Sang Ba Lan, nhóm an ninh của Tổng thống Nam Phi mang theo 12 thùng vũ khí

Chia sẻ Facebook
20/06/2023 02:55:13

Sang Ba Lan, nhóm an ninh của Tổng thống Nam Phi mang theo 12 thùng vũ khí


an ninh của Tổng thống Nam Phi mang theo 12 thùng vũ khí" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-06-18/Sang-Ba-Lan-nhom-an-ninh-cua-Tong-thong-Nam-Phi-mang-theo-12-container-vu-khi-vu-khi-ba-lan-16870822198441661587789-1687100203-459-width690height387.jpeg?v=1687129254" />

Rzeczpospolita (hãng thông tấn Ba Lan) hôm 18/6 đưa tin, trước khi tới Kiev bằng tàu hỏa (hôm 16/6), Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã đáp chuyên cơ riêng tới Ba Lan (hôm 15/6). Đội cận vệ của ông Ramaphosa bay trên một máy bay khác chở theo vũ khí, nhưng gặp sự cố.

Giới chức hải quan Ba Lan không cho phép nhóm an ninh của ông Ramaphosa xuống máy bay và dỡ các thùng vũ khí.

“Có hàng hóa nguy hiểm trên máy bay mà quan chức Nam Phi không được phép mang theo. Ngoài ra, trên máy bay có những người mà chúng tôi không được báo trước về sự hiện diện của họ”, Bộ Ngoại giao Ba Lan thông báo.

“Họ cản trở chúng tôi, đặt tính mạng của Tổng thống vào tình thế nguy hiểm. Họ nói chúng tôi không có giấy phép mang theo vũ khí, nhưng chúng tôi có”, ông Rhoode nói.

Ông Rhoode cho hay, giới chức Ba Lan đã cố gắng “tịch thu” vũ khí của nhóm an ninh, bất chấp số vũ khí này được chứa trong các thùng an toàn. Ông Rhoode không tiết lộ cụ thể các loại vũ khí chứa trong 12 thùng lớn.

Ông Rhoode là một trong các quan chức tháp tùng Tổng thống Nam Phi Ramaphosa trong chuyến thăm Ukraine và Nga.

Hôm 15/6, ông Ramaphosa tới thăm và chào xã giao Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

Từ Warsaw, ông Ramaphosa đến Kiev để gặp Tổng thống Ukraine Zelensky hôm 16/6. Ngày 17/6, ông Ramaphosa tới thành phố St. Petersburg và gặp Tổng thống Nga Putin.

Theo Rzeczpospolita, vì vụ “lùm xùm” liên quan đến 12 thùng vũ khí, đội cận vệ của Tổng thống Nam Phi bị mắc kẹt ở Ba Lan và không thể tới Kiev. Chuyến thăm Kiev của ông Ramaphosa rất may không gặp sự cố an ninh.

“Các nhân viên thuộc phái đoàn Nam Phi có vũ khí mà họ không được phép mang theo. Họ có thể rời máy bay nhưng không được cầm theo vũ khí”, Cơ quan an ninh biên phòng Ba Lan viết trên Twitter.

Sự cố đối với nhóm an ninh của Tổng thống Ramaphosa gây tranh cãi ở Nam Phi. Một số cư dân mạng ở Nam Phi cho rằng, việc Ba Lan “gây khó dễ” là thông điệp gửi tới Nam Phi khi nước này từ chối chỉ trích và trừng phạt Nga.

Ông Ramaphosa chưa lên tiếng về vụ việc.


Vương Nam – Ukraine Pravda

Chia sẻ Facebook