SBT - Khả năng tăng trưởng vẫn còn
Dù gặp nhiều khó khăn khi giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay tăng cao, CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa (HOSE: SBT) vẫn đang hấp dẫn về mặt định giá đối với các nhà đầu tư dài hạn.
SBT - Khả năng tăng trưởng vẫn còn
Dù gặp nhiều khó khăn khi giá vốn hàng bán và chi phí lãi vay tăng cao, CTCP Thành Thành Công - Biên Hòa ( HOSE : SBT ) vẫn đang hấp dẫn về mặt định giá đối với các nhà đầu tư dài hạn.
Giá lương thực neo ở mức cao
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO), giá đường quốc tế giảm nhẹ trong tháng 1 chủ yếu do tiến độ thu hoạch tốt ở Thái Lan và điều kiện thời tiết thuận lợi giúp phát triển vụ mía ở các vùng trồng mía trọng điểm của Brazil.
Tuy nhiên, việc giá xăng tại Brazil tăng và đồng real (BRL) mạnh lên so với đồng USD đã góp phần hạn chế áp lực giảm của giá đường thế giới.
Chỉ số giá lương thực của FAO
Nguồn: FAO
Theo dự báo, sản lượng đường trong niên vụ 2022 - 2023 tại Ấn Độ, quốc gia sản xuất đường lớn thứ 2 thế giới, dự báo sẽ giảm 7% so với kỳ vọng trước đó, xuống còn 34 triệu tấn do ảnh hưởng tiêu cực từ mưa lớn khiến hoạt động sản xuất gián đoạn. Điều này sẽ khiến giá đường tiếp tục neo ở mức cao.
Trong trung hạn, tiêu thụ đường toàn cầu được dự đoán sẽ tiếp tục tăng khoảng 0.9%/năm trong 10 năm tới, đạt 188 triệu tấn vào năm 2031, do tăng trưởng dân số và thu nhập. Tuy nhiên, mức tiêu thụ bình quân đầu người ở cấp độ toàn cầu sẽ không thay đổi nhiều và duy trì ở mức gần 21.9kg/người.
Tăng trưởng ngành ở mức thấp
Theo Báo cáo triển vọng Nông nghiệp của OECD-FAO 2022 - 2031, thương mại đường thế giới được dự đoán sẽ tăng 1.3%/năm trong thập niên tới. Brazil sẽ giữ vị trí là nước xuất khẩu đường hàng đầu (chiếm tới 49% thương mại thế giới), tiếp theo là Thái Lan, Úc và Ấn Độ.
Vào năm 2031, Brazil và Ấn Độ được dự đoán sẽ lần lượt chiếm khoảng 23% và 17% tổng sản lượng đường của thế giới, với 44Mt và 32Mt được sản xuất. Ở những nơi khác, mức tăng sản lượng lớn nhất, tính theo giá trị tuyệt đối và so với giai đoạn gốc, 4 lần được dự đoán là ở Thái Lan (+4.1Mt) và Pakistan (+1.7Mt).
Sản lượng và nhu cầu tiêu thụ đường ở các khu vực chính
Nguồn: OECD
Khó khăn khi phải cạnh tranh với đường ngoại
Theo ước tính của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), mỗi năm nhu cầu nội địa của Việt Nam cần từ 2.1 - 2.3 triệu tấn đường, sản lượng đường trong nước mới chỉ đáp ứng 33% nhu cầu tiêu thụ.
Sản xuất thiếu hiệu quả và chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước, do đó, ngành đường Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào đường nhập khẩu. Đây vừa là khó khăn vừa là cơ hội cho các doanh nghiệp ngành đường trong nước đẩy mạnh sản xuất.
Vị thế dẫn đầu trong nước
SBT hiện sở hữu mía từ 68,000ha đất nông nghiệp tại 4 quốc gia là Việt Nam, Lào, Campuchia và Úc. Công ty cung cấp trên 1 triệu tấn đường thành phẩm ra thị trường trong nước và quốc tế, tiếp tục giữ vững vị thế đầu ngành mía đường khi chiếm 46% thị phần nội địa.
Tuy nhiên, công ty cũng gặp phải những khó khăn đáng kể khi lãi suất tăng làm chi phí lãi vay lớn hơn và bào mòn lợi nhuận. Trong quý 2 của niên độ 2022 - 2023, chi phí tài chính, chủ yếu là chi phí lãi vay, với hơn 414 tỷ đồng, gấp 2.5 lần cùng kỳ niên độ trước, là nguyên nhân chính khiến lãi ròng của SBT giảm 60%, còn gần 103.5 tỷ đồng.
Định giá cổ phiếu
Người viết sử dụng dữ liệu P/E và P/B trung trung bình quá khứ của cổ phiếu để tiến hành định giá. Mức P/E và P/B lần lượt là 20.85 lần và 1.35 lần.
Biểu đồ P/E của SBT
(Đvt: Lần)
Biểu đồ P/B của SBT
(Đvt: Lần)
Nguồn: VietstockFinance
Như vậy, mức giá thị trường hiện tại đang ở mức giá rất hợp lý so với kết quả của mô hình và khá thích hợp cho đầu tư dài hạn.
Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock