Quan hệ Trung – Mỹ sau Hội nghị Thượng đỉnh G20

Chia sẻ Facebook
23/11/2022 13:43:32

Sau Hội nghị Thượng đỉnh G20 (2022), có xu thế quan điểm cho rằng quan hệ Mỹ – Trung đang có dấu hiệu dịu đi, nhưng tôi cho rằng mối quan hệ giữa hai cường quốc này ít nhất trong ngắn hạn không thể có bước ngoặt gì.

Tác giả Lợi Thế Dân cho rằng sau cuộc gặp Biden – Tập Cận Bình tại G20, xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ chưa thể có bước ngoặt. (Ảnh ghép)


Cách đây 5 năm vào tháng 11/2017, lãnh đạo Tập Cận Bình của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) cũng từng cho biết sau cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Donald Trump khi đó: “Thái Bình Dương đủ lớn để cho Trung Quốc và Mỹ cùng chung sống” , thế nhưng xu thế xung đột sau đó vẫn không ngừng gia tăng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 năm nay, ông Tập vẫn quăng ra một câu tương tự: “Trái đất rộng lớn đủ sức chứa cho sự phát triển độc lập của Trung Quốc và Mỹ”.


Báo cáo chiến lược an ninh quốc gia được Mỹ công bố vào tháng 10 năm nay xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh, nêu rõ Mỹ không có ý định thay đổi cơ cấu quyền lực chính trị của Trung Quốc. Trong khi đó những người theo thuyết âm mưu ở Trung Quốc thường tin rằng cường quốc sẽ không có ý tốt [trước cường quốc khác đang cạnh tranh], bởi vì trong mắt họ chỉ có hai dạng của quan hệ: kẻ đi bắt nạt và kẻ bị bắt nạt, giá trị quan của họ đơn giản là ‘thắng làm vua thua làm giặc’.


Như vậy, hãy xem lợi ích của Mỹ là gì? Mục tiêu cuối cùng của chiến lược an ninh quốc gia Mỹ là gì?


Sau Chiến tranh Lạnh, chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ đã chuyển từ trò chơi của các cường quốc (khi đó là giữa Mỹ và Nga) sang cái gọi là ứng phó với các chế độ bất hảo (Rogue States) gồm Bắc Triều Tiên, Iran, và Lybia. Nhưng sau sự kiện khủng bố nước Mỹ ngày 11/9/2001 thì mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ, thậm chí lại không phải là một chính phủ của đất nước cụ thể, mà là phần tử tổ chức tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cho đến lúc đó chưa thấy rõ giữa Trung Quốc và Mỹ có xung đột về lập trường và lợi ích.


Thậm chí có thể còn cho rằng Mỹ muốn cho Trung Quốc mạnh mẽ lên. Từ năm 1971, vì muốn có bên đối trọng với Liên Xô nên các thời Tổng thống Mỹ như Nixon và Kissinger đã mong muốn cho Trung Quốc lớn mạnh, qua đó khiến Đài Loan mất tư cách thành viên Liên Hiệp Quốc. Khi đó Chính phủ Đài Loan thời Tưởng Giới Thạch từng đề xuất trưng cầu dân ý trên toàn đảo Đài Loan đổi tên Trung Hoa Dân Quốc thành “Nước Cộng hòa Trung Hoa Đài Loan” , nhưng kế hoạch bị Mỹ phản đối. Vậy là vấn đề ‘khủng hoảng Đài Loan độc lập’ [với Trung Quốc Đại Lục]  lần đầu đã nhẹ nhàng trôi qua.


Tất nhiên, không ai rõ được chính quyền họ Tưởng lúc đó có thực sự quyết tâm trong vấn đề đó hay không, dù sao thì thực tế lịch sử cho thấy nền cai trị áp lực cao của Đài Loan cũng đã kéo dài đến cuối những năm 1980, sau đó quá trình dân chủ hóa mới diễn ra thuận lợi đầy bất ngờ.


