Startup được đề nghị “bao nuôi” cho đến khi nào bán được hàng trên Shark Tank
Nền tảng bất động sản Remaps đã được shark Hùng Anh đầu tư 10 tỷ đồng đổi 40% cổ phần, đặc biệt sẽ được “bao nuôi” cho đến khi bán được hàng.
Remaps là một nền tảng proptech (công nghệ bất động sản) cung cấp cho người dùng các tiện ích như tìm kiếm vị trí bất động sản theo giấy chủ quyền; xem quy hoạch để biết tiềm năng; tham khảo giá; có cộng đồng người mua người bán và môi giới; có số liệu thống kê để phân tích và nhận định. Startup này do Lê Minh Đức sáng lập và đến Shark Tank Việt Nam tập 11 mùa 5, kêu gọi đầu tư 1 triệu USD cho 20% cổ phần, 60% tiền đầu tư được sử dụng để làm truyền thông, 40% còn lại dành cho cải thiện sản phẩm bao gồm cải thiện tốc độ, cải thiện trải nghiệm người dùng và tăng dữ liệu.
Nguyễn Minh Đức, người sáng lập Remaps - Ảnh: Shark Tank
Trên trang web của startup hiện có thông tin của 17,5 triệu thửa đất ở 21 tỉnh thành trên cả nước. Người dùng có thể gõ theo từ khóa để tìm thửa đất, xem kích thước, quy hoạch, giá, dẫn đường, chia sẻ hoặc đăng bán, đăng tin cho thuê chỉ trong 30 giây.
Tất cả các công nghệ trên nền tảng này đều do Remaps nắm giữ để có thể phục vụ cho việc cải tiến và cập nhật dữ liệu nhanh.
Sau 2 năm hoạt động, công ty đã có 1,2 triệu người dùng, 110 nghìn người dùng đăng ký. Remaps xếp hạng thứ 6 trong các nền tảng bất động sản Việt Nam theo Similar Web, mỗi ngày phục vụ từ 8 – 10 nghìn người.
Tính đến hiện tại, nhà sáng lập đã đầu tư 13,5 tỷ đồng vào công ty và trải qua 3 giai đoạn gọi vốn.
Mô hình kinh doanh của startup hướng đến thu tiền từ 3 nhóm bao gồm: Thu từ người dùng, đã có doanh thu 170 triệu; thu từ dịch vụ API (Application Programming Interface – phương thức trung gian kết nối các ứng dụng và thư viện khác nhau) đấu nối với các nền tảng bất động sản, hiện có doanh thu 230 triệu; thu từ quảng cáo.
Đáng chú ý Remaps không thu tiền tính năng listing như một số nền tảng khác, vì người muốn đăng bán thì bắt buộc phải có một bất động sản.
Hiện tại startup đang cập nhật bản đồ theo quy hoạch sử dụng đất. Kể từ khi có bản quy hoạch, chỉ sau 4 – 8 tiếng là có thể cập nhật trên hệ thống, thông tin được lấy từ nguồn công khai.
“Ở trên thị trường hiện tại có rất nhiều nơi công khai cái đó. Chỉ là cách thức họ công khai bằng file pdf khá là khó coi. Chính vì vậy, Remaps mới đưa lên bản đồ bằng cách ghép tất cả các lớp lại để giúp cho người Việt tra cứu dễ, nhanh”, Minh Đức nói.
Nhà sáng lập startup cũng cho biết, chưa thống kê được người dùng trả tiền cho việc gì khi sử dụng nền tảng bởi chức năng xem quy hoạch là miễn phí.
Trên nền tảng của Remaps, người bán chỉ cần đúng thông số bất động sản là được đăng tin, không cần xác nhận là chính chủ hoặc được ủy quyền.
Về phần kiểm soát thông tin, Minh Đức chia sẻ: “Khi tạo ra cộng đồng đưa lên sẽ có khuyến cáo riêng. Người dùng tự vẽ được thì bên em sẽ kiểm soát được chuyện đó. Thời gian Remaps làm được trong vòng 24 tiếng”.
Theo nhà sáng lập Remaps, doanh thu lớn nhất là quảng cáo, quan niệm phải tạo ra sản phẩm tốt trước nên hiện nay đang tập trung xây dựng sản phẩm, chưa tập trung kiếm tiền. Đặc biệt, startup có những ý tưởng không cần cộng đồng vẫn thu được tiền. Có những ý tưởng đã được triển khai như user (người dùng), API. Các sản phẩm thu tiền khác sẽ được startup triển khai từ nay đến cuối năm.
