Quan hệ Mỹ – Trung ấm lên bởi bóng nhỏ, tan vỡ bởi bóng lớn

Chia sẻ Facebook
11/02/2023 09:15:27

Sự cố khinh khí cầu do thám tiếp tục khiến quan hệ Mỹ – Trung chìm dần xuống đáy, nó cũng cho thấy chỉ số IQ thấp kém của hành vi ‘soi chiến’ của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Khinh khí cầu Trung Quốc bị bắn hạ ở Hoa Kỳ. (Ảnh chụp màn hình video)

Tuần này, quân đội Mỹ đã trục vớt xác khinh khí cầu do thám của ĐCSTQ trên biển. Mặc dù ĐCSTQ liên tục tuyên bố khinh khí cầu có tính chất dân dụng, nhưng nếu tham khảo các dữ liệu liên quan, có thể biết rằng nếu đó thực sự là một hành vi phi chính phủ thì việc bỏ ra một khoản chi phí cao như vậy để thả khinh khí cầu thăm dò khí quyển thực đúng là dùng không đúng chỗ, bởi vì khoản đầu tư không tỷ lệ thuận với việc sản xuất.


Theo các chuyên gia, thể tích của khinh khí cầu xuất hiện ở Bắc Mỹ lần này lớn hơn 3 chiếc xe buýt, là khinh khí cầu tầng bình lưu nên đơn giá của nó vượt quá 3 triệu nhân dân tệ (khoảng 442.432 USD). Khí trơ heli được thêm vào khinh khí cầu tầm cao cũng rất đắt, hiện tại giá mỗi mét khối khí heli là hơn 400 nhân dân tệ, để lấp đầy một quả bóng bay lớn như vậy có thể tốn 4 triệu nhân dân tệ (khoảng 589.909 USD). Tổng giá cả của quả khí cầu là gần 8 triệu nhân dân tệ, tính cả thiết bị giám sát gắn trên khinh khí cầu, quả khinh khí cầu này không hề rẻ chút nào.

Ông Dư Mậu Xuân phân tích xảo biện của ĐCSTQ trong vụ khinh khí cầu


Ngoài ra, nền tảng kiểm soát mặt đất, viễn thám và bản đồ không thể được hoàn thành bởi các công ty tư nhân. Ngay cả khi các công ty tư nhân cần thông tin địa lý ở Bắc Mỹ, Google Maps hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn không cần mất công sức tiền của mà lại không được gì, đồng thời còn gây ra tranh chấp quốc tế, nói chung chính là không đáng để làm với mục đích dân sự.


Tất nhiên, đơn vị lập kế hoạch khinh khí cầu do thám của ĐCSTQ phải là quân đội. Có tin đồn rằng khí cầu do quân đội ĐCSTQ thả để chụp ảnh cách bố trí các giếng tên lửa Minuteman của Mỹ. Trên thực tế, tuyên bố này không có cơ sở. Hệ thống phóng tên lửa Minuteman không phải là con át chủ bài của Mỹ, việc sử dụng Google hoàn toàn có thể thay thế khinh khí cầu khí tượng vật lý. Nói trắng ra, mục đích chính trị của việc này mạnh hơn mục đích quân sự.


Kể từ khi tân Chủ tịch Hạ viện của Mỹ, ông Kevin McCarthy, tuyên bố chuyến thăm Đài Loan gần đây của ông, ĐCSTQ đã vắt óc suy nghĩ phải làm việc gì đó, và sự cố khinh khí cầu chắc chắn là một phần trong hàng loạt cách làm của họ. Trước chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi, ĐCSTQ đã kêu gọi bắn hạ chiếc chuyên cơ của bà. Tuy nhiên, khi chiếc máy bay hạ cánh xuống Đài Loan thuận lợi, ĐCSTQ vẫn duy trì sự kiềm chế tối đa như mọi khi.


Vốn cho rằng nhẫn chịu được thì mọi chuyện sẽ trôi qua, nhưng không ngờ chưa đến nửa năm, ông Kevin McCarthy lại gây rắc rối. Trong khi đó, ĐCSTQ không còn có thể sử dụng cách làm cũ là dọa bắn hạ chuyên cơ để đối phó với đòn phủ đầu của Mỹ. Không đánh đầu được thì dùng thủ đoạn đánh chân, thả khí cầu để thăm dò phản ứng của Chính phủ Mỹ đã đạt được tính toán nhỏ đó của ĐCSTQ.


Trong sự cố khinh khí cầu gián điệp, ĐCSTQ đã có một số tính toán sai lầm lớn.


Sai lầm lớn đầu tiên là phản ứng của người dân Mỹ, yêu cầu nhất trí cao của họ chính là bắn hạ là xong. Chính phủ Mỹ cũng bế tắc trong việc xử lý quả khinh khí cầu, nhưng dưới sự thúc ép của dân ý, họ từ việc lấp liếm ban đầu đã phải buộc phải ra mặt làm rõ, rồi từ thái độ ‘không sao cả’ đến kiên quyết bắn rơi. Hướng dân ý, một là phản ánh rằng ĐCSTQ đã trở thành một con chuột chạy qua đường, hai là nó khiến Chính phủ Mỹ thể hội sâu sắc rằng cuộc bỏ phiếu mềm chống lại ĐCSTQ đã kết thúc.


