Quảng Ninh: Cương quyết xử lý vi phạm trong hoạt động mua bán online

Chia sẻ Facebook
10/09/2022 15:16:05

Thời gian qua, các lực lượng chức năng Quảng Ninh đã triển khai nhiều biện pháp đấu tranh phòng chống gian lận thương mại và hàng giả trên các sàn online (thương mại điện tử).


Vẫn còn nhiều vi phạm…

Được biết, kể từ khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 đến nay, hoạt động mua bán online hay gọi là mua bán thương mại điện tử (TMĐT) trên địa bàn có bước phát triển nhanh. Bên cạnh những lợi ích do hoạt động TMĐT và phương thức mua bán không tiếp xúc, thanh toán qua internet dễ dàng, nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi cách để trục lợi, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD).

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Xác định rõ đặc thù địa bàn, thời gian qua, Cục QLTT tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của NTD. Từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh đã ban hành 22 văn bản chỉ đạo triển khai các biện pháp đấu tranh hiệu quả với những vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, trong đó có vi phạm trong lĩnh vực TMĐT.


Cụ thể, Cục đã ban hành các kế hoạch về tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT. Cục thường xuyên chỉ đạo các đội QLTT nắm bắt tình hình, xây dựng phương án xử lý những đối tượng có dấu hiệu vi phạm kinh doanh trên các nền tảng số. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai biện pháp nghiệp vụ để theo dõi các đơn vị vận chuyển, tài khoản xã hội có số lượng người theo dõi lớn, các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT...

Tuy nhiên, 8 tháng năm 2022, tình trạng buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không có hóa đơn chứng từ, giả mạo nhãn hiệu và các hành vi gian lận thương mại khác vẫn diễn ra trên địa bàn tỉnh.

Nổi bật, qua công tác nghiên cứu, nắm bắt tình hình hoạt động trên trang facebook, zalo trên địa bàn, ngày 9/5/2022, Đội QLTT số 4 kiểm tra thủ tục hành chính đối với hộ kinh doanh Tài Anh Shop, tại địa chỉ 44B Hùng Vương, phường Ka Long, TP Móng Cái do ông Hoàng Anh Tài làm chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã tạm giữ hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu gồm: 20 chiếc mũ nhãn hiệu Adidas; 15 bộ quần áo phông thể thao nhãn hiệu Adidas; 14 chiếc quần Jean dài và 12 chiếc quần Jean ngắn nhãn hiệu Gucci; 23 chiếc quần Jean dài và 6 chiếc quần Jean ngắn nhãn hiệu LEVI’S; 11 chiếc quần Jean dài nhãn hiệu Louis Vuitton; 5 chiếc quần Jean dài và 10 chiếc quần Jean ngắn nhãn hiệu DOLCE &GAMBBANA; tổng trị giá hàng hóa thu giữ 68.950.000 đồng.

Đơn vị đã ra quyết định tạm giữ tang vật, gửi công văn giám định hàng giả theo quy định; hoàn thiện hồ sơ, trình Cục QLTT tỉnh báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định xử phạt về hành vi buôn bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.

Trước đó, qua công tác nghiên cứu, nắm bắt thông tin về hoạt động kinh doanh hàng hóa trên mạng xã hội (facebook, zalo, youtube...) và hoạt động nghiệp vụ giám sát đối tượng có dấu hiệu vi phạm, ngày 19/4/2022, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra Hộ kinh doanh Vanh Cosmetics (địa chỉ phường Cao Thắng, TP Hạ Long) do ông Nhữ Quang Cường làm đại diện. Qua kiểm tra, lực lượng QLTT đã phát hiện đang bày bán 5 mặt hàng mỹ phẩm nhập lậu, bao gồm: 81 lọ kem che quyết điểm The Saem (Hàn quốc), 200 mặt nạ đắp mặt Collagen (Hàn Quốc), 130 gói mặt nạ đắp Green Tea (Hàn Quốc), 37 lọ dầu gội khô (Trung Quốc), 20 hộp tinh chất dưỡng da MelanaCC (Nhật Bản)…; tổng trị giá 28,9 triệu đồng, Đội ra quyết định xử phạt 16 triệu đồng và tịch thu toàn bộ số hàng trên để xử lý theo quy định của pháp luật…

Đội Quản lý Thị trường số 4 tiêu hủy hàng bắt giữ ngày 26/1/2021 (ảnh báo Quảng Ninh)

Theo ban chỉ đạo 389 tỉnh cho biết: Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thời gian qua BCĐ đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, kiểm soát trên các phương tiện TMĐT, để nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm.


Siết chặt quản lý

Được biết 8 tháng năm 2022, Cục QLTT đã tiến hành xử lý 506 vụ vi phạm. Các hành vi vi phạm chủ yếu là buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không có hóa đơn chứng từ, giả mạo nhãn hiệu, về điều kiện kinh doanh, niêm yết giá…

Với các biện pháp quyết liệt, phù hợp, từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý việc vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại, phạt trên 9 tỷ đồng; trong đó, có nhiều vụ việc liên quan đến gian lận liên quan đến lĩnh vực TMĐT.

Theo ông Nguyễn Đình Hưng, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho biết: Từ đầu năm đến nay, công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại (BLGLTM) đã được lực lượng QLTT tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt. Thời gian gần đây, đặc biệt từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đến nay, hoạt động TMĐT trên địa bàn có bước phát triển nhanh. Bên cạnh những lợi ích do hoạt động TMĐT và phương thức mua bán không tiếp xúc, thanh toán qua internet dễ dàng, nhiều tổ chức, cá nhân tìm mọi cách để trục lợi, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, gây thiệt hại cho người tiêu dùng (NTD). Xác định rõ đặc thù địa bàn, thời gian qua, Cục QLTT tỉnh đã chủ động triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo quyền lợi của NTD.

Từ đầu năm đến nay, Cục đã ban hành các kế hoạch về tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực TMĐT. Cục thường xuyên chỉ đạo các đội QLTT nắm bắt tình hình, xây dựng phương án xử lý những đối tượng có dấu hiệu vi phạm kinh doanh trên các nền tảng số. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng triển khai biện pháp nghiệp vụ để theo dõi các đơn vị vận chuyển, tài khoản xã hội có số lượng người theo dõi lớn, các doanh nghiệp có hoạt động TMĐT...

Với các biện pháp quyết liệt, phù hợp, từ đầu năm đến nay, Cục QLTT tỉnh đã chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, xử lý 423 vụ việc vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại, phạt trên 9 tỷ đồng; trong đó, có nhiều vụ việc liên quan đến gian lận liên quan đến lĩnh vực TMĐT.

Cùng với hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, Cục QLTT tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, nhất là pháp luật trong hoạt động kinh doanh thương mại cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, góp phần giữ gìn trật tự kỷ cương pháp luật, bảo vệ hoạt động thương mại hợp pháp, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển.

Lực lượng QLTT kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh hàng hoá tại một hộ kinh doanh ở phường Ka Long - TP Móng Cái (ảnh báo Quảng Ninh)

Ông Nguyễn Đình Hưng - Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh cho biết thêm: Để tiếp tục đấu tranh hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, từ nay đến cuối năm, Cục QLTT sẽ tăng cường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng của tỉnh kiểm tra, xử lý nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại , kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời tuyên truyền, vận động mọi người dân tích cực tham gia phát giác, tố giác tội phạm sản xuất những mặt hàng không đạt chất lượng; không tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái và hàng kém chất lượng... Qua đó, góp phần đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng cho nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Chia sẻ Facebook