Siêu nguyệt thực đầu tiên của năm: Dân tình háo hức ngắm "chị Hằng khoe sắc" từ khắp nơi trên thế giới
Sáng 16/5 theo giờ Hà Nội, nhiều nơi trên thế giới đã được chứng kiến nguyệt thực trăng máu đầu tiên của năm 2022. Đây là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi vào cái bóng của Trái Đất tạo ra từ ánh sáng Mặt Trời.
Việt Nam, đa phần châu Á và Australia sẽ bỏ lỡ hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này do thời điểm ban ngày, nhưng các vùng khác trên thế giới như châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, Nam Cực và phía đông Thái Bình Dương sẽ có may mắn được chiêm ngưỡng.
Ở miền đông Bắc Mỹ, nguyệt thực sẽ bắt đầu vào khoảng 22h30 và kéo dài đến 1h kém giờ địa phương. Lần này, Mặt Trăng di chuyển ở quỹ đạo gần Trái Đất hơn nên hiệu ứng thị giác sẽ càng ấn tượng.
Nhiều hình ảnh mãn nhãn đã được cư dân từ khắp nơi trên thế giới chia sẻ.
Theo Old Farmer's Almanac, nguyệt thực lần này còn được gọi là nguyệt thực hoa do tháng 5 là thời điểm các loài hoa thi nhau nở rộ.
Điều đặc biệt là lần nguyệt thực toàn phần này trùng với siêu trăng tròn, tạo ra hiện tượng "trăng máu" trong suốt một giờ rưỡi, tùy thuộc vào địa điểm quan sát.
Vào khoảng 11h29 giờ miền đông Bắc Mỹ (10h29 giờ Hà Nội), Mặt Trăng nằm trọn trong umbra (vùng tối nhất tạo ra từ bóng của Trái Đất). Tuy nhiên vào thời điểm này, nó sẽ không biến mất hoàn toàn khỏi bầu trời mà chuyển sang một sắc đỏ rực rỡ do ánh sáng khúc xạ từ khí quyển Trái Đất.
Dân tình háo hức chuẩn bị đón xem siêu trăng máu
Pha đầu tiên của nguyệt thực tại Brazil
Pha toàn phần khi Mặt Trăng bị che khuất tại Buenos Aires, Argentina
Trăng máu được quan sát từ đường phố New York
Một số hình ảnh khác tại nhiều nơi trên thế giới
Nguồn: Tổng hợp