Remaps hiện có khoảng 25% người dùng ở Hồ Chí Minh, 13% ở Hà Nội. 50% người dùng là nhà môi giới, còn lại là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Shark Hùng Anh chốt đầu tư với Remaps - Ảnh: Shark Tank
Shark Hùng Anh tỏ ra đặc biệt quan tâm đến startup này, ông thắc mắc về dự tính thời gian đạt doanh thu đáng kể của Remaps. Minh Đức cho biết, từ nay đến cuối năm, startup của anh dự kiến triển khai 5 nguồn doanh thu còn lại. Sau khi xong mới truyền thông bởi nếu truyền thông mà doanh thu không về thì startup nguy hiểm.
Đội ngũ Remaps hiện tại có 14 người và phần lớn làm parttime nên chi phí gần như chỉ dành cho IT. Ngoài ra, Remaps chi phí cho server (máy chủ) khoảng 40 triệu một tháng.
Shark Hùng Anh nhận định sản phẩm của startup tốt. Startup không biết đến khi nào kiếm được tiền, nhưng ông đã có ý tưởng rồi. Vì vậy, ông đề nghị đầu tư tối thiểu 10 tỷ cho tối đa 40% cổ phần.
“Mình cứ nuôi hoài, bạn chỉ tập trung lo làm sao để phát triển sản phẩm lên. Mình sẽ cam kết minimum đầu tư cho bạn ít nhất 10 tỷ. 3 năm vẫn tiếp tục vì mất 10 tỷ. Mình sẽ tiếp tục đầu tư cho bạn cho đến khi nào bán được hàng. Tại vì lúc đó tiền của mình bỏ ra, cho dù mình bỏ bao nhiêu tiền đi chăng nữa thì mình cũng lấy 40% thôi”, Shark Hùng Anh thuyết phục startup.
Cuối cùng, Minh Đức đồng ý nhận đầu tư tối thiểu 10 tỷ đồng cho tối đa 40% cổ phần của Shark Hùng Anh.
Đáng chú ý về phía Shark Bình, ông bày tỏ sự phân vân và quyết định từ chối đầu tư. Tuy vậy, ông ngỏ ý rằng nếu Shark Hùng Anh mời, ông có thể tham gia cùng để giúp Startup tìm kiếm “long mạch”.
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
Vụ lừa đảo gây chấn động thị trường vàng toàn cầu icon 0
Suốt nhiều năm, người từng là nhân vật quyền lực nhất trong thị trường vàng thế giới đã cùng các đồng phạm tạo ra những giao dịch ảo, nhằm bóp méo giá kim loại quý để trục lợi.
Hướng dẫn đăng ký VoLTE Viettel icon 0
Các thuê bao Viettel cần bật chế độ VoLTE trên smartphone của mình, sau đó gửi tin nhắn đăng ký VoLTE theo cú pháp đến đầu số 191.
Vì sao Hàn Quốc ân xá cho người thừa kế Samsung? icon 0
'Thái tử' Samsung, Lee Jae Yong, vừa được Tổng thống Hàn Quốc ân xá vào ngày 12/8, giúp ông tự do hơn khi điều hành hãng smartphone và bán dẫn hàng đầu thế giới.
Helsinki, thành phố du lịch thông minh nơi metaverse không còn xa lạ
icon 0
Helsinki không phải tên một nhân vật trong series film Netflix “Money Heist” đình đám do Tây Ban Nha sản xuất. Helsinki, thủ đô của Phần Lan, một trong những nơi luôn lọt top thành phố đáng sống nhất thế giới.
Seoul, thành phố thông minh vươn lên từ tro tàn icon 0
Thành phố Seoul đã sử dụng dữ liệu một cách thông minh từ năm 2011, phân tích các mô hình đô thị để hình thành nền tảng hạ tầng và dịch vụ cho smart city.
Barcelona: Thành phố thông minh, không chỉ bởi công nghệ!
icon 0
Thủ phủ của xứ Catalunya kết hợp giữa quy hoạch kiến trúc đô thị, nghiên cứu sinh thái, ứng dụng khoa học công nghệ thông tin để đem lại lợi ích thiết thực và nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người dân thành phố.
XEM THÊM BÀI VIẾT