Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có

Chia sẻ Facebook
29/07/2022 14:09:49

Cho vay bằng phương tiện điện tử được hiểu là việc lập hồ sơ, thẩm định, giải ngân cho vay qua một phương tiện được chính tổ chức tín dụng/công ty tài chính/ngân hàng cho phép. Về cơ bản đây cũng là hoạt động cho vay chỉ khác nhau về phương thức cho vay. 

Ngăn chặn rửa tiền đối với cho vay bằng phương tiện điện tử

Cho vay bằng phương tiện điện tử đem lại sự tiện dụng, hiện đại nhưng cũng khó tránh khỏi có đối tượng tận dụng phương tiện này để thực hiện hành vi rửa tiền.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước mới đây đã ban hành dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Đáng chú ý, dự thảo bổ sung Điều 24a về hoạt động cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử. Đây là quy định mới trong quản lý hoạt động cho vay của các TCTD mà trước đây chưa từng có.

Cụ thể, tổ chức tín dụng thực hiện cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải xây dựng, ban hành, công khai quy trình, hồ sơ, thủ tục cho vay bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, pháp luật về giao dịch điện tử, các quy định pháp luật liên quan để đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin khách hàng và an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng.


PV Infonet có cuộc trao đổi với luật sư Mai Thảo về phòng chống rửa tiền trong lĩnh vực này.

Theo luật sư Mai Thảo, dự thảo thông tư mới quy định Tổ chức tín dụng cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử phải thực hiện quản lý, kiểm soát, đánh giá rủi ro các quy trình nghiệp vụ được thực hiện tự động hóa, trong đó cần áp dụng các mô hình giám sát rủi ro và cảnh báo sớm để kịp thời có biện pháp ngăn chặn các hành vi gian lận.

Luật sư Mai Thảo trao đổi với PV Infonet.

Trường hợp để nhận biết và xác minh khách hàng vay vốn qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, tổ chức tín dụng phải có biện pháp, hình thức công nghệ để thu thập, kiểm tra, đối chiếu, đảm bảo sự khớp đúng giữa thông tin nhận biết khách hàng, dữ liệu sinh trắc học của khách hàng với các thông tin, yếu tố sinh trắc học tương ứng trên các giấy tờ tùy thân gắn với khách hàng hoặc với dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bởi tổ chức cung ứng dịch vụ định danh và xác thực điện tử được cấp phép hoặc với thông tin tại kho dữ liệu khách hàng của tổ chức tín dụng.

Tổ chức tín dụng phải lưu giữ, bảo quản hồ sơ cho vay qua việc sử dụng các phương tiện điện tử, đảm bảo an toàn, bảo mật, được sao lưu dự phòng, đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn của hồ sơ và cho phép truy cập, sử dụng khi cần thiết.

Một trong các biện pháp phòng chống rửa tiền theo Luật Phòng chống rửa tiền là hoạt động nhận biết khách hàng và cập nhật thông tin khách hàng nhằm phân loại khách hàng và xác định mức độ rủi ro liên quan đến hoạt động rửa tiền.

Như vậy, với quy định mới được đưa ra bổ sung thông tư 39/2016/TT-NHNN ngoài những quy định chặt chẽ về quy trình, quản lý còn có những yêu cầu về biện pháp nhận biết thông tin khách hàng, dữ liệu sinh trắc học gắn liền với giấy tờ tuỳ thân, dữ liệu định danh cá nhân được xác thực bởi cấp có thẩm quyền…Điều này hoàn toàn phù hợp với các quy định đối với hoạt động phòng chống rửa tiền bởi hoạt động kiểm soát nhận biết khách hàng giúp ngăn chặn được việc rửa tiền từ khách hàng.


-PV: Hoạt động cho vay bằng phương tiện điện tử tiềm ẩn hành vi rửa tiền như thế nào?

Luật sư: Rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có, bao gồm: Hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự; Trợ giúp cho tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có; Chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản.

Tuy nhiên, với quy định cho phép cho vay bằng phương tiện điện tử sẽ khó tránh khỏi có đối tượng tận dụng phương tiện này để thực hiện hành vi rửa tiền. Do đó, nếu quy định mới được áp dụng thì các tổ chức tín dụng cần có các biện pháp kiểm soát và nhận biết khách hàng một cách chặt chẽ để tránh được hoạt động rửa tiền xảy ra.


-Luật sư có khuyến cáo gì đối với người vay bằng phương tiện điện tử này?

Luật sư: Cho vay bằng phương tiện điện tử trên thực tế đã tồn tại điển hình như cho vay qua app của một công ty tài chính trá hình, hoặc tín dụng đen do sự phát triển của khoa học công nghệ. Nhiều người dân cũng phải chịu những áp lực vì cách đòi nợ phi luật pháp từ đơn vị này.

Đến nay luật pháp quy định bổ sung hoạt động cho vay qua phương tiện điện tử đối với các tổ chức tín dụng có thể giúp người dân có nhiều lựa chọn hơn khi vay tiền. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động này, người dân cần tìm hiểu về tổ chức cho vay (thương hiệu, uy tín), xác thực lại thông tin qua tổng đài hoặc chi nhánh gần nhất, đọc kỹ các quy định; điều khoản áp dụng trên phương tiện điện tử; tìm hiểu kỹ các quy định, quy trình thủ tục vay….

Như vậy, việc cho vay qua phương tiện điện tử là xu thế của thời đại 4.0 đảm bảo tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, quá trình thực hiện hoạt động này các tổ chức tín dụng cần có những cơ chế, hoạt động kiểm soát khách hàng, kiểm soát giao dịch nhằm tránh được những rủi ro xảy ra, phía người dân cần cẩn trọng xem xét kỹ các quy định về hoạt động này.


Tiến Anh

Gửi bình luận

Tin Cùng Chuyên Mục

Xin đất làm dự án khách sạn rồi lén lút khai thác mỏ tại Lào Cai: Giám đốc Công ty Lilama đã có dấu hiệu cấu thành tội Rửa tiền

icon 0

Theo luật sư, trong vụ việc nêu trên Nguyễn Mạnh Thừa - Giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại Lilama (Công ty Lilama) đã có dấu hiệu cấu thành tội “Rửa tiền”.

Tiếp viên hàng không Việt nếu bị phát hiện rửa tiền ở nước ngoài xử lý thế nào?

icon 0

Sau thông tin trên báo nước ngoài liên quan 9 tiếp viên hàng không Việt, câu hỏi đặt ra là, nếu tiếp viên hàng không của các hãng bay Việt có hành vi rửa tiền ở nước ngoài, thì sẽ bị xử lý như thế nào?

Vụ chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài, có phải án rửa tiền?

icon 0

Dư luận băn khoăn vụ chuyển trái phép 30.000 tỷ đồng ra nước ngoài có dấu hiệu hành vi rửa tiền hay không, theo luật sư, nếu số tiền này do phạm tội mà có thì mới có thể truy tố tội danh Rửa tiền.

Ông trùm điều hành 4 công ty kinh doanh cát bị khởi tố thêm tội rửa tiềnicon0Cường 'Cát' ở An Giang bị bắt tạm giam để điều tra về tội rửa tiền. Trước đó đối tượng đã bị khởi tố về tội trốn thuế.

Cần lộ trình thực hiện giao dịch bất động sản không dùng tiền mặt, phòng chống rửa tiền, thất thu thuế

icon 0

Theo chuyên gia, cần có lộ trình để thực hiện tất cả mọi giao dịch liên quan đến mua bán bất động sản đều phải qua ngân hàng, không giao dịch tiền mặt để vừa phòng chống được việc rửa tiền, vừa phòng chống việc thất thu thuế.

Quản lý, kết nối thông tin về phòng, chống rửa tiền

icon 0

Cần có quy định về quản lý thông tin về phòng, chống rửa tiền của cơ quan nhà nước, việc kết nối giữa các cơ sở dữ liệu phục vụ mục đích quản lý, khai thác và xác minh thông tin, quản lý lưu trữ trên dữ liệu điện tử

Cần quy định về các đối tượng cung cấp dịch vụ có nguy cơ bị lợi dụng để rửa tiền

icon 0

Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 có hiệu lực từ ngày 01/01/2013, sau 9 năm triển khai, thi hành cơ bản tạo ra được hành lang pháp lý trong công tác phòng, chống rửa tiền, thúc đẩy công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

Phát hiện lượng tiền mờ ám từ đường dây cho thuê tài khoản ngân hàng: Truy xét dấu hiệu lừa đảo, rửa tiền

icon 0

Theo luật sư, trong vụ án này cơ quan chức năng sẽ mở rộng điều tra làm rõ hành vi của nhóm đối tượng này, có hay không việc lừa đảo, rửa tiền...

Trong thời đại kinh tế số, hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi hơn

icon 0

Cụm từ “rửa tiền” được hiểu theo nghĩa bóng, tức là hành vi của cá nhân, tổ chức tìm cách chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản có được từ hành vi phi pháp, tham nhũng trở thành các tài sản được coi là “hợp pháp”.

Cần biện pháp ngăn chặn lập công ty trá hình để cho vay nặng lãi

icon 0

Cơ quan chức năng cần tăng cường lực lượng để triệt phá các đường dây cho vay nặng lãi, kể cả các đường dây cho vay nặng lãi trên không gian mạng để công tác đấu tranh, phòng ngừa loại tội phạm này đạt được hiệu quả ...

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook