SMEs Việt Nam - Câu chuyện tiềm năng và rào cản tiền IPO

Chia sẻ Facebook
27/10/2022 08:29:57

Hiện nay không ít những doanh nghiệp Việt chưa thể IPO (phát hành công khai lần đầu) thành công, một trong những nguyên nhân được đề cập đến đó là sự thiếu chuẩn bị hoặc chuẩn bị chưa đủ từ phía các doanh nghiệp.


Con số doanh nghiệp có thể thực hiện IPO thành công hiện nay khá thấp, những cái tên được xem là Kỳ Lân của Việt Nam như: Momo, GHTK, Tiki vẫn mãi chưa thể chính thức "lần đầu tiên phát hành ra công chúng". Ngoài các trở ngại từ cơ chế, thủ tục pháp lý theo quy định Nhà nước thì nguồn vốn hóa, lộ trình tài chính là rào cản lớn nhất níu chân các SMEs hiện nay. Nguồn gốc của nguyên nhân này đến từ việc các doanh nghiệp vẫn chưa thật sự hiểu đúng và có những bước chuẩn bị cho việc tiếp cận cơ chế vốn - cơ chế tối ưu doanh nghiệp.


SMEs Việt vẫn loay hoay tìm chính mình

Một nghiên cứu đến từ Wold Bank có nhan đề "Kiến tạo thị trường tại Việt Nam" đã chỉ ra rằng 41% số doanh nghiệp được khảo sát gặp khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng, hoặc chứng minh tài sản. Nguyên nhân là hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể chứng minh được tài chính, lộ trình vốn hóa với các nhà đầu tư, các ngân hàng. Việc thiếu nguồn vốn từ nguồn lực xã hội, cộng đồng khiến các SMEs sẽ rất khó khăn để tiếp tục phát triển và cánh cửa đến với IPO cũng vì thế mà hẹp dần.

Gốc rễ của vấn đề này xuất phát từ việc đa số các SMEs Việt chưa có được sự chuẩn bị đầy đủ, đúng đắn về tầm nhìn, mục tiêu, sứ mệnh cho đứa con tinh thần của mình. Bản thân đội ngũ sáng lập thường xuất phát từ chuyên môn, tập trung ban đầu là sản xuất và kinh doanh, họ gần như thiếu các kiến thức quản trị vốn, các phương thức tối ưu giá trị công ty, xây dựng nguồn tài chính, hoạch định và dự báo rủi ro v.v…Điều này dẫn đến những hệ lụy là sau từ 5 đến 10 năm các SMEs tiến đến thực hiện IPO rất dễ gặp các trở ngại, không chứng minh được năng lực trước nhà đầu tư.

Một số SMEs khác thì chọn phương án tự thực hiện, điều này giúp người chủ doanh nghiệp có nhiều trải nghiệm và kiến thức, sự am hiểu nhất định về doanh nghiệp giúp cho các giải pháp khi đưa ra sẽ sát thực tế hơn, giải quyết nhanh hơn. Nhưng hạn chế của phương pháp này chính là sự thiếu đồng bộ, thiếu chuyên nghiệp, mất thời gian đôi lúc là đi sai đường, thực hiện sai cách và không thể khắc phục.

Bên cạnh đó, một "cạm bẫy" khác đến từ các công ty, các đơn vị tư vấn đang ồ ạt tiếp thị. Họ có một phương thức chung là đánh vào tâm lý muốn nhanh gọn, ưu tiên giải quyết các vấn đề  trước mắt thay vì điều chỉnh đồng bộ hay cao cấp hơn một tí là cung cấp các gói tư vấn lộ trình nhưng thiết kế chung chung, rập khuôn. Một lần nữa các vấn đề cốt lõi của một SMEs cần khắc phục triệt để lại bị phớt lờ, mọi thứ chung chung và không có lộ trình rõ ràng, cứ thế các doanh nghiệp vẫn loay hoay trên con đường Pre-IPO.


Giải pháp cho SMEs Việt đến từ Aura Capital ?

Getfit Holdings một trong những công ty đã mang về 1,5 triệu USD trong vòng gọi vốn đầu tiên, đưa giá trị doanh nghiệp đạt con số 10 triệu USD tại thời điểm kinh tế đang chịu ảnh hưởng từ đại dịch.

Để có được kết quả này Getfit Holdings đã có sự chuẩn bị khá kỹ lưỡng, đầu tư ngay từ những bước đầu, cộng thêm việc phát triển các sản phẩm phù hợp có sức ảnh hưởng xã hội. Tuy nhiên điểm khác biệt chính là họ đã chọn Aura Capital làm người đồng hành cho mục tiêu IPO. Ngoài việc cung cấp các lộ trình "IPO nguyên bản" được xem là "đo ni đóng giày" cho doanh nghiệp, giải quyết bài toán lộ trình tài chính, quản trị nhân sự v.v…Không những thế, đây còn là quỹ đầu tư uy tín đầu tiên thực hiện chiến dịch giúp các doanh nghiệp tiếp cận cơ chế vốn hóa - cơ chế tối ưu để phát triển doanh nghiệp. Một trong những phương pháp hiệu quả, hiện tại đã được rất nhiều các tập đoàn lớn sử dụng thành công như Grab,Uber, Facebook.., nhưng còn khá mới mẻ với các doanh nghiệp nước nhà.

Mở đầu đầy ấn tượng cho trong chuỗi kết nối, tiếp cận do chính Aura Capital  thực hiện chính là hành trình Running to IPO 2022 thành công rực rỡ. Đặc biệt là sự ra mắt của cộng đồng unicornverse, cộng đồng đầu tư toàn cầu đầu tiên tại Việt Nam với 5 chủ House và 100 thành viên cho mỗi House. Với giới đầu tư và các doanh nghiệp đây là một sân chơi,  một nơi kết nối cực kỳ hữu ích, chuyên nghiệp, hiệu quả mà họ đã mong đợi từ rất lâu.

Cộng đồng unicornverse chính thức ra mắt tại Running to IPO 2022

Không ngừng ở đó, trong cuối năm 2022 Aura Capital chính thức mở đầu chiến dịch tiếp cận các SMES trực tiếp. Lần đầu tiên phương thức đối thoại một - một giữa các doanh nghiệp cùng  các chuyên gia tư vấn, các cố vấn cấp cao đến từ Aura Capital. Các doanh nghiệp SMEs có thể đăng ký để được tư vấn trực tiếp về mô hình kinh doanh cũng như lộ trình phát triển trực tiếp tại cơ sở của doanh nghiệp. Đây là cơ hội để câu chuyện của từng SMes được chia sẻ một cách thực tế nhất. Đồng thời họ sẽ được hỗ trợ các kiến thức toàn diện, kinh nghiệm về vốn hóa, khả năng định giá và nâng cao giá trị doanh nghiệp được truyền thụ trực tiếp, rõ ràng và cụ thể. Đây là một dự án đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, thời gian, năng lực xử lý, cũng như các bề dày kinh nghiệm. Chính vì thế hiện nay rất ít các đơn vị có thể đứng ra tổ chức.

Với phương châm "mang cơ chế vốn đến từng doanh nghiệp", Aura Capital cho thấy quyết tâm tạo nên chiến dịch đầu tiên có quy mô bậc nhất  hiện nay nhằm đào tạo, tư vấn và cung cấp các kiến thức chuẩn nhất về nguồn vốn hóa, định giá doanh nghiệp, phương pháp tăng giá trị doanh nghiệp trong mắt các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư thiên thần.

Quả thật với những gì mà Aura Capital  đã và đang nỗ lực hiện  cho thấy đây là giải pháp hiệu quả và phù hợp hiện nay, giúp các doanh nghiệp xác định đúng trọng tâm, mục tiêu trên con đường tiến đến mục tiêu IPO như kỳ vọng.


Ánh Dương

Chia sẻ Facebook