Quan tài đã hiếm còn ‘không cánh mà bay’ ở Hong Kong

Chia sẻ Facebook
02/04/2022 08:13:36

Gia đình cụ ông vô cùng bàng hoàng khi hay tin chiếc quan tài đã đặt mua để cử hành tang lễ cho người thân bỗng 'không cánh mà bay'. 

Một cụ ông (91 tuổi) ở Hong Kong qua đời do bị suy tim. Gia đình bệnh nhân đã vô cùng sốc khi phát hiện chiếc quan tài dùng để mai táng người thân đã “không cánh mà bay” chỉ trước vài giờ đồng hồ diễn ra lễ tang.

Sự việc xảy ra vào ngày 27/3. Trong khi thi thể cụ ông vẫn được bảo quản trong nhà xác của một bệnh viện tư nhân, chiếc quan tài trị giá 3.000 đô la Hong Kong đã được gia đình chọn mua đã biến mất một cách khó hiểu. Nhân viên nhà tang lễ cũng không thể giải thích chuyện gì đã xảy ra với chiếc quan tài.

Quan tài đang là mặt hàng hiếm ở Hong Kong. (Ảnh: SCMP)

“Chúng tôi không biết liệu chiếc quan tài đã bị đánh cắp, hay không may bị người khác đưa đi, nhân viên nhà tang lễ cũng không có câu trả lời”, con gái của cụ ông là bà Irene So nói với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP).

Bà So đang làm giám sát viên cho một tổ chức từ thiện cho biết thêm, ngay sau khi người cha của bà qua đời vào đêm hôm trước, cả gia đình đã chọn được ngày để tổ chức lễ tang và xác nhận với nhân viên nhà tang lễ rằng họ đã mua một chiếc quan tài và để ở nhà kho tại quận Hung Hom.

Dù xảy ra sự cố, nhưng tang lễ của cụ ông (91 tuổi) vẫn được tiến hành theo kế hoạch ban đầu, do bên cung cấp quan tài đền bù cho gia đình bà So một chiếc quan tài có chất lượng tốt hơn chiếc đã mất.

Một nhân viên làm việc tại nhà tang lễ cho biết thông thường các nhà cung cấp quan tài sẽ bồi thường cho gia đình người mất, nếu như chiếc quan tài họ đã đặt mua nhưng biến mất.

“Một số nhà cung cấp quan tài thường thuê nhà kho gần các nhà tang lễ để chứa quan tài, nhưng số lượng hàng để trong kho không được kiểm soát chặt chẽ. Khả năng cao xảy ra nhầm lẫn khi những chiếc quan tài trông hao hao giống nhau”, nhân viên nhà tang lễ chia sẻ.

Ông Ng Yiu-tong, Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Tang lễ Hong Kong thừa nhận, ông cũng từng nghe về chuyện nhiều chiếc quan tài nghi bị đánh cắp hồi đầu tháng này, thời điểm số lượng người chết vì Covid-19 tăng mạnh ở đặc khu hành chính khiến quan tài trở thành “hàng hiếm”.

“Tôi đã nghe được một số vụ việc quan tài bị đánh cắp và báo cáo cũng đã được gửi tới cảnh sát. Thật vô đạo đức khi đánh cắp quan tài của người chết”, ông Ng nhấn mạnh.

Song ông Ng cũng cho hay, ông sẽ không ngạc nhiên nếu như nhân viên nhà tang lễ bị nhầm lẫn trong quá trình xử lý đơn đặt mua quan tài. Nguyên nhân là vì ngành tang lễ Hong Kong đang đối mặt với thời kỳ bận rộn nhất kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện cách đây 2 năm.

Sau khi làn sóng Covid-19 thứ 5 tấn công Hong Kong cách đây 3 tháng, tính tới ngày 30/3, đặc khu hành chính đã có 1,13 triệu ca mắc bệnh và 7.493 trường hợp đã tử vong.

“Giữa lúc các đài hóa thân đang phải kéo dài thời gian hoạt động để xử lý số thi thể gia tăng, các nhân viên nhà tang lễ cũng phải làm việc tới tận nửa đêm”, ông Ng cho hay, trước khi làn sóng Covid-19 thứ 5 xuất hiện, mỗi ngày nhân viên nhà tang lễ chỉ xử lý 4 thi thể nhưng hiện tại con số đã tăng lên gấp đôi.

“Lỗi có thể xảy ra do khối lượng công việc lớn”, ông Ng nói.

Trong suốt tháng Ba, khoảng 200 ca tử vong/ngày tại Hong Kong do mắc Covid-19 bên cạnh nhiều căn bệnh khác. Điều này đồng nghĩa với việc từ 250 – 300 chiếc quan tài được chuyển từ Trung Quốc đại lục sang Hong Kong được sử dụng mỗi ngày.

Cơ quan Y tế Hong Kong tuyên bố hồi đầu tuần rằng, 3.570 chiếc quan tài đã được chuyển từ Trung Quốc đại lục tới đặc khu hành chính từ ngày 24 – 26/3. Nhưng theo ông Ng, số quan tài này chỉ đủ phục vụ nhu cầu sử dụng 2 – 3 tuần.

Trong khi đó, tính tới sáng ngày 29/3 đã có 3.400 thi thể được lưu trữ tại nhà xác công cộng hoặc các cơ sở tạm thời, tương đương 3/4 trong tổng số 4.600 chỗ tiếp nhận thi thể hiện có, theo Cơ quan Y tế Hong Kong.


Minh Thu (lược dịch)

Tin Cùng Chuyên Mục

Mỹ liên tục gây sức ép, Ấn Độ có chịu 'dứt tình' với Nga?icon0Mỹ không ngừng gây sức ép, nhưng Ấn Độ vẫn đang tiếp tục mua dầu mỏ với giá chiết khấu và vũ khí của Nga.

Các đường bay dài nhất thế giới liên tục xuất hiện do chiến sự Nga-Ukraine

icon 0

Cathay Pacific Airways có kế hoạch định tuyến lại tuyến bay Hong Kong-New York qua Đại Tây Dương để tránh không phận Nga, thay vì qua Thái Bình Dương như trước đây. Đây sẽ là chuyến bay chở khách thương mại dài nhất thế giới tính theo khoảng cách.

WHO ra tuyên bố mới, Bulgaria, Italy và Thụy Sĩ dỡ bỏ các hạn chế Covid-19

icon 0

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa các chủng Omicron và Delta vào một nhóm các biến thể Covid-19 “đang lưu hành” cần quan tâm. Trong khi biến chủng Alpha, Beta và Gamma được cho nhóm các chủng “đã lưu hành trước đó”.

Tình hình Nga-Ukraine: Châu Âu sẽ trả tiền mua khí đốt bằng đồng euro

icon 0

Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sẽ tiếp tục được thanh toán bằng đồng euro.

Nhân viên quét dọn tình nguyện ngủ lại nhà vệ sinh công cộng 4 đêm liên tiếp

icon 0

Đảm bảo nhà vệ sinh công cộng hoạt động thông suốt trong khoảng thời gian phong tỏa, nữ nhân viên quét dọn tình nguyện ở lại 4 đêm liên tiếp.

Dịch vụ đặc biệt ở khách sạn hạng sang dành cho ‘cậu ấm, cô chiêu’ tại Trung Quốc

icon 0

Để chuyên tâm làm việc mà không phải lo lắng về chuyện con cái, một số phụ huynh có tiền sẵn sàng mua dịch vụ đặc biệt tại khách sạn hạng sang cho con.

Chuyên gia tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble

icon 0

Chuyên gia Ilya Ilyin, Trưởng phòng phân tích thị trường tài chính tại ngân hàng Promsvyazbank (PSB) trong một cuộc phỏng vấn với RIA đã tiết lộ những hậu quả của việc mua khí đốt bằng đồng ruble.

Người đàn ông sở hữu chiếc xế hộp nhỏ nhất nước Anh, tiết lộ chi phí đổ xăng gây sốcicon0Chiếc ô tô tuy kích cỡ trẻ em những vẫn đầy đủ các tiện nghi cơ bản.

TT Biden tung chiêu hạ nhiệt giá dầu sau khi 'nghỉ chơi' với Nga

icon 0

Trong nỗ lực giảm giá bán nhiên liệu sau khi dừng mua dầu của Nga, Mỹ được cho đang cân nhắc giải phóng 180 triệu thùng dầu trong kho dự trữ.

Người dân thế giới ‘phản ứng’ với việc tăng giá năng lượng

icon 0

Tình hình địa chính trị ở châu Âu trở nên trầm trọng hơn và các lệnh trừng phạt chống Nga đã khiến giá năng lượng ở nhiều nước trên thế giới tăng mạnh.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook