Shark Bình là ai? tài sản của Shark Bình lớn cỡ nào?

Chia sẻ Facebook
26/08/2022 16:03:02

Shark Bình tên đầy đủ là Nguyễn Hoà Bình, sinh năm 1981, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn NextTech, một tập đoàn công nghệ do Shark Bình và vợ là bà Đào Lan Hương thành lập từ năm 2013.

Khối tài sản của ông chủ tập đoàn công nghệ triệu đô Shark Bình lớn cỡ nào?

Từ năm 2019, ông Bình tham gia gameshow Shark Tank, một chương trình mang tính giải trí thuần tuý chứ không phải là nơi ươm mầm startup như quảng cáo. Tên gọi Shark Bình cũng xuất hiện từ thời điểm đó.

Tập đoàn NextTech của Shark Bình sở hữu nhiều startup về công nghệ như: mPoS, VIMO, Boxme, FastGo, nganluong.vn, TopCV,…

Shark Nguyễn Hoà Bình.

Được biết, ông Bình bắt đầu khởi nghiệp bằng việc thành lập CTCP Giải pháp phần mềm Hoà Bình (Peacesoft), một doanh nghiệp chuyên viết phần mềm cho các cơ quan doanh nghiệp.

Sau khi được quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures rót vốn, PeaceSoft nhanh chóng phát triển và là đối tác kinh doanh thương mại điện tử tại Việt Nam của eBay.

Tuy nhiên, PeaceSoft nhanh chóng rơi vào quên lãng sau khi một số sàn thương mại điện tử như Lazada, Shopee có mặt tại Việt Nam. Mối quan hệ giữa PeaceSoft và eBay cũng vì thế mà "đường ai nấy đi". Từ đó, ông Bình bắt tay xây dựng nên NextTech với các sản phẩm mới như: Giải pháp thanh toán thẻ tín dụng trên di động mPOS, cổng thương mại điện tử xuyên biên giới WeShop, giải pháp hậu cần kho vận cho thương mại điện tử Boxme, hay ví điện tử trên di động Vimo…

Hiện nay, NextTech là tập đoàn lớn với hơn 1.000 nhân viên tại 7 quốc gia, hoạt động trong 3 lĩnh vực chính là điện tử hóa thương mại, công nghệ tài chính, dịch vụ hậu cần cho thương mại điện tử.

Năm 2018, sản lượng giao dịch của NextText là 1,5 tỷ USD. Mục tiêu tương lai của NextTech là trở thành tập đoàn điện tử hóa thương mại sáng tạo và lớn mạnh nhất Đông Nam Á.

Đáng chú ý, ví điện tử Vimo của CTCP Công nghệ Vi mô, một đơn vị thành viên của NextTech, là đơn vị trung gian thanh toán đầu tiên cho phép du khách Trung Quốc sử dụng ví điện tử WeChat Pay thanh toán tại Việt Nam. Tuy nhiên, Vimo liên tục báo lỗ dẫn đến vốn chủ sở hữu âm 11,7 tỷ đồng vào năm 2019.

Tính đến tháng 12/2020, Tập đoàn NextTech có cơ cấu sở hữu khá cô đặc. Cụ thể, ông Nguyễn Hoà Bình và ông Nguyễn Huy Hoàng góp 400 tỉ đồng, sở hữu 80% vốn điều lệ; số cổ phần còn lại của NextTech Group do ông Đào Minh Phú sở hữu.

Liên tiếp trong 4 năm từ 2016-2020, NextTech liên tục báo lỗ với kết quả kinh doanh ngày càng đi xuống. Tính đến cuối năm 2019, vốn chủ sở hữu của NextTech âm tới 12,8 tỉ đồng.

Về các đơn vị thành viên của NextTech, CTCP TopCV Việt Nam (TopCV Việt Nam) ban đầu có quy mô vốn chỉ vỏn vẹn 100 triệu đồng, sáng lập bởi 3 cổ đông cá nhân là ông Trần Trung Hiếu (70%), Vũ Nhật Anh (25%) và Nguyễn Văn Vũ (5%).

