Robot NASA chụp ảnh sao Hỏa với độ chi tiết đáng kinh ngạc
Robot NASA chụp ảnh sao Hỏa với độ chi tiết đáng kinh ngạcPhan Anh •Thứ hai, 19/06/2023
Robot NASA Curiosity ghi lại những hình ảnh đặc biệt hôm 8/4, hay Sol 3.794 (ngày sao Hỏa thứ 3.794 trong nhiệm vụ của Curiosity), ngay trước khi rời khỏi Thung lũng Marker Band, nơi robot này từng phát hiện dấu vết của một hồ nước cổ đại năm 2022.
Đây là một trong những công việc đầu tiên mà Curiosity hoàn thành sau khi “ngủ đông” để cập nhật phần mềm ngày 3 – 7/4. Lần cập nhật này bao gồm 180 nâng cấp, quan trọng nhất là cho phép robot xử lý hình ảnh xung quanh nhanh hơn và giảm hao mòn cho lốp xe, giúp nó di chuyển nhanh hơn trên sao Hỏa.
Bức ảnh toàn cảnh mới được tổng hợp từ hai tấm hình, một chụp vào buổi sáng và một chụp vào buổi chiều. Đại diện NASA cho biết, việc kết hợp ánh sáng Mặt Trời từ hai góc độ khác nhau sẽ tạo nên hình ảnh có độ chi tiết cao hơn nhiều so với một bức ảnh tiêu chuẩn. Hình ảnh ban đầu thực chất là đen trắng, nhưng các chuyên gia đã bổ sung màu sắc để làm nổi bật những cấu trúc đá và mô phỏng màu bầu trời vào buổi sáng và chiều.
Đây là lần thứ hai Curiosity chụp ảnh theo cách này. Robot từng chụp một bức ảnh chia thời gian tương tự vào tháng 11/2021. Tuy nhiên, bức ảnh mới nhất chi tiết hơn nhiều so với lần thử đầu tiên. Điều này nhiều khả năng do bức ảnh được chụp vào mùa đông sao Hỏa, khi có ít bụi khí quyển hơn, theo Ellison Doug Ellison, kỹ sư tại Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) thuộc NASA, người phụ trách nhóm camera của Curiosity. Robot hiếm khi chụp những hình ảnh như vậy vì cần ở một chỗ cả ngày, làm hạn chế lượng dữ liệu thu thập được.
Phan Anh
Video: 6 phép tắc nhất định phải dạy con trước 10 tuổi
Nhà nghiên cứu NASA: Cực nam của Mặt Trăng có thể tồn tại sự sống
Nhà nghiên cứu NASA cho biết rằng sự sống dưới dạng vi sinh vật có thể tồn tại trong điều kiện khắc nghiệt ở cực nam của Mặt Trăng.