Thứ hai, sự cứng miệng và mềm lòng của ĐCSTQ đã trở thành trò cười cho thiên hạ. Sau khi Mỹ phát hiện ra khinh khí cầu, ĐCSTQ đã lấp liếm và không chịu thừa nhận. Khi nó bị bắn hạ thì mới biết rằng cứng miệng là vô dụng, và họ bắt đầu nói về việc duy trì quan hệ Mỹ – Trung, đây chẳng phải là một trò hề thì là gì?


Thứ ba, ĐCSTQ đã chọn xin lỗi, nhưng thay vì xin lỗi Mỹ, thì lại xin lỗi Costa Rica, rõ ràng ĐCSTQ quan tâm nhất đến mối quan hệ với Mỹ, nhưng hóa ra ĐCSTQ lại ngoan cố và từ chối nhượng bộ Mỹ. Hãy tưởng tượng, trước tiên bạn phạm sai lầm và sau đó không chịu thừa nhận. Chính phủ Mỹ thậm chí không thể tìm ra cách nào để xuống thang. ĐCSTQ đã làm một cách tuyệt đối như thế, đương nhiên, cách làm này đã trực tiếp cho thấy sự thấp kém của chỉ số IQ của ĐCSTQ.


Thứ tư, ĐCSTQ chắc chắn đã không đọc kỹ lịch sử trước khi thực hiện chiến dịch khinh khí cầu, chứ chưa nói đến việc xem kỹ lịch âm. Quan hệ Mỹ – Trung tan băng bắt nguồn từ ngoại giao bóng bàn, thường được gọi là ngoại giao bóng nhỏ; ĐCSTQ ăn no chưa được bao lâu, thì lại dùng bóng to để gây chuyện, rõ ràng là đã làm rối tung lên. Vậy là thành cũng do bóng, bại cũng do bóng; bắt đầu bằng bóng nhỏ, kết thúc bằng bóng lớn.


Năm 2023, ĐCSTQ ban hành nhiều mệnh lệnh nhằm vực dậy nền kinh tế, nhìn quanh chỉ có ngoại thương là mũi nhọn để cải tử hoàn sinh. Tháng 2 còn chưa kết thúc, họ đã nôn nóng thả khinh khí cầu, không chỉ đập vỡ bát cơm của mình, thậm chí cũng cắt đứt từng con đường lui. Các chiến lược khác nhau của ĐCSTQ cho thấy họ đã mất lý trí.


Ngoài ra, bản thân Mỹ được bảo vệ bởi sự nguy hiểm tự nhiên của hai đại dương, và rất ít sự cố xâm lược đất liền, đã ít có sự nhạy cảm tất yếu. Hiện giờ ĐCSTQ lại đi kích thích dây thần kinh của người Mỹ, liệu có phải chê tiếng kêu gọi của phía Mỹ về việc điều tra nguồn gốc virus chưa đủ lớn? Liệu có phải chê Mỹ – Trung tách rời nhau quá chậm? Việc vội vàng tự sát cũng là hiếm gặp, hành vi này của ĐCSTQ trong lịch sử cổ đại và hiện đại chắc chắn đáng được ghi lại như một lời cảnh báo cho những người khác.


Tất nhiên, chính sách ‘ngoại giao chiến lang’ của ĐCSTQ đã đẩy họ vào ngõ cụt. Trong tương lai, ĐCSTQ chỉ có thể cứng rắn hơn với Mỹ, nhưng khi quốc lực của ĐCSTQ ngày càng suy giảm, thì kiểu cứng rắn này lại không gây ra bất kỳ mối đe dọa nào. Cho dù giọng điệu của ĐCSTQ có cao đến đâu thì họ vẫn biết rằng giở thủ đoạn với Mỹ chẳng khác nào tự sát. Một mực gào rú mà không dám cắn thực sự, cứ như vậy, những hành vi tương tự như trước đây sẽ dần dần trở thành trò cười và bị người khác coi thường.


Không biết liệu có phải cao tầng của ĐCSTQ đã xem bộ phim “Mãn Giang Hồng” nên trong lòng đầy hưng phấn. Mánh khóe dùng khinh khí cầu của ĐCSTQ thực sự đã động chạm lằn ranh của nước Mỹ, giờ Mỹ trục vớt khí cầu cũng không trả lại cho họ. ĐCSTQ có lẽ đã ngửi thấy từng chút nguy hiểm của vụ việc này.


Tử Long
(Bài viết thể hiện lập trường và quan điểm của cá nhân tác giả, được đăng trên Vision Times .)

Mỹ triệu tập 150 đặc phái viên của 40 nước, báo cáo về vụ khinh khí cầu Trung Quốc

Mỹ đã triệu tập các nhà ngoại giao từ 40 quốc gia có trụ sở tại Washington và Bắc Kinh, để báo cáo về vụ khinh khí cầu do thám của Trung Quốc.

Chia sẻ Facebook