Quán cơm thố mở rộng 18 chi nhánh trong 2 năm Covid-19 nhờ bắt tay ứng dụng công nghệ
Hơn 7 năm qua, Cơm thố Anh Nguyễn đã trải qua nhiều lần thay đổi để trụ vững và phát triển. Trong đó, bắt tay với các ứng dụng giao đồ ăn trực tuyến là “nước cờ” quan trọng giúp thương hiệu đạt được độ phủ sóng như hiện tại.
Cơm thố - làn gió ẩm thực mới lạ giữa đất Hà thành
Trong 4 năm sinh sống và làm việc tại Singapore và Malaysia, anh Nguyễn Văn Hậu - 34 tuổi có ấn tượng sâu đậm với món cơm thố của cộng đồng người Hoa sinh sống tại hai quốc gia này. Anh luôn ấp ủ giấc mơ xây dựng một cơ ngơi kinh doanh món ăn này tại quê nhà. Trong một dịp về nước, tìm hiểu thị trường thì chưa thấy mô hình cơm thố phát triển ở Việt Nam, anh quyết định từ bỏ công việc làm nhà quản lý lao động để về quê lập nghiệp với món cơm thố. Cửa hàng Cơm thố Anh Nguyễn đầu tiên ra đời vào năm 2015, tọa lạc tại số 36 Duy Tân (Hà Nội).
Cơm thố vốn là món đặc trưng của người Hoa, về Việt Nam được anh Hậu biến tấu chút ít cho phù hợp với người Việt.
Cơm được nấu riêng từng suất trong nồi (thố) nhỏ, rồi khi khách ăn sẽ phủ trực tiếp món mặn vào nồi. Các món mặn bao gồm gà quay, xá xíu là các món đặc trưng ẩm thực Trung Hoa, hoặc bò xào, gà áp chảo, sườn nướng… là các món gần gũi với khẩu vị địa phương.
Mỗi thố cơm được bán với giá khá “mềm”, từ 35.000 - 60.000 đồng. Anh Hậu cho biết, đặc trưng của Cơm thố Anh Nguyễn nằm ở những “hạt giòn”. “Cứ khoảng 100 hạt cơm thì có 5-7 hạt giòn. Người ăn sẽ cảm thấy thích thú khi cảm nhận vị mềm của cơm, lâu lâu lại nếm vị giòn tan của hạt giòn. Đây cũng chính là bí quyết giúp Cơm thố Anh Nguyễn chinh phục được khẩu vị khó tính của những người sành ăn đất Hà thành”, anh Hậu cho hay.
Một bí kíp nữa khiến Cơm thố Anh Nguyễn hút khách là các món mặn đều được chế biến tươi mới sau khi khách đặt hàng. Tuy thời gian chờ đợi tất nhiên sẽ lâu hơn, nhưng chất lượng món ăn sẽ ngon hơn, nóng hơn. “Nấu suất nào, ăn suất nấy, dù khách có gọi một suất cũng phải bắc chảo lên làm”, anh Hậu chia sẻ.
Kể về những ngày đầu lập nghiệp, anh Hậu cho biết lúc mới mở cửa hàng, mặt bằng là yếu tố tiên quyết để quyết định quán có khách hay không. “Tôi phải tính toán rất kỹ, chọn nơi tập trung đông đúc trường đại học, văn phòng. May mắn thay là tôi đã tính đoán đúng, cửa hàng lúc nào cũng đông khách. Điều này đã cho tôi ý tưởng và động lực để mở rộng Cơm thố Anh Nguyễn thành một chuỗi thương hiệu phủ sóng ở Hà Nội và TP.HCM”, anh Hậu kể.
Thế nhưng, vận hành một cửa hàng khác rất nhiều so với vận hành một chuỗi cửa hàng. “Mỗi lần mở cửa hàng là một lần tính toán mặt bằng, nhân sự, sổ sách rất vất vả. Một ngày bán tầm 200 - 300 suất, chỉ tính tiền và thu tiền thủ công và không có hoá đơn gì hết. Vì thế, tôi rất khó khăn trong việc kiểm soát đơn hàng và quản lý cửa hàng.
Đó là chưa kể việc quan trọng nhất là làm thế nào để đảm bảo ổn định chất lượng đồ ăn tại tất cả các cửa hàng”, anh Hậu nhớ lại. Mỗi khi khai trương cơ sở mới, đích thân anh Hậu và nhân viên phải đi phát tờ rơi quảng cáo để tạo sự chú ý với từ “cơm thố” khiến nhiều người tò mò tìm đến. Anh Hậu hiểu rằng, ngày càng sẽ có nhiều người “nhập cuộc” kinh doanh cơm thố khiến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. “Do đó, lựa chọn chiến lược kinh doanh và đối tác phù hợp là cách giúp chúng tôi tạo lợi thế cạnh tranh”, anh cho biết thêm.
Mở rộng nhờ bắt tay ứng dụng công nghệ
Từ năm 2015 đến 2019, Cơm thố Anh Nguyễn mở được 6 chi nhánh. Tuy nhiên, CEO Nguyễn Văn Hậu cũng cho biết, 4 năm này đã khiến anh hao tổn không ít mồ hôi nước mắt. Cuối năm 2019, ông chủ Cơm thố Anh Nguyễn đã đưa ra một quyết định bước ngoặt, đó là bắt tay với các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của ứng dụng Gojek, để giảm bớt áp lực về đi tìm mặt bằng và marketing quảng cáo. Quyết định này đến ngay trước khi dịch Covid-19 bùng phát, nên CEO Nguyễn Văn Hậu đã có một “thời cơ” tuyệt vời để chứng minh lựa chọn của mình là đúng đắn.
Trong giai đoạn dịch, khi nhiều quán ăn, nhà hàng phải điêu đứng, đóng cửa thì Cơm thố Anh Nguyễn liên tục mở các cửa hàng mới, tăng từ 6 cửa hàng lên thành 24 cửa hàng trong vòng 2 năm. Tất cả các cửa hàng đều làm ăn có lãi.
“Từ đợt Covid-19 bùng phát đến nay, Gojek là kênh bán tốt nhất trong số các ứng dụng mà chuỗi nhà hàng của tôi hợp tác”, anh Hậu chia sẻ. Nếu như trước dịch, 80% doanh số thu được đến từ bán tại chỗ, 20% bán mang về thì trong dịch và sau dịch, 80% doanh số đến từ việc bán mang về. Do chủ yếu kinh doanh online nên tôi chỉ cần tìm mặt bằng trong ngõ, không cần đẹp lắm, vừa dễ thuê vừa tiết kiệm chi phí. “Trong quá trình làm nhà hàng gần 8 năm của tôi, hầu như 3 năm đầu là để tìm khách, bán không thể bù lỗ được. Cho đến khi bắt tay với các nền tảng giao nhận đồ ăn này, mọi thứ đã thay đổi”, CEO chuỗi cửa hàng cơm thố cho biết thêm.
“Một trong những ưu điểm lớn của là Gojek là mức độ hiển thị của các nhà hàng trên app. Càng được hiển thị thì độ nhận diện thương hiệu của nhà hàng càng tăng, khách hàng càng đặt nhiều. Trong dịch, Gojek còn hỗ trợ nhà hàng quảng cáo OOH (quảng cáo ngoài trời) kèm tặng ô, tặng túi, tặng tem thực phẩm bảo đảm an toàn. Trên quảng cáo online, đơn vị cũng giúp chúng tôi hiển thị trên tất cả các kênh để mở rộng đối tượng khách hàng”, anh Hậu nói thêm.
