Sông Sài Gòn - TP.HCM: Lịch sử - Liên kết - Giao lưu

Chia sẻ Facebook
17/04/2022 18:02:51

Có thể nói sông Sài Gòn như một sợi dây thừng bền chặt liên kết cư dân các vùng miền ven sông giao thương buôn bán, tương trợ nhau trong cuộc sống tự bao đời nay, qua đó thúc đẩy sự thăng hoa về văn hóa riêng của các vùng miền...

Bến Nhà Rồng lung linh soi bóng bên sông Sài Gòn - Ảnh: GIA TIẾN


History

Sông Sài Gòn bắt đầu từ Rạch Chàm, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước chạy dọc biên giới Việt Nam và Campuchia, sau đó chạy dọc theo ranh giới giữa tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh, tiếp nữa là chạy dọc theo ranh giới tỉnh Bình Dương và TP.HCM trước khi hợp lưu với sông Đồng Nai tại ranh giới giữa tỉnh Đồng Nai và TP.HCM và đổ ra biển.

Điều này cho thấy sông Sài Gòn là một ký ức lịch sử truyền qua bao đời của các cư dân sinh sống ở hai bên bờ sông và chứng kiến rất nhiều sự giao thoa văn hóa giữa các vùng miền và quốc gia.

Trong lịch sử cận đại, sông Sài Gòn trong địa bàn TP.HCM cũng là nơi tiễn đưa Bác Hồ lên đường ra nước ngoài bôn ba tìm đường đưa dân tộc thoát ách đô hộ của ngoại bang.


Cabling


Meeting

Từ các đặc điểm nêu trên, sông Sài Gòn có một vị trí đặc biệt trong lòng cư dân các tỉnh thành ven sông.

Điều này có thể giúp sự kết nối và gắn kết giữa mọi người với nhau dễ dàng hơn. Vậy nên chăng, con sông nên được quy hoạch mặt cắt cụ thể hơn để có thể là nơi hội họp giao lưu của mọi người.

Nhất là những dịp lễ hội lớn của thành phố, số lượng lớn người có thể tập trung ở lòng sông để chia sẻ văn hóa mà không gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế của thành phố.

Một logo biểu tượng của sông Sài Gòn có thể được tạo như sau để tạo ra nhận thức chung cho cư dân TP.HCM về các giá trị của con sông Sài Gòn.


Logo sông Sài Gòn

Mặt khác chúng ta cũng hiểu rằng mực nước biển đang dâng cao do biến đổi khí hậu. Thành phố chúng ta cũng chịu ngập lụt hằng năm vào mùa mưa, một phần cũng do vấn đề này.

Có nhiều giải pháp để xử lý ngập lụt trong thành phố, đê bao cho sông Sài Gòn cũng là một giải pháp cần thiết cho trường hợp dự báo của các nhà khoa học là đúng và thành phố là một trong những nơi bị chìm dưới mực nước biển trước năm 2030 dựa trên dữ liệu của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) thuộc Liên Hiệp Quốc.

Mặt cắt điển hình của sông Sài Gòn

Chi tiết "A" trong tỉ lệ chiều dài trên trục ngang: trục đứng là 1:1

Logo cho sông Sài Gòn

Do đó nhằm bảo vệ tài sản của cải vật chất cũng như phát huy văn hóa của cư dân TP.HCM và các tỉnh dọc hai bên bờ sông Sài Gòn đặc biệt vào mùa nước lên, một mặt cắt điển hình của con sông như trên bao gồm đê chắn lũ nên được thống nhất để tạo thành một nền tảng nhận thức chung cho sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa của mọi thành phần liên quan trong xã hội.

Việc quy hoạch đê chắn lũ tốt sẽ cân bằng được lợi ích kinh tế giữa quy hoạch đô thị, đất ngập triều để kiểm soát mực nước lũ và độ cao của đê ở từng khu vực khác nhau dọc theo con sông.

Khi sông Sài Gòn được quy hoạch cụ thể để có không gian giao lưu hội họp trong lòng sông vào mùa khô, ngoài các hoạt động kinh tế trên sông như từ xưa đến nay, các hoạt động hội hè nên được triển khai theo định kỳ để tạo nên năng lực tích cực cho cư dân dọc theo hai bên bờ sông cũng như khách vãng lai.

Ví dụ một cuộc đua thuyền tiếp sức hằng năm từ thượng nguồn sông Sài Gòn về đến Bến Nhà Rồng vào 2 ngày liên tục, ngày 30-4 và 1-5, sẽ là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa và tràn đầy năng lượng tích cực cho cư dân thành phố và các tỉnh ven sông.

Ngoài ra, nhiều thành phần trong xã hội sẽ tiếp cận con sông thường xuyên hơn, từ đó tạo nên sự gắn kết tích cực hơn của người dân đối với các hoạt động kinh tế - xã hội trên con sông.

Điều này sẽ ươm mầm cho những sáng tạo mới cho hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa trên con sông Sài Gòn và thúc đẩy sự phát triển của thành phố và các tỉnh ven sông lên một tầm cao mới.

Đồ hoạ: NGỌC THÀNH

Ngàn năm là một ước lệ thời gian, sông Sài Gòn phải là di sản ngàn đời của con cháu, là biểu tượng về sự sống, hồi sinh và phát triển của một thành phố bậc nhất phương Nam và cả nước nói chung.

Chia sẻ Facebook