Sau bầu cử tổng thống đầu tiên của Đài Loan vào năm 1996, về cơ bản không thể có thống nhất hòa bình [giữa Đài Loan và Trung Quốc Đại Lục], trừ khi Trung Quốc Đại Lục đi theo hướng chính trị tự do dân chủ. Đài Loan không thể quay đầu lại [hướng về Trung Quốc Đại Lục], trong khi chặng đường phía trước thì đầy mông lung. Khi đó nhiều nước trên thế giới tin rằng chỉ cần Trung Quốc Đại Lục tiếp tục theo con đường mở cửa và cải cách kinh tế thì sớm muộn sẽ chuyển đổi thể chế chính trị. Lưu ý rằng khi đó Đài Loan chuyển đổi thể chế dân chủ được [phần nào] nhờ có cơ hội hiếm thấy khi ĐCSTQ đang “giấu mình chờ thời” trong bối cảnh [cộng sản] Liên Xô đã tan rã.


Nhưng phát triển kinh tế tại Trung Quốc Đại Lục đã không mang lại quá trình chuyển đổi thể chế, trái lại xung khắc giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng nổi rõ: Từ năm 2011 chính quyền Mỹ thời Tổng thống Obama đã nói về việc Mỹ trở lại châu Á, trong khi thập kỷ này ĐCSTQ cũng đưa ra Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường.


Dù sao, khách quan thì đến nay Mỹ vẫn có ưu thế tuyệt đối về ngoại giao, quân sự, kinh tế và công nghệ. Với tác động của dịch bệnh COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) vài năm qua, ĐCSTQ đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế; trong khi tác động cũng khiến cả châu Âu, châu Á và châu Phi gặp khó về nguồn cung và giá cả tăng cao; Mỹ cũng có khả năng gặp khủng hoảng suy thoái trong 1- 2 năm tới. Những lý do đó khiến khả năng Trung Quốc và Mỹ tạm thời không muốn leo thang căng thẳng trong lúc này là có thể hiểu.


Như vậy thay vì nói rằng quan hệ Trung-Mỹ đã dịu đi sau G20, sẽ đúng hơn khi nói rằng hai bên đang một lần nữa xác nhận lại lập trường: ĐCSTQ sẽ kiên quyết thống nhất hòa bình chừng nào Đài Loan vẫn độc lập; thực tế ĐCSTQ chỉ cần giữ lại ý tưởng về ‘thống nhất Đài Loan’ là đủ để làm quân bài. Về phần Mỹ cho dù không ủng hộ Đài Loan độc lập, nhưng nếu ĐCSTQ tấn công Đài Loan thì Mỹ cũng không thể bỏ qua trách nhiệm hỗ trợ Đài Loan.


Trên đây là điểm thăng bằng cố hữu của quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ giữa hai nước không được cải thiện cũng không xấu đi. Ông Tập Cận Bình đã nhiều lần nói “thế giới rất lớn”“Thái Bình Dương rất lớn”, cho thấy thái độ tránh xung đột trực diện với Mỹ, nhưng ông Tập luôn cảm thấy bị áp bức. Lợi ích của Mỹ thực ra rất đơn giản: Tiếp tục trở nên giàu mạnh, khi thấy có lợi ích thì không cần thiết tiếp tục xung đột, thà chuyển thù địch làm hòa.


Nhưng dù xung đột Trung – Mỹ không phát triển thành Chiến tranh Lạnh mới thì có vẻ như ít nhất trong thời gian ngắn cũng khó có bước ngoặt thay đổi. Bức tranh thế giới hai thập niên qua đã chứng kiến xu thế trỗi dậy mới của chủ nghĩa dân tộc tại các nước; các chính trị gia giương cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc và các chính sách của các chính phủ được dẫn dắt bởi chủ nghĩa dân tộc. Theo tiền đề này thì xung khắc quan hệ Trung Quốc – Mỹ không có khả năng tiêu tan, thậm chí luôn sẵn sàng trở nên quyết liệt hơn [chỉ là sớm hay muộn].


Lợi Thế Dân
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times .)

Ông Tập gặp lãnh đạo 14 quốc gia, có giúp ĐCSTQ thoát được “cô lập quốc tế"?

Ông Tập Cận Bình liên tiếp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hội nghị cấp cao APEC, hội đàm song phương với các nhà lãnh đạo quốc tế.

Chia sẻ Facebook