc đẩy phát triển bao bì sản phẩm có khả năng tái chế, cũng như triển khai các hoạt động khuyến khích người tiêu dùng tái sử dụng bao bì và đổ đầy sản phẩm vào chai rỗng cũ tại nhà để giảm lượng bao bì nhựa.

Các nhãn hàng và sản phẩm là cốt lõi của hoạt động kinh doanh tại Unilever Việt Nam. Các mục tiêu vì khí hậu đòi hỏi doanh nghiệp cần lên kế hoạch và triển khai việc tái thiết kế, đổi mới sản phẩm "từ trong ra ngoài". Điều này có nghĩa, các nhãn hàng Chăm sóc Gia đình từ Unilever Việt Nam không chỉ quan tâm đến thành phần công thức sản phẩm mà còn thúc đẩy mô hình "sử dụng ít nhựa hơn, sử dụng nhựa tốt hơn và tiến đến không dùng nhựa". Đây là nỗ lực không chỉ giúp doanh nghiệp cải thiện sức khỏe hành tinh thông qua cắt giảm khí nhà kính mà còn củng cố vị trí của các nhãn hàng trong lòng người tiêu dùng.

Chia sẻ Facebook