Rối loạn 'đèn đỏ' tuổi dậy thì điều trị như thế nào?

Chia sẻ Facebook
24/08/2022 06:32:47

Rong kinh tuổi dậy thì là chứng bệnh phụ khoa phổ biến ở nữ giới, xảy ra ở nhiều độ tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn dậy thì. Vậy nên điều trị thế nào là tốt nhất.

Theo các bác sĩ hiện tượng rong kinh (kinh nguyệt kéo dài) là hiện tượng phổ biến ở nữ giới nhất là ở giai đoạn dậy thì.

Cho con tới bệnh viện khám, chị Lê Phượng Hồng (38 tuổi, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết con gái chị học lớp 8, bé mới có kinh nguyệt được hơn 1 năm nhưng từ đó đến nay bé thường rơi vào tình trạng rối loạn kinh nguyệt.


Giai đoạn đầu 2, 3 tháng bé mới có một chu kỳ và thường rong kinh kéo dài từ 10 ngày tới 2 tuần. Chị Hồng nghĩ con ở tuổi dậy thì nên không cho bé đi kiểm tra.

Gần đây, tình trạng kinh nguyệt hàng tháng bé ổn hơn nhưng vẫn bị rong kinh. Mỗi lần tới ngày đèn đỏ, bé mệt mỏi, nhìn người thiếu sức sống. Chị Hồng cho con tới bệnh viện khám bác sĩ cho biết bé bị rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì, nhược sắc.

Trường hợp của Nguyễn N.A. (16 tuổi, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) cũng tương tự. N.A dậy thì từ năm 12 tuổi nhưng tới nay cô bé vẫn khổ sở vì chứng rong kinh. Đến chu kỳ kinh nguyệt, N.A có rất nhiều, kéo dài hơn 7 ngày, có khi 1 tháng có 2 lần, gương mặt lúc nào nhợt nhạt.

Mỗi lần bị nặng vậy, N.A có đi khám bác sĩ nói thiếu máu, thiếu sắt nặng, phải uống thêm sắt và điều trị thuốc ngừa thai để điều hòa kinh nguyệt, siêu âm thấy nội mạc mỏng.

Cứ mỗi đợt điều trị thì ổn được vài chu kì lại tái lại. Việc rong kinh khiến N.A mệt mỏi, thiếu tự tin nhất là khi đi học.

Trẻ rong kinh tuổi dậy thì điều trị như thế nào? (Ảnh minh họa)


Theo TS BS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên Bộ môn Sản, trường Đại học Y Dược TP.HCM, rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần.

Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết ở tuổi dậy thì, BS Trung cho rằng, giai đoạn này trẻ mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở bé gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen.

Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.

Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp.

Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Ngoài ra, BS Trung cũng khuyến cáo, ở giai đoạn dậy thì các bé gái cũng cần chú ý tới chế độ sinh hoạt. Nhiều trẻ có thói quen sinh hoạt không hợp lý, thường xuyên thức khuya, ăn đồ ăn nhanh, uống nước có ga,… khiến kinh nguyệt bị rối loạn, thường gặp nhất là rong kinh.

Vậy nên ở tuổi dậy thì cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục thường xuyên, giữ tâm trạng tốt, tránh để căng thẳng, kích thích tinh thần quá mức vừa giúp tăng chiều cao, phát triển thể lực tốt nhất vừa đảm bảo sức khỏe sinh sản.


Khánh Chi

Tin Cùng Chuyên Mục

Suýt chết vì 10 năm lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp

icon 0

Người phụ nữ 34 tuổi liên tục lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp trong suốt 10 năm dẫn tới cục máu đông lọt vào mạch máu trong phổi, ngăn chặn dòng lưu thông bình thường của máu gây tắc động mạch phổi..

Đắp 'thuốc nam' vào chỗ kín bị đau, thanh niên 17 tuổi mất luôn 1 'hạt ngọc'

icon 0

Thấy con trai 17 tuổi bị đau bìu bên trái, gia đình đã nghe truyền miệng đi lấy “thuốc nam” về để đắp cho con nhưng không đỡ, tới khi đến viện thì tinh hoàn đã tím đen buộc phải cắt bỏ.

Cơ thể 'bốc mùi' khi bước vào tuổi dậy thì, bác sĩ chỉ cách chữa đơn giản

icon 0

Từ khi con dậy thì mồ hôi rất nặng, đặc biệt là vùng nách, mùi hôi như người trưởng thành bị viêm nách nặng. Nách áo lúc nào cũng vàng, quần áo con thay ra mẹ thường phải giặt nước nóng, ngâm xả nhiều lần mới hết mùi.

Sau tuổi 45, 2 bộ phận trên cơ thể nam giới càng nhỏ thì càng làm người khác ghen tịicon0Tuổi 45 có thể nói là bước ngoặt đối với sức khỏe của nam giới. Sau tuổi 45 chức năng của các bộ phận trên cơ thể nam giới giảm dần..

10 kiểu làm đẹp hàng ngày

icon 0

Có một số cách làm đẹp mà kể cả chúng ta đọc kỹ hướng dẫn vẫn có thể làm sai. Sau đây là bật mí của các chuyên gia về 10 phương pháp làm đẹp.

3 thực phẩm là 'chìa khóa' giúp trị nám, làm đẹp, dưỡng da, chống lão hóaicon0Nếu phụ nữ muốn trắng và đẹp thì ba loại thực phẩm dưới đây chính là chìa khóa trị nám, dưỡng da, chống lão hóa.

Căn bệnh khiến 1/3 dân số mắc bắt nguồn từ thói quen này

icon 0

Theo thống kê, tỷ lệ người trưởng thành mất ngủ chiếm khoảng 1/3 dân số, tình trạng này có xu hướng gia tăng kể từ khi dịch bệnh Covid-19 xuất hiện.

Chuyên gia 'bật mí' cách ăn mỗi tháng 1,5 triệu đồng vẫn đủ dinh dưỡng

icon 0

Vợ thường xuyên đi vắng, TS Từ Ngữ hay ở nhà một mình, ông đi chợ về nấu ăn mỗi tháng tiền mua thức ăn chỉ gói gọn 1,5 triệu đồng nhưng vẫn đủ dinh dưỡng.

Thấy con cao lớn chưa kịp mừng đã 'đứng hình' khi biết thủ phạm thực sự

icon 0

Trong vòng hơn 1 năm thấy con cao hơn các bạn cùng trang lứa hẳn gần cái đầu, cha mẹ của bé T. rất vui mừng nhưng bất ngờ thấy bộ phận sinh dục của con cũng 'lớn nhanh'.

Bong gân càng xoa bóp bệnh càng nặng

icon 0

Theo thói quen, nhiều người thường dùng rượu để xoa bóp vùng bong gân nhưng đây là cách điều trị làm bệnh nặng hơn, có thể thành bong gân mãn tính.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook