Sau lưng vĩ nhân là sự chỉ dạy nghiêm khắc của cha mẹ

Chia sẻ Facebook
26/05/2023 02:55:36

Sau lưng vĩ nhân là sự chỉ dạy nghiêm khắc của cha mẹAn Hòa •Thứ năm, 25/05/2023

(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)


Vương Hiến Chi tự là Tử Kính, là thư pháp gia thời Đông Tấn, cũng là con trai thứ bảy của “Thư Thánh” Vương Hi Chi. Nhờ cha mẹ dốc lòng truyền thụ và chỉ bảo, Vương Hiến Chi đã trở thành một nhà thư pháp nổi tiếng đương thời.

Vương Hiến Chi từ nhỏ đã ham học hỏi, tài trí hơn người. Năm Vương Hiến Chi khoảng 7, 8 tuổi đã bắt đầu học tập viết thư pháp. Thân là một người cha, hơn nữa lại là một nhà thư pháp lớn nên phương pháp mà Vương Hi Chi chỉ dạy Vương Hiến Chi cũng không hề giống với người bình thường.


Một lần, Vương Hi Chi nhìn thấy con trai đang chuyên tâm luyện viết thư pháp đã lặng lẽ đi đến sau lưng con trai. Đ ể kiểm tra xem Vương Hiến Chi có cầm chắc cây bút hay không, Vương Hi Chi đột nhiên đưa tay rút bút trong tay con trai mình. Vương Hiến Chi cầm bút rất chắc nên đã không bị lấy mất. Vương Hi Chi vui vẻ nói: “Đứa trẻ này về sau nhất định đạt được thành tựu!”


Bởi vì cha là thư pháp gia nổi danh lẫy lừng nên gia đình Vương Hiến Chi thường xuyên có người thân và bạn bè của cha tới chơi. Những vị khách ấy không chỉ nổi danh mà cũng có địa vị cao, họ thường hay khen ngợi, khích lệ Vương Hiến Chi. Vì lo lắng Vương Hiến Chi sẽ sinh tâm kiêu ngạo tự mãn, cha mẹ ông đã rất nỗ lực bỏ tâm sức để làm cho Vương Hiến Chi hiểu được đạo lý khiêm tốn, dốc lòng cầu học.


Một hôm, Vương Hiến Chi hỏi mẹ: “Con chỉ cần luyện viết ba năm là được rồi phải không?” Mẹ của ông lắc đầu. Vương Hiến Chi lại nói: “ Vậy thì viết năm năm là được phải không? Mẹ của ông lại một lần nữa lắc đầu.


Vương Hiến Chi nóng nảy nói: “ Vậy con còn phải luyện tập viết thư pháp bao lâu nữa?” , lại hỏi cha: “Cha! Mọi người đều nói chữ của cha viết rất đẹp, vậy bí quyết là gì?”


Vương Hi Chi nhìn con trai, bước đến cửa sổ, chỉ vào một loạt các lu nước lớn trong sân nói: Con cần phải viết hết 18 lu nước trong cái sân này.”


Từ đó về sau, dù trong tâm không phục nhưng Vương Hiến Chi vẫn lặng lẽ ở trong sân luyện tập viết thư pháp. Ngoảnh đi ngoảnh lại đã luyện suốt 5 năm liền. Có một ngày, Vương Hiến Chi mang một chồng những chữ viết đẹp nhất cho cha xem, hy vọng có thể được nghe những lời khen ngợi. Nhưng Vương Hi Chi sau khi xem xong, không nói câu nào, chỉ viết vào trong đó một chữ “đại” rồi trả lại cho Vương Hiến Chi.


Vương Hiến Chi lại đưa chồng chữ này cho mẹ mình xem, hy vọng mẹ sẽ khen ngợi mình. Vương Hiến Chi nói: “Con đã luyện viết 5 năm, hơn nữa là hoàn toàn phỏng theo chữ của cha mà viết. Mẹ hãy nhìn kỹ xem, chữ của con và của cha có chỗ nào không giống nhau?”


Mẹ ông sau khi xem một cách cẩn thận đã nói với ông: “Con luyện viết chữ nhiều năm như vậy, dùng hết mấy lu nước, nhưng hiện tại xem ra chỉ có chữ ‘đại’ là có phong cách giống bút pháp của cha con thôi”.


Vương Hiến Chi nghe xong có phần nhụt chí, uể oải và có phần chán nản nói: “Khó quá! Vậy đến bao giờ mới có được kết quả tốt đây ạ?”


Mẹ của ông thấy rằng sự kiêu ngạo tự mãn trong Hiến Chi đã tiêu hết liền cổ vũ ông: “ Chỉ cần chăm chỉ luyện tập, không có sông núi nào không qua được. Con chỉ cần kiên trì luyện tập giống như mấy năm qua thì nhất định sẽ đạt được mục đích!”


Vương Hiến Chi cảm thấy rất hổ thẹn, tự thấy kỹ năng thư pháp của mình còn kém xa. Đồng thời ông cũng hiểu ra trên con đường này còn cần phải nỗ lực, không thể trông chờ vào việc cha mình là một nhà thư pháp lớn mà bỏ bê việc học của chính mình, viết thư pháp không có lối tắt mà chỉ có chăm chỉ mới thành công.


Từ đó về sau, Vương Hiến Chi khiêm tốn học tập thư pháp, miệt mài khổ luyện, dù cho có khó khăn đến mấy cũng không buông lơi. Cuối cùng, tài nghệ thư pháp của ông được nâng cao rất nhanh chóng, trở thành một trong những thư pháp gia nổi danh đương thời. Sau này, Vương Hi Chi và Vương Hiến Chi được xưng là “Nhị Vương” trong thư pháp. Thành tựu thư pháp của hai cha con được coi là tột bậc. Và người ta cũng không quên mỗi khi nói đến thành tựu của Vương Hiến Chi đều nhắc đến sự chỉ dạy nghiêm khắc và dốc lòng dạy dỗ của cha mẹ ông.


Theo Epoch Times tiếng Trung
An Hòa biên tập

Cổ nhân dạy con: Chọn bạn kết giao, chọn hoàn cảnh sống


Mời nghe radio :

Chia sẻ Facebook