Số phận 'Bạch Long Mã' trong Tây Du Ký 1986 ngoài đời thực: Những năm cuối đời bị biến thành 'ngựa công cụ' và ch.ết một cách bi thảm
Báo Thương Hiệu Pháp Luật ngày 2/3/2024 đưa thông tin với tiêu đề: "Số phận 'Bạch Long Mã' trong Tây Du Ký 1986 ngoài đời thực: Những năm cuối đời bị biến thành 'ngựa công cụ' và chết một cách bi thảm" cùng nội dung như sau:
Mọi người có thể nhớ đến nhân vật Đường Tăng trong "Tây Du Ký" với lòng quả cảm, không ngừng nghỉ vượt qua gian khổ để tìm kiếm “chân kinh”. Nhưng liệu ai còn nhớ đến Bạch Long Mã - người bạn đồng hành không kém phần quan trọng, luôn sẵn sàng hi sinh trong hành trình này.
Khi đoàn làm phim "Tây Du Ký" được thành lập vào những năm 80 của thế kỷ trước, điều kiện sản xuất phim còn rất hạn chế, từ kinh phí đến trang thiết bị. Đặc biệt, việc tìm kiếm một "Bạch Long Mã" phù hợp trở thành nỗi đau đầu lớn cho đạo diễn. Ban đầu, không tìm được con ngựa trắng ưng ý, đoàn phim phải dùng một con ngựa màu nâu và sơn trắng lên, nhưng mỗi lần gặp nước màu sơn lại trôi đi, gây khó khăn lớn cho quá trình quay phim.
May mắn thay, trong quá trình quay phim, đoàn làm phim đã tìm thấy "Bạch Long Mã" thực sự - một con ngựa chiến đẹp đẽ với bộ lông mượt mà và thần thái quý phái.
Con ngựa này, vốn dĩ là một con ngựa chiến trong quân đội, đã được chủ nhân của nó - một chỉ huy đoàn kỵ binh - chuyển giao cho đoàn làm phim sau khi biết họ cần nó để quay "Tây Du Ký". Dù ban đầu có vẻ u sầu, Bạch Long Mã đã thể hiện sự thông minh và lòng trung thành không thua kém gì nhân vật trong truyện, giúp làm nên một tác phẩm điện ảnh kinh điển.
Con ngựa này, với vẻ đẹp ngoại hình và thần thái quý phái, đã trở thành biểu tượng không thể thay thế của bộ phim. Dù vậy, sau khi bộ phim hoàn thành, thay vì nhận được sự chăm sóc và tôn trọng xứng đáng, Bạch Long Mã đã phải đối mặt với một số phận bi thảm. Không còn là người bạn đồng hành được yêu mến, con ngựa này đã bị biến thành công cụ kiếm tiền, phục vụ cho những bức ảnh lưu niệm của du khách tại một cơ sở quay phim.
Con ngựa từng được kính trọng giờ đây phải chịu cảnh làm "bối cảnh sống" cho những bức ảnh lưu niệm và thậm chí còn được làm “công cụ” kiếm tiền khi mọi người có thể trả tiền để cưỡi nó. Kết thúc thật đáng buồn khi cuối đời phải biến thành “ngựa công cụ”, mua vui, kiếm tiền cho người khác.
Kết thúc cuộc đời trong cô đơn và bị bỏ rơi, "Bạch Long Mã" không chỉ là một nhân vật hư cấu trong truyện mà còn là một biểu tượng của sự hy sinh và lòng trung thành. Câu chuyện của nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng không nên quên bỏ những người bạn đồng hành đã giúp chúng ta trên mỗi bước đường.
Tiếp đến, báo Phụ Nữ Thủ Đô ngày 24/11/2023 cũng có bài đăng với thông tin: "Vì sao nước tiểu của Bạch Long Mã giúp sống trường thọ nhưng yêu quái lại chọn Đường Tăng?". Nội dung được báo đưa như sau:
Khi nhắc tới tác phẩm kinh điển Tây Du Ký, người hâm mộ thường chỉ nhớ tới bốn thầy trò Đường Tăng. Trên thực tế, trong nhóm của họ còn có một nhân vật khác nhưng người đó ít được chú ý đến. Đó chính là Bạch Long Mã .
Bạch Long Mã (hay còn gọi là Tiểu Bạch Long) - con của Tây Hải Long Vương (em của Đông Hải Long Vương). Tên thật của Bạch Long Mã là Quảng Tấn, là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Cung.
Trong tiểu thuyết, Bạch Long Mã có vợ là Vạn Thánh công chúa, người vợ này lại đi ngoại tình với con trùng Cửu Đầu Trùng khiến Tam Thái Tử giận dữ phá hỏng viên dạ minh châu do Ngọc Hoàng tặng. Tam Thái Tử do làm hỏng báu vật mà Ngọc Hoàng Thượng đế tặng, bị cha bẩm báo lên trên trời nên bị treo lên cửa Trời chờ chết.
May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Ngọc Hoàng Thượng đế cho hoá thân thành ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội. Trong Tây du ký chép như sau: "Quan Âm tâu rằng: Tôi vâng sắc Phật Tổ, xuống Ðông Ðộ tìm kẻ thỉnh kinh, gặp rồng có tội bị treo, nên tôi vào tấu, xin Bệ Hạ tha tội rồng ấy mà cho theo tôi, đặng đỡ gót kẻ thỉnh kinh ra công mà chuộc tội.
Thượng Ðế nghe tấu, truyền tướng trời mở trói nghiệt long (rồng dữ) giao cho Bồ Tát. Quan Âm từ tạ, rồng nhỏ cũng lạy tạ ơn. Quan Âm dẫn rồng nhỏ xuống núi dặn rằng: Ngươi ở khe này, đợi thầy thỉnh kinh đi ngang qua, sẽ hóa thành ngựa kim đỡ gót. Rồng con vâng lệnh ở đó mà chờ".
Kể từ đó, vị thái tử này đã trở thành Bạch Long Mã đồng hành cùng bốn thầy trò Đường Tăng.
Ít ai biết được rằng, Bạch Long Mã có một điểm gần giống như Đường Tăng. Đó là nếu ăn thịt của Đường Tăng có khả năng trường sinh bất tử thì uống nước tiểu của Bạch Long Mã cũng có thể sống trường thọ. Điều này được thể hiện rõ trong đoạn Tôn Ngộ Không chữa bệnh cho quốc vương của nước Chu Tử. Ngộ Không lấy một mớ hỗn độn các loại thuốc để điều chế trong đó có nước tiểu của bạch mã.
Trong truyện, Bạch Long Mã đã nói rằng: "Thưa sư huynh, chẳng lẽ sư huynh lại không biết sao? Tôi là con rồng bay ở Tây Hải, chỉ vì phạm phải phép trời, được Quan Âm Bồ Tát cứu vớt, cưa sừng lột vẩy, biến thành ngựa, cõng sư phụ sang Tây lấy kinh, lập công chuộc tội. Khi tôi vượt sông tiểu ra, cá bơi trong nước, uống phải sẽ hóa rồng, trèo núi tiểu ra, cỏ sườn non được tưới, sẽ biến thành cỏ linh chi, tiên đồng hái về làm thuốc trường thọ. Vậy tôi đâu có khinh suất đi tiểu bừa bãi ở nơi trần tục thế này!".
Từ thông tin này, Tôn Ngộ Không đã sử dụng nước tiểu của Bạch Long Mã làm vị thuốc quan trọng để chữa bệnh cho quốc vương. Quốc vương dùng thuốc do Ngộ Không chế ra liền khỏi bệnh, bụng da nhẹ nhàng khí huyết lưu thông. Như vậy, việc trị bệnh thành công chính là nhờ nước tiểu của Bạch Long Mã.
2 lý do khiến yêu quái bỏ qua Bạch Long Mã
Nhưng, dù thứ nước thải của Bạch Long Mã hiệu nghiệm như vậy nhưng các yêu quái trong Tây Du Ký chỉ một mực tìm bắt Đường Tăng thay vì chọn con ngựa của sư phụ. Vì sao vậy?
1. Xuất thân không tầm thường
Như đã nêu trên, Bạch Long Mã vốn là con của Tây Hải Long Vương, một trong bốn vị thần được gọi dưới cái tên Tứ Hải Long Vương. Họ được miêu tả là những vị thần đầu rồng, mình người cai quản vùng biển khơi sông ngòi, rộng lớn hơn là bốn vùng biển ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc.
Xét về sức mạnh, long tộc thuộc hạng thượng thừa. Rồng vốn là loài cao quý, được toàn quyền điều hành trên vùng nước mình cai trị. Với xuất thân không tầm thường như vậy, chẳng trách các yêu quái không dám đụng vào Bạch Long Mã.
2. Nước tiểu của Bạch Long Mã chỉ giúp sống lâu
Tác dụng của nước tiểu Bạch Long Mã đã được chính chủ xác nhận là có khả năng giúp trường thọ. Ngoài ra, thứ nước này còn biến cá thành rồng, biến cỏ sườn non được thành cỏ linh chi. Qua đây, ta có thể thấy, uống nước tiểu của Bạch Long Mã chỉ có thể sống lâu mà không thể bất tử.
Trên thực tế, các yêu quái trong Tây Du Ký đều có tuổi thọ tương đối cao. Chúng về bản chất không cần tới thứ gì để tăng thêm tuổi thọ. Thứ mà những yêu quái này muốn chính là sự bất tử và ăn thịt Đường Tăng là cách duy nhất. Bởi Đường Tam Tạng chính là kiếp sau của Kim Thiền Tử - đồ đệ thứ hai của Phật Tổ Như Lai nên có thân thế bất phàm, tu vi hàng vạn năm nên yêu quái tin rằng chỉ cần một miếng thịt cũng có thể trường sinh bất tử.
Ngoài ra, Sa Tăng khi còn là yêu quái ở Lưu Sa Hà từng kể rằng mình đã dùng xương của người đi lấy kinh để xâu thành vòng cổ. Điều này có nghĩa rằng Sa Ngộ Tịnh từng ăn 9 kiếp trước của Đường Tăng, hay đúng hơn là Kim Thiền Tử. Đường Tăng có thể tái sinh qua nhiều kiếp và được coi là bất tử.
Sau khi so sánh, ta thấy dùng nước tiểu của Bạch Long Mã giúp trường thọ có tác dụng tốt hơn với con người. Nó không có nhiều hiệu quả đối với các loại yêu quái. Đương nhiên, những con yêu quái sẽ chọn ăn thịt Đường Tăng thay vì bắt Bạch Long Mã.