Sau 40 tuổi, đường huyết bước vào giai đoạn nhảy vọt, muốn ổn định cần đạt được “2 thêm 3 bớt” này
Duy trì 2 thêm, 3 bớt này ở tuổi trung niên, bệnh tiểu đường sẽ tránh xa bạn.
Sau khi một người bước vào tuổi trung niên, chức năng của cơ thể suy giảm và khả năng xảy ra các vấn đề tăng lên, đặc biệt là các bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường. Giai đoạn trung niên là giai đoạn quan trọng để kéo dài tuổi thọ, đồng thời cũng là giai đoạn dễ mắc nhiều bệnh tật nhất. Vì vậy, người ở độ tuổi này nên học cách giữ gìn thân thể và phòng tránh bệnh tật.
Khi bước vào tuổi trung niên, đường huyết sẽ có nhiều biến động nếu chúng ta không có một lối sống lành mạnh, khoa học. Đường huyết tăng cao là biểu hiện trước khi bệnh tiểu đường khởi phát, nếu đường huyết của người bệnh duy trì ở mức cao trong thời gian dài thì sớm muộn gì bệnh tiểu đường cũng sẽ đến cửa.
Khi bệnh tiểu đường còn nhẹ, tác hại mà những bệnh này gây ra cho người bệnh có thể chỉ là các triệu chứng như đa niệu, đa dây thần kinh… Tuy nhiên, nếu không chú ý kiêng kỵ trong ăn uống cũng sẽ gây ra các biến chứng cấp và mãn tính khác nhau, ảnh hưởng lớn đến cơ thể và cuộc sống của người bệnh.
Vì vậy, để tránh những vấn đề nghiêm trọng, người có đường huyết cao cần lưu ý những nguyên tắc trong chế độ ăn uống, đặc biệt nên tham khảo "2 thêm, 3 bớt" dưới đây:
"2 THÊM"
1. Tập thể dục
Chúng ta đều biết rằng tập thể dục có thể giúp cơ thể trao đổi chất và tăng khả năng miễn dịch. Tuy nhiên nhiều người hầu như không vận động nhiều vì công việc bận rộn hoặc do lười vận động, điều này kéo dài sẽ khiến hoạt động của các cơ quan trong cơ thể ngày càng giảm sút và khả năng miễn dịch sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy, mọi người nên hình thành thói quen tập thể dục, mỗi ngày dành nửa giờ để luyện tập. Từ đó, thể chất của cơ thể sẽ được nâng cao, đồng thời cũng rất tốt cho đường huyết. Tập thể dục có thể tăng cường hoạt động của các tiểu đảo tuyến tụy và thúc đẩy quá trình tiết insulin.
2. Ăn thêm một số loại ngũ cốc
Trong cuộc sống, chế độ ăn uống không lành mạnh của chúng ta là một nguyên nhân quan trọng làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, việc cân bằng thực đơn các bữa ăn một cách hợp lý là điều hết sức quan trọng để tránh lượng đường và chất béo trong máu cao.
Theo khuyến cáo, nếu bạn muốn kiểm soát lượng đường trong máu, hãy bổ sung ngũ cốc thô và tăng cường ăn nhiều chất xơ. Thức ăn hàng ngày có hàm lượng chất xơ tương đối cao chủ yếu là ngô, yến mạch, cần tây,…
1. Tránh xa thuốc lá
Hút thuốc lá rất có hại cho cơ thể, không chỉ gây hại cho phổi, ảnh hưởng đến sức khỏe của mạch máu mà còn có tác động không nhỏ đến lượng đường trong máu. Vì vậy, tốt hơn hết mọi người nên bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt.
2. Tránh xa đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn như rượu có chứa ethanol. Chất này sẽ làm giảm khả năng chuyển hóa đường của cơ thể. Khi gan bình thường và đủ glycogen, uống rượu vào sẽ làm tăng lượng đường trong máu; Nếu chức năng gan không tốt, trong gan không có glycogen, rượu sẽ cản trở quá trình sản xuất đường, dễ bị hạ đường huyết. Vì vậy, để kiểm soát lượng đường trong máu, việc kiêng khem bia rượu cũng là một biện pháp cần thiết.
3. Kiểm soát muối
Muối có thể nói là một trong những loại gia vị làm tăng sự hấp dẫn của món ăn. Tuy nhiên, việc kiểm soát lượng muối ăn vào hàng ngày là điều cần thiết đối với sức khỏe. Thường xuyên ăn thực phẩm nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng chuyển hóa cho thận và tăng khả năng mắc bệnh thận do đái tháo đường.
Các nghiên cứu về thực phẩm có chứa nhiều muối đã chỉ ra rằng nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm này sau khi mắc bệnh tiểu đường, hoạt động của men amylase sẽ được tăng cường, ruột non cũng sẽ hấp thụ nhiều glucose hơn. Do đó làm tăng nồng độ đường huyết trong cơ thể người bệnh. Điều này dẫn đến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
(Tổng hợp)
Theo Ánh Lê
Pháp luật và Bạn đọc