Startup Indonesia biến rác thành ‘vàng’

Chia sẻ Facebook
10/07/2022 11:35:44

Các startup Indonesia tặng điểm và các phần quà khác cho mọi người để đổi lấy rác tái chế với mong muốn biến vấn đề rác thải thành cơ hội kinh doanh.  

Khởi nghiệp

Startup Rekosistem bắt đầu thử nghiệm hộp thu thập chai nhựa tự động tại một nhà ga đông đúc ở thủ đô Jakarta từ năm ngoái. Cách thức hoạt động của nó rất đơn giản: Người dùng chỉ cần quét mã QR trên hộp bằng ứng dụng Rekosistem rồi đặt chai nhựa vào trong để nhận điểm thưởng.

Một điểm thu gom rác thải nhựa của Rekosistem. (Ảnh: Antaranews)

Theo Rekosistem, hộp thu thập 100 đến 120 chai nhựa mỗi ngày. Startup còn vận hành một ki-ốt “Waste Station” gần nhà ga, chấp nhận các loại rác tái chế khác, cũng như dịch vụ thu gom tại nhà. Doanh nghiệp có thể lên lịch thu gom ngay trên ứng dụng.

Sau đó, người dùng sẽ chuyển các điểm thưởng thành GoPay Coins, một lọai tiền kỹ thuật số của tập đoàn GoTo. Rekosistem bán những gì thu gom được cho các công ty tái chế.

Theo CEO Ernest Layman, họ vẫn đang “đốt tiền” để đầu tư nhằm mở rộng công suất và đổi mới tính năng, song hi vọng sẽ đạt lợi nhuận trong vòng 5 đến 7 năm. Startup đã ký biên bản ghi nhớ với công ty thương mại Marubeni của Nhật Bản với mục tiêu tận dụng mạng lưới của Marubeni để thúc đẩy doanh số.

Cạnh tranh trên thị trường này ngày một khốc liệt khi nhiều startup cung cấp dịch vụ thu gom rác tái chế qua ứng dụng. Chẳng hạn, Octopus Indonesia cũng sở hữu một hộp thu gom tại cùng nhà ga với Rekosistem. Công ty ký thỏa thuận với Xiaomi để quảng bá tái chế rác thải điện tử. Một đối thủ khác là Plasticpay lại chuyên thu gom chai nhựa.

Với dân số và kinh tế không ngừng tăng trưởng, Indonesia mỗi năm lại xả nhiều rác hơn. Theo Bộ Môi trường nước này, rác thải nhựa đã tăng khoảng 40% từ năm 2019 lên 6,68 triệu tấn năm 2021. Do đó, chính phủ đang thúc đẩy hoạt động tái chế mạnh hơn. Bộ Môi trường yêu cầu các nhà sản xuất, nhà hàng và bán lẻ giảm 30% tổng lượng rác thải vào ngày 1/1/2030, đòi hỏi tái chế rác thải nhựa, nhôm, thủy tinh và giấy nhiều hơn. Nhiều công ty tham gia với hi vọng dẫn đầu trong ngành công nghiệp tái chế nhiều hứa hẹn.

Dù vậy, chỉ nỗ lực của chính phủ là không khả thi. Một trong những nguyên nhân khiến Indonesia vẫn xả rác ngày một nhiều là thiếu nhận thức về tái chế. Nhiều người tin rằng, cần có cách tiếp cận khác để thay đổi cơ bản thói quen tiêu dùng. Tạo ra một hệ thống thu thập lượng lớn rác thải cũng rất quan trọng. Công nghệ kỹ thuật số có thể là chìa khóa.

Tại Đông Nam Á, các startup khác cũng đang nỗ lực giải quyết vấn đề rác thải. Trash Lucky tại Thái Lan tặng vé xổ số điện tử để đổi lấy chai nhựa và giấy, giải thưởng đa dạng từ phiếu mua hàng giảm giá cho đến vàng thỏi. Tại Singapore, Alba Group thu gom máy tính, điện thoại và đồ điện tử cũ và tặng điểm cho mọi người để sử dụng tại các doanh nghiệp đối tác.

Đông Nam Á nổi bật nhờ lượng rác thải phát sinh. Năm 2010, Indonesia đứng thứ hai về lượng rác thải xả ra đại dương với 1,29 triệu tấn mỗi năm, còn Philippines đứng thứ ba với 750.000 tấn. Dường như điều này không thay đổi trong vòng một thập kỷ. Điều đó biến Đông Nam Á thành khu vực hấp dẫn với các doanh nghiệp môi trường, thu hút nhiều sáng kiến đến từ các startup khác nhau.


Du Lam (Theo Nikkei)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Startup Việt: Tìm người phù hợp rất khó, nhưng không thể hạ thấp tiêu chuẩn

icon 0

Nhà sáng lập công ty startup khẳng định chất lượng nhân sự là vấn đề cốt yếu, do đó buộc phải tìm được đúng người đáp ứng tiêu chuẩn cho dù việc tuyển dụng khó khăn thế nào.

Shark Bình đầu tư 1 triệu USD vào giải pháp quản trị nhân sự HROnlineicon0HROnline được Shark Nguyễn Hòa Bình thông qua Công ty cổ phần tập đoàn Chuyển đổi số NextPay rót vốn trị giá 1 triệu USD.

Startup Việt nhận đầu tư 50 triệu USDicon0Khoản vốn rót vào OnPoint được xem là lớn nhất trong vòng 5 năm qua trong lĩnh vực phát triển thương mại điện tử tại Đông Nam Á.

Làn sóng sa thải tại các startup Đông Nam Á mới chỉ bắt đầu

icon 0

Hàng trăm nhân viên của các startup Đông Nam Á đã mất việc làm trong vài tháng qua, cho thấy họ không ‘miễn nhiễm’ trước biến động của kinh tế toàn cầu.

Startup về đầu tư chứng khoán tại Việt Nam nhận đầu tư 4,8 triệu USD

icon 0

Với khả năng cho nhà đầu tư chơi chứng khoán với số tiền nhỏ, startup Anfin thu hút lượng người tham gia lớn sau thời gian ngắn ra mắt.

Startup cánh tay robot công nghiệp nhận đầu tư 10 tỷ của Shark Hùng Anh

icon 0

Muốn tạo việc làm cho người miền Trung, startup cánh tay robot công nghiệp từ chối dời nhà máy khỏi Đà Nẵng và nhận được gói đầu tư 10 tỷ của Shark Hùng Anh.

4 founder thuyết trình nhưng chỉ 1 người ra về với số vốn 10.000 USD và tấm ảnh selfie từ triệu phú Will Smith: Hoá ra đây là bí quyết gọi vốn 'chắc thắng' trong vỏn vẹn 40 giây

icon 0

Chỉ trong chưa đầy 1 phút, vị doanh nhân trẻ này đã thuyết phục thành công triệu phú Hollywood đầu tư 10.000 USD và chụp ảnh selfie cùng mình.

Doanh nhân Hàn Quốc khởi nghiệp dịch vụ đặt phòng khách sạn theo giờ tại Việt Namicon0Một công ty startup nhảy vào mảng đặt phòng khách sạn theo giờ nhằm khai thác nhu cầu hiện hữu này tại Việt Nam.

Mời Shark Liên rót 1 triệu USD, Voicebot AI cam kết không đạt KPI sẽ hoàn tiền

icon 0

EM & AI đến Shark Tank mùa 5 gọi 1 triệu USD cho 5% cổ phần để cung cấp ra toàn cầu giải pháp Voicebot AI – tự động gọi điện chăm sóc khách hàng với giọng trí tuệ nhân tạo.

Forbes điểm danh những startup Việt có thể trỗi dậy thành kỳ lân tiếp theoicon0Việt Nam đã có 4 kỳ lân, đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á và thiết lập kỷ lục vốn đầu tư 1,4 tỷ USD trong năm 2021.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook