Phương Tây cảnh báo Nga muốn dùng “bom bẩn” nên vu khống trước cho Ukraine
Gần đây, Nga cáo buộc Ukraine làm “bom bẩn” (dirty bomb) với ý đồ dùng vũ khí phóng xạ này tấn công. Tuy nhiên, tuyên bố này đã bị phương Tây bác bỏ, cho rằng chính quân Nga muốn leo thang bằng cách sử dụng “bom bẩn” nên đã vu khống cho Ukraine như một cái cớ.
“Bom bẩn” là gì?
Đại khái “bom bẩn” là thiết bị phát tán phóng xạ (radiological dispersal device, RDD), có khả năng phóng các chất phóng xạ hoặc sinh hóa vào không khí thông qua lực nổ rất lớn của các loại thuốc nổ thông thường.
Theo AFP , chưa thấy có trường hợp dùng đến loại vũ khí như vậy, nhưng có những nghi ngờ kẻ cực đoan có thể sẽ chế tạo và dùng “bom bẩn”.
Một “quả bom bẩn” có sức công phá thấp hơn nhiều so với vũ khí trang bị hạt nhân như bom nguyên tử hoặc bom khinh khí, trong khi “bom bẩn” dễ chế tạo hơn bom hạt nhân và khả năng hủy diệt kém hơn. Vì phản ứng phân hạch hạt nhân hay phản ứng tổng hợp hạt nhân có thể gây ra thiệt hại rất lớn trên diện rộng.
Phạm vi ảnh hưởng của “bom bẩn”
“Bom bẩn” có phạm vi gây hại hạn chế, chỉ ảnh hưởng đến các khu vực cụ thể và dân cư địa phương thông qua bức xạ trực tiếp, khiến người dân hít phải chất ô nhiễm phóng xạ. Mục đích chính của “bom bẩn” là có thể tạo ra tâm lý hoảng sợ hơn là giết người hàng loạt.
Theo một bài viết liên quan của tổ chức độc lập “Ủy ban điều tiết hạt nhân Mỹ” (U.S. Nuclear Regulatory Commission) chỉ ra, “bom bẩn” không phải là vũ khí hủy diệt hàng loạt mà là “vũ khí gây rối loạn hàng loạt” , trong đó mục tiêu chính là gây ô nhiễm và gây hoang mang.
Điều này có nghĩa là chỉ những người ở gần khu vực nổ mới chịu bức xạ gây bệnh nghiêm trọng. Ở phạm vi rộng hơn thì qua khói bụi, thức ăn hoặc nước uống bị ô nhiễm… sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Hoàn toàn có thể tìm được trong các bệnh viện, khu công nghiệp, cơ quan nghiên cứu hoặc các cơ sở quân sự một lượng nhỏ chất phóng xạ cần thiết cho “bom bẩn”.
Tuy đến nay chưa thấy có cuộc chiến nào từng dùng “bom bẩn”, nhưng có tin đồn rằng thủ phạm của hai vụ tấn công khủng bố ở Brussels (Bỉ) hồi tháng 3/2016 đã lên kế hoạch thực hiện “bom bẩn”.
Cáo buộc của Bộ Quốc phòng Nga
Truyền thông nhà nước Nga Sputnik dẫn lời chỉ huy lực lượng bảo vệ bức xạ, hóa học và sinh học (3 lực lượng phòng vệ) của quân đội Nga là Trung tướng Kirillov cho biết tại một cuộc họp báo ở Moscow vào ngày 24/10, rằng nếu Ukraine cho nổ một quả “bom bẩn” sẽ khiến các đồng vị phóng xạ khuếch tán trong khí quyển với khoảng cách lên tới 1500 km, thậm chí có thể bao trùm cả Ba Lan.
Vị tướng Nga này tuyên bố rằng nếu Ukraine cho nổ một thiết bị nổ phóng xạ thì trong phạm vi 1500 km, Hệ thống Giám sát Quốc tế (MSM) sẽ có thể phát hiện sự hiện diện của đồng vị phóng xạ trong không khí.
Theo ông Kirillov cho hay trước đó, công việc tạo “bom bẩn” của Ukraine đang trong giai đoạn cuối. Ông này cảnh báo các đồng vị phóng xạ do “bom bẩn” gây ra sẽ được lưu giữ trong bầu khí quyển trên những khu vực rộng lớn của Ba Lan.
Trước khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu “kiện” các nước phương Tây, trước đó vào ngày 23/10, một số phương tiện truyền thông Nga đã bắt đầu đưa tin rằng Ukraine sẽ chuẩn bị cho nổ “bom bẩn” và vu khống cho Nga để kích hoạt một phong trào chống Nga quy mô lớn.
Tuyên bố chung Mỹ-Anh-Pháp
Vào ngày 23/10, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố trong một cuộc điện thoại với một số lãnh đạo phương Tây rằng ông ta lo lắng Kyiv đang chuẩn bị sử dụng “bom bẩn” để tấn công nhằm vào Nga. Về vấn đề này, Mỹ, Pháp và Anh cùng ra tuyên bố bác bỏ cáo buộc của Nga cho rằng Ukraine sử dụng bom bẩn, thậm chí còn cảnh báo Nga không được lấy cớ leo thang xung đột.
Tổng thống Zelensky của Ukraine cũng chia sẻ video trò chuyện trên mạng xã hội, lên án phát ngôn vu khống của Moscow. Ông cho rằng nếu phía Nga tuyên bố nghi ngờ chuyện Ukraine chuẩn bị làm gì đó, thì có nghĩa là phía Nga đã sẵn sàng cho tất cả những hành động đó.
Vương Quân, Vision Times
Hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến NASAMS đang được lắp đặt tại Ukraine
Raytheon Technologies đã chuyển giao 2 hệ thống Tên lửa Đất đối không Tiên tiến Quốc gia (NASAMS) cho chính phủ Mỹ và chúng hiện đang được lắp đặt tại Ukraine.