Sanh cổ, xưa mua 10 cây vàng, giờ đại gia trả 15 tỷ gia chủ "chưa ưng"

Chia sẻ Facebook
12/03/2023 07:07:14

Hình ảnh giếng làng, sân đình, mái nhà cổ kính, rêu phong bên cạnh chủ thể cây sanh làm tăng vẻ đẹp của tác phẩm.


Là người yêu thích và đam mê cây cảnh, ông Nguyễn Tân Khoa hay còn được gọi là “Khoa sắt” ở Hà Nội không ngần ngại săn lùng những cây cảnh độc lạ. Nổi bật trong vườn cây cảnh nhà ông Khoa cây sanh cổ thụ có tên gọi là “Hồn Việt” có tuổi đời hơn 100 năm tuổi, được xếp vào dạng “hiếm có, khó tìm” nhờ hình dáng độc đáo và bông tán đẹp mắt.

Cây sanh cổ có thế dáng độc đáo.


Theo Thương Hiệu & Sản Phẩm , ông Khoa đã mua cây sanh này với giá 10 cây vàng từ mấy chục năm trước.

Bản thân ông có niềm đam mê cây cảnh từ vài chục năm trước và đã từng sở hữu hàng trăm loại cây khác nhau trong vườn nhà. Năm 1998, ông vô tình biết đến cây sanh cổ này qua một người bạn và phải mất rất nhiều công sức, thời gian để thuyết phục chủ nhân bán lại cho mình.

Do có tình yêu mãnh liệt với cây cảnh nên ông Khoa tự tay ông Khoa đã làm những tiểu cảnh như bến nước, sân đình, đền Ngọc Sơn bên cạnh cây sanh.

Ông Khoa kể, trước đây cây thuộc sở hữu của một dòng họ ở Thạch Bích, Thanh Oai, Hà Nội và được xem như "báu vật". Thời điểm đó, ông vô tình biết đến “siêu cây” này qua một người bạn và lập tức bị thu hút.

“Thời điểm đó, để thuyết phục người bán sang nhượng, tôi phải mất rất nhiều công sức, thời gian. Ban đầu họ nhất quyết từ chối dù tôi có trả giá cao cỡ nào, chỉ đến khi cần tiền đào ao, gia đình đó mới tiếc nuối bán lại cho tôi với giá vào khoảng 10 cây vàng.

Vào những năm 90, 10 cây vàng có thể mua được một miếng đất vị trí đẹp ở Tp.Hà Nội. Số tiền tôi bỏ ra mua cây cũng gây “chấn động” trong giới chơi sinh vật cảnh. Vì thế, từ khi mua được cây, rất nhiều đoàn khách tìm đến tận nhà tôi chỉ để chiêm ngưỡng cây sanh cổ này”, ông Khoa kể.

Bộ rễ cây sanh bám trọn phiến đá.

Nói thêm về cây cảnh đẹp này, vị đại gia trong ngành kinh doanh sắt thép cho biết, vào thời điểm đó, số tiền ông chi để sở hữu cây sanh trăm tuổi từng gây “chấn động” trong giới chơi sinh vật cảnh.

Trước dáng thế đẹp và cổ kính của cây sanh, ông Khoa đã đặt tên cây là “Hồn Việt” và bắt tay vào cắt tỉa, tạo hình, uốn thế, tự tay thiết kế các tiểu cảnh như bến nước, sân đình...

Trong nhiều năm chăm sóc tỉa cành vào năm 2005 có người ngỏ ý muốn mua lại cây này với giá 250 cây vàng nhưng ông Khoa không bán. Đến năm 2010, tiếp tục có người trả giá 10 tỷ đồng nhưng ông vẫn từ chối. Tiếp đó, có người trả gần 15 tỷ đồng nhưng ông chưa muốn bán.

“Cây sanh cổ này đã gắn liền với tên tuổi của tôi suốt mấy chục năm qua, nó không chỉ là một cái cây mà nó còn là người bạn đặc biệt nên giá trị không thể đong đếm được bằng tiền”, ông Khoa chia sẻ.

Cách đây không lâu cũng có cây sanh "Ngai vàng đất Việt", ngày xưa mua 10 triệu, sau 15 năm trả vài tỷ không bán chủ cây vẫn không bán.


Chia sẻ với Dân Việt , anh Lê Đức Nam ở Hưng Yên , chủ nhân của tác phẩm cho biết, đây là lần đầu tiên mang “báu vật” trong vườn đi triển lãm với mong muốn người dân, giới chơi cây ngắm chứ không có ý định bán.


Xuất hiện triển lãm Festival cây cảnh tỉnh Thanh Hóa năm 2029, tác phẩm sanh cổ “Ngai vàng đất Việt” thu hút khá đông du khách đến chiêm ngưỡng.

Cây sanh ôm đá thả nước rồi nên việc chăm sóc không cầu kỳ, phức tạp.

Kể về nguồn gốc, anh Nam chia sẻ, anh mua cây cách thời điểm triển lãm tầm 15 năm với giá 10 triệu đồng. Thời điểm mua, dáng cây (cốt) đã như vậy. Tuổi đời của cây phải trăm năm tuổi. Sau 15 năm tạo tác, cây đã gần như hoàn thiện. Có nhiều người biết đến muốn mua, ra giá vài tỷ đồng nhưng anh không bán.

"Tôi coi cây như “báu vật” trong vườn, gắn bó, chăm sóc cây nhiều năm nên mình có tình cảm với cây. Nếu bán đi được vài tỷ đồng nhưng hằng ngày mình không được ngắm", anh Nam nói.


Trúc Chi (t/h)

Chia sẻ Facebook