Bà Lê Nguyễn Ngọc Dung, Giám đốc Phát triển Đối tác GoFood của Gojek Việt Nam cho biết , “Gojek luôn đặt mục tiêu phát triển các giải pháp toàn diện nhằm giúp các đối tác tối ưu hoá doanh thu và tăng trưởng kinh doanh. Việc hiểu rõ nhu cầu cũng như các giai đoạn phát triển của các đối tác nhà hàng cho phép Gojek đưa ra các giải pháp hỗ trợ kịp thời và phù hợp. Khi Việt Nam bước vào giai đoạn bình thường mới và đang trong quá trình phục hồi nền kinh tế, chúng tôi cam kết tiếp tục đồng hành cùng các nhà bán hàng và không ngừng hoàn thiện chất lượng dịch vụ dành cho các thành viên trong hệ sinh thái.”
Nhờ nhạy bén và biết tận dụng tốt thế mạnh của các nền tảng đặt đồ ăn trực tuyến như GoFood của Gojek, Cơm thố Anh Nguyễn đã đạt được thành tích đáng mơ ước. CEO Nguyễn Văn Hậu kì vọng sẽ tiếp tục mang món cơm thố đến với nhiều tỉnh thành hơn nữa, đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng đa dạng của người dân Việt Nam.
Phương Dung
Gửi bình luận
Bài viết cùng chuyên mục
500 lập trình viên đăng ký tham gia CodeGym Day 2022
icon 0
CodeGym Day 2022, sự kiện công nghệ và cộng đồng của CodeGym đang gây ấn tượng với số người đăng ký tham gia và profile “khủng” của các diễn giả khách mời.
Steve Jobs phiên bản nữ thành 'siêu lừa xứ Silicon', tài sản từ 4,5 tỷ USD xuống 0 sau 1 đêm
icon 0
Viễn cảnh tươi đẹp mà CEO nữ xinh đẹp vẽ ra chưa kịp thành công thì cô đã phải ra tòa vì lừa đảo. Bê bối của nữ doanh nhân này đã thay đổi hoàn toàn giới khởi nghiệp tại Thung lũng Silicon.
Trung Quốc loay hoay trong bão giá pin xe điện icon 0
Bất chấp việc nhà chức trách Trung Quốc yêu cầu các nhà sản xuất chính ổn định giá, lithium carbonate, nguyên liệu quan trọng trong ngành sản xuất pin, vẫn không ngừng tăng giá.
Nền tảng số thay đổi cuộc chơi thương mại điện tử Hàn Quốc
icon 0
Market Kurly là trang thương mại điện tử tại Hàn Quốc chuyên phân phối các thực phẩm tươi sống với slogan nổi tiếng “đặt hàng trước 11 giờ đêm, nhận trước 7 giờ sáng”.
Ba lợi ích lớn nhất công nghệ trí tuệ nhân tạo mang lại cho doanh nghiệp
icon 0
Theo CEO FPT Smart Cloud Lê Hồng Việt, 3 lợi ích lớn nhất mà công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại cho các doanh nghiệp gồm tăng năng suất lao động, ra quyết định dựa trên dữ liệu thời gian thực và nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Công an Bình Dương cung cấp thông tin, tương tác với người dân qua Zalo
icon 0
Việc sử dụng Zalo trong tuyên truyền được kỳ vọng sẽ hỗ trợ hoạt động của Công an tỉnh Bình Dương trở nên gần gũi với người dân, thúc đẩy hiệu quả hoạt động tố giác tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự.
Thời gian nộp hồ sơ giải thưởng Make in Vietnam được kéo dài đến ngày 15/10
icon 0
Thay vì kết thúc việc tiếp nhận hồ sơ tham gia giải thưởng “Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” năm 2022 vào ngày 22/9, Ban tổ chức đã quyết định gia hạn, kéo dài thời gian đến hết ngày 15/10.
Cập nhật gần 17.700 quy định lên Cổng tham vấn và tra cứu về kinh doanh
icon 0
Cổng tham vấn và tra cứu quy định kinh doanh đã được đưa vào vận hành chính thức. Đến nay, Cổng đã cập nhật 17.687 quy định hiện hành và phương án cắt giảm, đơn giản hóa 1.029 quy định kinh doanh.
XEM THÊM BÀI VIẾT