TopCV Việt Nam là đơn vị sở hữu nền tảng tuyển dụng nhân sự. Từ tháng 10/2020, TopCV Việt Nam được rót vốn bởi hai đối tác Hàn Quốc là TSP Consulting Inc (3,511%) và Axiom Associates Korea, Inc (1,403%).

Trong khi đó, CTCP Ngân Lượng (Ngân Lượng) – đơn vị vận hành cổng thanh toán nganluong.vn – có vẻ là đơn vị ăn ra làm nên nhất trong hệ sinh thái các doanh nghiệp của Shark Bình. Luỹ kế 4 năm từ 2016-2019, Ngân Lượng đạt lợi nhuận 166 tỉ đồng.

Ngoài các doanh nghiệp kể trên, CTCP Nextpay Việt Nam được thành lập vào tháng 9/2018 sau khi hợp nhất Vimo và mPOS. Trong đó, Shark Bình nắm giữ 70% vốn điều lệ tại đơn vị này.


Hiền Anh (tổng hợp)

Tin Cùng Chuyên Mục

Các ngân hàng hiện cho vay bất động sản ra sao?

icon 0

Khảo sát dư nợ cho vay bất động sản của các ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2022 cho thấy, dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản vẫn còn khá cao.

Vượt rừng sâu núi cao để 'săn' đặc sản rừng, người dân vùng cao kiếm tiền triệu từ nghề tay tráiicon0Người dân vùng núi cao kiếm thêm cả triệu đồng nhờ 'săn' những đặc sản được ví là 'lộc rừng' này...

Công ty của ông Đặng Thành Tâm giải trình về việc “quên” công bố thông tin vay nợ

icon 0

Công ty cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel) vừa công bố thông tin bất thường về quyết định của HĐQT trong việc giao dịch với bên liên quan và giải trình nguyên nhân chậm công bố thông tin về gia hạn khoản vay

Lý do nhiều cửa hàng nghỉ sớm, không bán xăngicon0Tình trạng một số cửa hàng xăng dầu thông báo hết xăng, đóng cửa nghỉ bán… xuất hiện trở lại gây lo lắng cho người tiêu dùng.

Đại lý xăng dầu than lỗ, Bộ Công Thương yêu cầu đầu mối chia sẻ

icon 0

Bộ Công Thương yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối, phân phối chia sẻ nguồn cung, lợi nhuận trong hệ thống và các khách hàng hợp lý để đảm bảo không gián đoạn cung ứng xăng dầu.

Cho phân lô, tách thửa trở lại, nhà đất Hà Nội liệu có xảy ra ‘sốt nóng'?

icon 0

Nếu Hà Nội cho phân lô, tách thửa trở lại liệu thị trường đất nền có tái diễn tình trạng ‘sốt nóng’, giá nhà riêng lẻ có diện tích nhỏ 30-40m2 sẽ tăng giá không?

Ngân hàng rao bán hàng nghìn tấn thép của doanh nghiệp ở Bình Dương

icon 0

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh An Phú (TP.HCM) (Agribank An Phú) vừa thông báo bán đấu giá hai lô hàng hoá thép các loại lên đến 5.623 tấn để thu hồi nợ xấu.

Bất ngờ nhiều cửa hàng nghỉ sớm, thông báo '0 bán' xăngicon0Nhiều cửa hàng xăng dầu cho biết đang gặp vướng mắc do việc nhập xăng dầu khó khăn và chiết khấu thấp.

HOSE nói gì về khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu ROS?

icon 0

Ngày 24/8, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) gửi công văn đến Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros (ROS) về khả năng hủy niêm yết của cổ phiếu ROS.

Masan lên tiếng về thông tin Đài Loan thu hồi sản phẩm mì Omachi có chất cấm

icon 0

Liên quan đến thông tin từ Đài Loan cho rằng đã phát hiện sản phẩm mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide xuất xứ từ Việt Nam và phải tiêu hủy, ngay lập tức phía Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan đã lên tiếng vế vụ việc.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook