Shoigu: Kyiv có thể tấn công vào lãnh thổ Nga để leo thang chiến tranh Ukraine

Chia sẻ Facebook
21/06/2023 08:55:15

Theo ông Shoigu, các quan chức ở Kyiv muốn sử dụng HIMARS (Mỹ) và Storm Shadow (Anh) tấn công vào các vị trí ngoài vùng chiến sự

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cảnh báo rằng giới chức Kyiv có kế hoạch dùng các tên lửa hiện đại của NATO như từ dàn HIMARS (Mỹ) hay Storm Shadow (Anh) tấn công vào các vị trí ngoài vùng chiến sự, từ đó kích hoạt trả đũa, và dẫn tới Mỹ cũng như các đồng minh Châu Âu lún sâu hơn vào chiến tranh, hoặc phải tham dự trực tiếp vào cuộc chiến, RT báo cáo 20/6.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu. (Ảnh: Dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Nga)


Bộ trưởng Shoigu cũng đưa ra một bản cập nhật ngắn gọn về “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, nói rằng kể từ ngày 4/6, quân Kyiv đã tiến hành 263 cuộc tấn công nhằm vào các vị trí của Nga, nhưng “Tất cả đều bị đẩy lùi, kẻ thù không đạt được mục tiêu của chúng.”

David Sacks: Cuộc phản công thất bại và hòa bình lẽ ra đã có ở Ukraine — Theo nhà phân tích Hoa Kỳ thì phản công của Kyiv không đạt mục đích, cho nên Hoa Kỳ phải quyết định bước tiếp thế nào —leo thang chiến tranh? đàm phán? tái diễn vở kịch Afghanistan?— mỗi lựa chọn đều sẽ ảnh hưởng tới chính quyền Kyiv theo các cách khác nhau.

Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới sẽ không chính thức mời Ukraine gia nhập — Trước đó, Tổng thống Zelensky từng tuyên bố sẽ không tham dự hội nghị NATO tại Vilnius (Litva) vào tháng 7 nếu Ukraine không được mời làm thành viên NATO, và cũng có các đề xuất giảm nhẹ yêu cầu tư cách thành viên đối với riêng Ukraine sao cho nước này có thể được làm thành viên. Nhưng hôm 19/6, Tổng thư ký NATO đã nói rằng NATO sẽ không mời Ukraine làm thành viên ở hội nghị Vilnius, nhưng Ukraine có thể trở thành thành viên sau khi chiến tranh Ukraine kết thúc.


Theo ông Shoigu, các quan chức ở Kyiv muốn sử dụng hệ thống phóng tên lửa HIMARS (Mỹ) và tên lửa hành trình phóng từ trên không Storm Shadow (Anh) tấn công vào các vị trí ngoài vùng chiến sự, và theo cách làm ấy, sẽ buộc Nga phải trả đũa, sẽ “dẫn đến các cuộc tấn công ngay lập tức nhằm vào các trung tâm ra quyết định trên lãnh thổ Ukraine.”


Tại một diễn biến khác, RT đưa tin, khi phỏng vấn với tờ Welt am Sonntag , như tờ báo đưa tin hôm Chủ Nhật, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố rằng “hòa bình không có nghĩa là đóng băng cuộc xung đột và chấp nhận một thỏa thuận do Nga đưa ra.” Ông Stoltenberg nói thêm rằng “chỉ Ukraine mới có thể xác định các điều kiện có thể chấp nhận được,” một sự nhắc lại kỳ vọng mà chính quyền Kyiv nói nhiều lần muốn lấy lại lãnh thổ như năm 1991.

“Nếu NATO, thông qua miệng của Stoltenberg, một lần nữa tuyên bố rằng họ chống lại việc đóng băng —theo cách dùng từ của họ—, thì tức là họ muốn chiến đấu,”

“Chà, thì để họ chiến đấu đi! Chúng tôi đã sẵn sàng cho việc này, từ lâu chúng tôi đã hiểu mục tiêu của NATO trong tình hình xung quanh Ukraine, vốn đã được hình thành trong nhiều năm.”


NATO liên tục mở rộng trong nhiều năm. Lưu ý rằng hiện nay Phần Lan đã trở thành thành viên của NATO, và coi như toàn bộ biên giới tiếp giáp với Châu Âu của Nga đã là NATO, trừ Belarus (đồng minh của Nga) và Ukraine (đang chiến tranh).


Nhật Tân

David Sacks: Cuộc phản công thất bại và hòa bình lẽ ra đã có ở Ukraine

Câu hỏi là khi nào và bao lâu thì Biden sẽ có thể duy trì một cuộc chiến tranh ủy nhiệm [ở Ukraine] mà lẽ ra có thể dễ dàng tránh được?

Chia sẻ Facebook