Qua chiến sự Nga-Ukraine nhìn rõ thực lực 3 quân đội lớn nhất thế giới (P1): Tình báo

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 07:17:25

Thông qua chiến sự Nga-Ukraine đã cho chúng ta thấy, trong 3 nước có lực lượng quân sự lớn nhất thế giới là Mỹ, Nga, Trung thì ai mới là ‘hổ thật’ còn ai là ‘hổ giấy’… 

Hơn 1 tháng sau khi Nga, lực lượng quân sự lớn thứ 2 thế giới xâm lược Ukraine, thế giới bên ngoài phải ngạc nhiên trước hiệu suất của quân đội Nga trong thực chiến, dường như không phù hợp với danh xưng lực lượng quân sự lớn thứ 2 thế giới. Ukraine, quốc gia đứng thứ 22 về sức mạnh quân sự, với sự trợ giúp của quân đội Mỹ – quốc gia đứng đầu về sức mạnh quân sự, đã thực sự gây ra những tổn thất đáng kể cho quân đội Nga, buộc Nga phải thay đổi mục tiêu tác chiến. Quân đội của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) – đứng thứ 3 thế giới, bất đắc dĩ cũng đã chứng kiến ​​khoảng cách đáng kể trong năng lực thực chiến.

Lục quân Nga trong một cuộc tập trận. (Ảnh: War News Online)

Cuộc chiến Nga-Ukraine vẫn chưa kết thúc, nhưng khoảng cách giữa 3 lực lượng quân sự hàng đầu thế giới ngày càng được nới rộng. Quân đội Hoa Kỳ là vô song, không ai có thể sánh kịp; quân đội Nga và ĐCSTQ hiện tại có thể đứng trong danh sách 3 nước dẫn đầu, nhưng sức mạnh quân sự toàn diện thì khó sánh bằng Mỹ. Thậm chí e rằng, hiện tại các quốc gia có sức mạnh quân sự trong top 10 thế giới cũng đều có thể tự tin cạnh tranh với quân đội của ĐCSTQ và Nga.

Quân đội Nga đã bộc lộ những lỗ hổng về nhiều mặt trong thực chiến, bao gồm tình báo, các cuộc tấn công chính xác tầm xa, không chiến không kích, liên hợp tác chiến, rèn luyện chiến thuật cho sĩ quan hàng ngày, tiếp tế, lập kế hoạch tổng thể, tổ chức và chỉ huy, v.v. Ngoài 3 quốc gia đứng đầu, thì trên thế giới còn có những nước có tiềm lực quân sự vượt qua cả ĐCSTQ và Nga ở một số khía cạnh. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ đánh giá trên phương diện năng lực tình báo.


Cách đây hơn 2.500 năm, cuốn binh thư nổi tiếng “Tôn Tử binh pháp” của Trung Quốc đã nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động tình báo, đồng thời khẳng định: “Biết địch, biết ta trăm trận trăm thắng; không biết địch mà biết ta, một thắng một bại; không biết địch không biết ta, hễ đánh là bại.”

1. Quân đội Hoa Kỳ cách xa nghìn dặm đạt được chiến thắng quyết định

Trước khi Nga xâm lược Ukraine, quân đội Mỹ đã biết rất rõ kế hoạch triển khai của Nga, thậm chí có thể dự đoán được ngày Nga tấn công. Sau khi Nga khai chiến, phản ứng bình tĩnh của quân đội Ukraine chứng tỏ họ đã nắm vững kế hoạch tác chiến của quân Nga, đồng thời quân Ukraine đã triển khai mục tiêu từ trước và sử dụng thuần thục các chiến thuật phục kích. Vì thế quân đội Mỹ nên liên tục cung cấp thông tin tình báo chính xác, để quân Ukraine “biết địch biết ta”, bảo toàn lực lượng và tổ chức kháng cự hiệu quả.

Khả năng do thám vệ tinh của quân đội Mỹ là không nước nào sánh kịp; Các máy bay do thám của quân đội Mỹ đóng ở Đông Âu nên được trọng dụng, chúng có thể theo dõi các động thái chiến trường mà không cần vào lãnh thổ của Ukraine; Những nhân viên tình báo của quân đội Mỹ ở Nga có thể phát hiện ra những bí mật quân sự của Nga; Lực lượng đặc biệt của Mỹ, có thể là tình nguyện viên, đã ở tiền tuyến trên chiến trường Ukraine, thực hiện các chức năng do thám, liên lạc, hướng dẫn và đánh giá.

Các binh sĩ Trung Quốc trong một cuộc tập trận ở Tây Tạng. (Ảnh: mod.gov.cn)

Quân đội Hoa Kỳ không can thiệp trực tiếp vào cuộc chiến, nhưng Lầu Năm Góc đang nhìn rõ mồn một tình hình chiến sự. Mặc dù không trực tiếp tham chiến, nhưng quân Mỹ lại hiểu rõ về tình hình cuộc chiến, nắm chắc chiến cuộc và cung cấp thông tin tình báo quan trọng có giá trị cho các nhà hoạch định ở Nhà Trắng.

2. Quân Nga không tìm thấy địch

Quân đội Nga đã ở biên giới Ukraine hơn 2 tháng, nhưng chưa bao giờ có thể phát hiện ra động thái thực sự của quân Ukraine. Lực lượng thiết giáp Nga tiến công ồ ạt và nhanh chóng tiếp cận ngoại ô thủ đô Kyiv của Ukraine nhưng không đụng độ với quân chủ lực nào của Ukraine. Cho tới bây giờ, quân Nga sau nhiều lần bị đả kích, thì vẫn không biết quân đội Ukraine rốt cuộc đang ở đâu. Các cuộc tấn công bằng tên lửa, không kích và tấn công bằng pháo của quân Nga đã sử dụng nhiều hơn trong các khu dân cư do không thể tìm thấy quân Ukraine.

Nga giáp biên giới Ukraine và cũng được Belarus hỗ trợ. Trên chiến trường Nga có quy mô lớn, nhưng họ lại không cách nào nắm được thông tin tình báo của quân đội Ukraine. Có thể cho đến nay quân Nga cũng không biết rằng Mỹ rốt cuộc đã giúp quân đội Ukraine cụ thể những gì.

Lính đánh bộ của Nga thiếu thông tin tình báo, khi quân tiên phong tràn vào Ukraine liền liên tục bị phục kích, khiến binh lính và trang thiết bị bị tổn thất không nhỏ, nghiêm trọng đả kích tinh thần binh sĩ.

Các vệ tinh của Nga dường như không phát huy tác dụng, có thể đã bị quân đội Hoa Kỳ gây nhiễu; Máy bay trinh sát của Nga hoặc không được điều động, hoặc thiếu khả năng trinh sát; Cuộc tấn công mạng của Nga vào Ukraine có thể đã bị cản trở với sự trợ giúp của quân đội Mỹ. Các điệp viên, lính trinh sát được Nga cử đến Ukraine để do thám có thể đã bị bắt.

3. Quân đội Nga không biết địch cũng không biết ta

Quân đội Nga không những không biết địch, mà khả năng rất lớn còn không hiểu rõ chính mình, tuyên truyền giả trong thời gian dài, dối trên gạt dưới, cuối cùng là đánh lừa người ra quyết định.

Các nhà ra quyết sách của Nga đã đánh giá thấp quân đội Ukraine, năng lực tiếp viện của Mỹ, đồng thời đánh giá cao thực lực bản thân. Nga điều khoảng 200.000 quân, cùng lúc tấn công từ nhiều phía, muốn ‘ăn hết’ một nửa Ukraine. Chỉ một tháng sau khi cuộc chiến bắt đầu, một lượng lớn khí tài quân sự đã bị tiêu hao, các nhà hoạch định chính sách của Nga buộc phải điều chỉnh các mục tiêu tác chiến.

Điều này cho thấy những người ra quyết định của Nga không kịp thời nắm bắt tình hình chiến trường. Về phương diện này, Nga và ĐCSTQ không những không thể so sánh với quân đội Mỹ, thậm chí đối với các nước phương Tây khác có thông tin công khai và minh bạch thì khoảng cách này quả thực rất lớn. Cụ thể, NATO có đánh giá tương đối chính xác về chiến trường Ukraine, Anh cũng có một hệ thống tình báo độc lập, hệ thống này thường xuyên tiết lộ một số chi tiết của cuộc chiến.

Nga cũng không dự đoán chính xác phản ứng mạnh mẽ của NATO và các nước phương Tây, biểu hiện nhiều ở tầng diện chiến lược tình báo. Sự hiểu biết của Nga về phương Tây còn nhiều giới hạn.


Chiến tranh Nga-Ukraine đang bổ sung thêm những trận đánh điển hình mới cho cuốn ‘Tôn Tử binh pháp’ cách đây 2.500 năm: “Không biết địch không biết ta, hễ đánh là bại.”

Binh lính Mỹ trong một cuộc tập trận bắn đạn thật ở Hawaii. (Ảnh: Defense News)

4. Quân đội ĐCSTQ bối rối, không đoán được tình hình

Quân đội ĐCSTQ vẫn luôn theo dõi trận chiến, nhưng lại không nắm được tình huống chính xác ở chiến trường. ĐCSTQ có thể biết hướng tấn công chung của quân Nga, nhưng không biết quân Ukraine đang ở đâu, lại càng không biết cụ thể sự trợ giúp của quân đội Hoa Kỳ như thế nào, nếu không, ĐCSTQ đã kịp thời thông báo cho Nga.

Ngược lại, ĐCSTQ không ngừng tin những tin tức mà Nga cung cấp, trong đó không hề có dữ liệu nào về việc quân Nga sẽ gặp trở ngại, tin tức nội bộ từ đầu đến cuối đều là đề cao Nga hạ bệ Ukraine. Các phương tiện truyền thông của ĐCSTQ luôn thay Nga đăng tải các bản tin chiến sự, người lãnh đạo ĐCSTQ cũng không kịp biết được tình cảnh khốn cùng của quân Nga, vây nên luôn chọn đứng về phía Nga.

Quân ĐCSTQ liên tục đưa ra những tuyên truyền giả ca ngợi sức mạnh quân sự của chính mình, cũng không ngừng phóng đại sức mạnh của quân Nga, những cuộc diễn tập chung của 2 nước thường được thổi phồng một cách đặc biệt. Khi quân ĐCSTQ giành được thứ bậc trong cuộc thi đua quân sự do Nga tổ chức, cảm thấy bản thân rất vinh dự. Với tình hình hiện tại, có vẻ loại tranh giải này giống như việc thoát khỏi thực chiến mà ‘làm dáng’ vậy. Thành tích của quân đội Nga trong thực tế chiến đấu cũng khiến ĐCSTQ rất thất vọng.


Ngày càng có nhiều nghi ngờ cho rằng ĐCSTQ đã từng thỉnh cầu Nga đừng khai chiến trong Thế vận hội Mùa đông Bắc Kinh. Vào ngày 24/3, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không thể không ra mặt đáp lại, nói rằng việc Nga xâm lược Ukraine, “những sự tình trước đó như ngầm đồng ý, dung túng,… đều là các tin tức giả.”

Nếu điều này là sự thật, thì ĐCSTQ thậm chí còn không biết kế hoạch hành động của quân Nga, như thế năng lực tình báo của quân đội ĐCSTQ có lẽ còn kém hơn. Việc ra quyết sách của nhà lãnh đạo ĐCSTQ thường dựa nhiều vào tình báo quân sự quan trọng, nhưng khi nhìn qua thì năng lực tình báo của quân ĐCSTQ dường như không mạnh hơn năng lực tình báo của Nga.

Tóm lược

Thông tin tình báo của quân đội Mỹ trên chiến trường Ukraine phản ánh năng lực tác chiến toàn cầu độc nhất vô nhị. Ngược lại, khả năng tình báo của quân đội Nga lại không đủ để đối phó với một cuộc chiến trong khu vực.

Đối với quân đội ĐCSTQ, thì việc tìm hiểu thông tin tình báo của chiến trường Ukraine là điều khó khăn, vậy liệu lực lượng này có đủ khả năng để kiểm soát tình báo của toàn bộ khu vực Tây Thái Bình Dương? Các vệ tinh, máy bay trinh sát, tấn công mạng và gián điệp của Trung Quốc rất có thể đều như vậy, không thể nào đối đầu với quân đội Mỹ.


Cuộc thực chiến ở Ukraine cho thấy khoảng cách rất lớn về năng lực tình báo giữa 3 lực lượng quân sự hàng đầu thế giới. Mặc dù các lực lượng vũ trang của Nga và Trung Quốc chiếm giữ vị trí thứ 2 và thứ 3, nhưng họ không cùng đẳng cấp với quân đội Hoa Kỳ – lực lượng đứng đầu. (Còn tiếp)


Tác giả: Chu Điền


Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả, không nhất thiết thể hiện quan điểm của BBT Tinh Hoa.


Tử Vi (Theo NTDTV )

Chia sẻ Facebook