Sắp có vắc xin Moderna trả mũi 2 cho trẻ dưới 12 tuổi, trẻ béo phì, có bệnh nền càng cần phải tiêm sớm

Chia sẻ Facebook
24/08/2022 14:12:11

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương vừa có văn bản gửi các địa phương về tình hình cung ứng vắc xin Covid-19 Moderna cho trẻ em.

Trong thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã tiếp nhận viện trợ và phân bố 9.187.200 liều vắc xin Moderna trẻ em (0,25ml) cho các địa phương để triển khai tiêm cho trẻ từ 6 - dưới 12 tuổi.

Lần phân bổ vắc xin Moderna trẻ em cuối cùng là ngày 30-6-2022. Theo đó, Viện đã phân bổ 1.964.000 liều vắc xin Moderna cho các tỉnh, thành phố để ưu tiên tiêm mũi 2 trẻ em từ 6 - dưới 12 tuổi đã tiêm mũi 1 là vắc xin Moderna. Trường hợp không sử dụng hết thì mới được dùng để tiêm mũi nhắc lại cho người lớn.

Tuy nhiên theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương qua thực tế triển khai tiêm vắc xin Modema trẻ em tại các địa phương đã gặp nhiều khó khăn.

Ảnh minh họa.

Nhiều gia đình có trẻ đã tiêm mũi 1 là vắc xin Moderna không đưa trẻ đi tiêm tiếp mũi 2 hoặc trẻ bị ốm, mắc Covid-19 nên phải hoãn tiêm trong khi vắc xin Moderna chỉ được sử dụng tối đa trong 30 ngày kể từ khi rã đông (chuyển từ nhiệt độ bảo quản -25 đến -15 độ C tại kho quốc gia sang nhiệt độ +2 đến +8 độ C tại kho các tỉnh, thành phố).


TS, BS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng khu vực miền bắc, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, cho biết hiện nay có nhiều gia đình đang do dự trước việc có nên hay không nên tiêm cho con em mình ở độ tuổi nhỏ. Thậm chí, nhiều người cho rằng, khi trẻ em nhiễm Covid-19 như cúm thoáng qua, không có triệu chứng gì đặc biệt nên từ chối tiêm cho con.

Theo TS, BS. Phạm Quang Thái, hiện nay, những đánh giá về hội chứng hậu Covid-19, không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ em cũng gặp những vấn đề hậu Covid-19. Trẻ em khi nhiễm Covid-19 ít biến chứng nặng dẫn tới tử vong, nhưng những tác dụng kéo dài liên quan Covid-19 khá phổ biến trên thế giới, ảnh hưởng tới sức học của trẻ con.

Bên cạnh đó, trẻ em khi nhiễm Covid-19 có thể tiếp tục làm nguồn lây nhiễm và lây cho người lớn, cho người không được tiêm. Đó là sự nguy hiểm của việc duy trì chuỗi không lây nhiễm trong cộng đồng.

Riêng với trẻ béo phì, có bệnh nền, đây là đối tượng càng cần phải tiêm sớm, tiêm trước trong bệnh viện vì trẻ có nguy cơ diễn biến nặng nếu mắc Covid-19.

TS Thái khuyến cáo phụ huynh không nên do dự trước việc tiêm vắc xin Covid-19 cho con mình kể cả ở nhóm tuổi nhỏ

Tin Cùng Chuyên Mục

Lãnh đạo Bộ Y tế lý giải vì sao số ca mắc Covid-19 gia tăng trở lại?

icon 0

Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, trong tuần này số ca mắc mới Covid-19 tăng 2,2% so với tuần trước. So với tháng trước thì số ca mắc mới tăng 70,5%; số ca tử vong tăng 288,9%; bệnh nhân nặng, nguy kịch tăng 181,6%.

Sắp đến mùa tựu trường, trẻ 5 đến dưới 12 tuổi có cần phải tiêm vắc xin phòng Covid-19?

icon 0

Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn khuyến cáo, để bước vào năm học mới một cách an toàn cần phải tiêm đủ hai mũi vắc xin Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.

Cúm, sốt xuất huyết, Covid-19 'đe dọa' trẻ mùa tựu trường

icon 0

Theo ghi nhận số trẻ mắc Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại, trong khi đó còn nhiều bệnh khác cũng đang rình rập trẻ mùa tựu trường như cúm, sốt xuất huyết...

Lý do phụ huynh ngại cho trẻ tiêm vắc xin Covid-19icon0Theo Sở Y tế TP.HCM, qua khảo sát, các phụ huynh cảm nhận chủ quan là lo vắc xin gia hạn (19%), và sợ trẻ bị tác dụng phụ của vắc xin (13%).

Hà Nội ráo riết phòng, chống dịch sốt xuất huyết

icon 0

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật thành phố cùng các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội đã tích cực triển khai các biện pháp tuyên truyền, bồi dưỡng kiến thức giám sát bệnh sốt xuất huyết Dengue.

Hà Nội phòng chống bệnh đậu mùa khỉ theo tinh thần 'sớm một bước, cao hơn một bước'

icon 0

Biện pháp phòng bệnh đậu mùa khỉ cũng không khác với Covid-19, quan trọng nhất là vệ sinh cá nhân, cách ly người bệnh cũng có thể phòng bệnh lây lan.

Xuất hiện nhiều biến thể phụ lây nhanh, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn phòng chống Covid-19

icon 0

Tính đến thời điểm này, tại nước ta đã ghi nhận sự xuất hiện của các biến thể phụ mới của chủng Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) với khả năng lây nhanh.

Liên kết đào tạo giải quyết tình trạng thiếu bác sỹ y học cổ truyềnicon0Để khắc phục tình trạng thiếu bác sĩ, phải bắt đầu từ công tác đào tạo, đây chính là chiến lược lâu dài được ngành y tế hướng tới.

Bệnh nhân Việt bị đậu mùa khỉ điều trị như thế nào?icon0Ngày 29/7, Bộ Y tế đã ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh đậu mùa khỉ ở người do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký.

Bác sĩ Việt tại Mỹ: Ai cần tiêm vắc xin đậu mùa khỉ?

icon 0

Vắc xin ngừa đậu mùa đồng thời ngừa được đậu mùa khỉ, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và cơ quan y tế các nước đều khuyến cáo không cần tiêm phòng đại trà vắc xin.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook