Rượu không cồn tới xứ gà Gô-loa
Có lẽ vì vậy, cho nên rượu không cồn tuy phát triển rất nhanh trên thế giới nhưng lại khá chậm ở Pháp. Năm 2021, rượu không cồn chỉ tăng 4% ở Pháp, trong khi đó nó tăng 24% trên toàn cầu, theo số liệu của IWSR.
Phải ở nhà trường kỳ tránh dịch hai năm trước, anh Augustin Laborde quyết định cai rượu. Nhưng là một người Pháp, hương vị rượu vang quả thật là khó mà quên được. Anh đã bỏ công tìm đồ uống thay thế mà không có cồn. Và thế là hai năm sau, cửa hàng chuyên rượu không cồn đầu tiên đã có mặt ở Paris.
“Nhu cầu thị trường rượu vang không cồn rất lớn,” anh nói khi giới thiệu về sản phẩm của mình. “Chúng tôi nhận được những đề xuất hãy mở thêm các cửa hàng ở nơi khác tại Pháp.”
Xứ gà Gô-loa với những vườn nho bạt ngàn các miền đất nước, từ dãy Jura phía Đông đến chân đồi Pyrenees phía Tây Nam, vẫn luôn nổi tiếng thế giới với các loại rượu vang, như vang đỏ Bordeaux hay vang trắng Burgundies. Rượu vang trong ẩm thực của người Pháp có thể xem như một nét văn hóa đã ăn vào trong huyết mạch rồi.
Có những lý do để chuyển sang uống rượu không cồn. Chẳng hạn như có những tín ngưỡng cấm uống rượu. Nhưng lý do chủ yếu nhất chính là vấn đề sức khỏe. Xã hội hiện đại với những thông tin phổ cập về rượu đã khiến người dân ý thức hơn rằng không nên uống rượu. Đại dịch Vũ Hán (COVID) từ 2019 cũng là một dịp khiến vấn đề sức khỏe được coi trọng hơn nhiều.
Người dân Pháp cũng không ngoại lệ. Các loại rượu vang không cồn đã trở thành lời giải cho bài toán này: Vừa có thể thưởng thức hương vị đặc trưng của rượu vang, vừa đảm bảo sức khỏe vừa giữ được tinh thần tỉnh táo.
Reuters:
“Chúng tôi nhận thấy sự quan tâm mạnh mẽ đối với đồ uống có nồng độ cồn thấp và không cồn. Mọi người đang quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe.”
Khách hàng trong cửa hàng của Augustin Laborde cũng bày tỏ quan điểm tương đồng.
Khi nếm một ly rượu vang đỏ không cồn, Helene Bourgy cho biết đồ uống này là một sự cân bằng giữa nhu cầu không uống cồn những vẫn cần một “bầu không khí tiệc hội” .
Các con số cho thấy lượng tiêu thụ rượu vang ở Pháp đã giảm dần trong những năm qua, kém hơn con số đỉnh cao ở thế kỷ trước.
Mỗi người Pháp giờ chỉ còn uống trung bình 5,6 lít đồ uống có cồn vào năm 2020, giảm rất nhiều so với con số 20 lít vào năm 1961, theo Tổ chức Quan sát ma túy và xu hướng gây nghiện của Pháp (OFDT).
Năm 2021, Pháp là quốc gia tiêu thụ rượu vang đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Hoa Kỳ, theo số liệu của Tổ chức Nho và Rượu vang.
Nhưng mà, một người Pháp dù không uống nhiều rượu vang, nhưng vẫn biết thưởng thức chất lượng rượu vang, vì họ là người Pháp.
Ông Naassila phân tích, “[Người Pháp] nhận ra rằng họ phải bớt uống đồ uống có cồn,” nhưng đồng thời ông cũng khẳng định “họ vẫn yêu hương vị này và tôi chắc chắn rằng họ sẽ tiếp tục uống.”
Thiên Đức, theo Reuters
Dịp Tết uống rượu vang đỏ, có thực sự tốt cho tim mạch và huyết áp?
Ai lại không muốn nhấm nháp ly rượu vang đỏ vừa thú vị vừa tốt cho sức khỏe chứ? Tuy nhiên, rượu vang đỏ liệu có thực sự tốt như vậy không?