Phương châm nuôi dạy con của giáo sư đại học Yale: không bao giờ nói với con :“Con không thể”.
Bà Thái Mỹ Nhi - giáo sư đại học Yale, đồng thời là bà mẹ của 3 đứa con đậu đại học Harvard mới đây đã chia sẻ những phương châm nuôi dạy con trẻ, tuy giản đơn nhưng lại vô cùng để học hỏi.
Không ngại bày tỏ sự yêu thương với con trẻ, luôn kết thúc với câu nói “Mẹ yêu con”
Những lời cáu gắt, càm ràm của cha mẹ có lẽ đã luôn tồn tại phần nào trong cuộc sống của một đứa trẻ. Chúng thường xuyên phàn nàn “tại sao mẹ nói quá nhiều vậy”, hay “sao bố lúc nào cũng ca cẩm về chuyện học hành của con?”. Với Thái Mỹ Nhi, sự khó chịu này không hoàn toàn xuất phát ở những gì bố mẹ nói, mà còn ở cách mà bố mẹ truyền tại điều đó với các con của mình. Chính vì vậy, thay vì luôn cáu kỉnh nạt nộ con mình, bà đã có một cách khôn ngoan hơn để biến những lời phê bình của mình trở nên dễ chịu hơn, đó là luôn thêm 3 từ” “Mẹ yêu con.”
Thói quen này bắt đầu được thực hiện khi con gái của bà vào cấp hai, trong một dịp con gái tặng bà một chiếc đồng hồ bằng gỗ. Lúc đó vì đang tất bật với may mắn mà bà đã trả lời qua loa và phớt lờ con gái mình. Cô con gái thấy mẹ thờ ơ như vậy thì rất thất vọng, trách mẹ vô tâm trong khi mình đã kỳ công làm đồ tặng mẹ mà ngay cả một câu cảm ơn từ mẹ cũng không có.
Lúc đó bà đã nhận ra rằng thái độ của mình là sai, và rằng để có thể dạy cho trẻ biết cách yêu thương thì bản thân mình phải biết cách trao yêu thương cho con trẻ. Bà đã đính chính lại với con: "Chiếc đồng hồ rất đẹp nhưng mẹ không khen vì sợ con kiêu ngạo. Mẹ yêu con’”
Từ sau lần đó, khi nói chuyện với con, bà luôn kết thúc bằng câu “Yêu con”, chẳng hạn như “Con làm xong bài tập rồi hẵng chơi, yêu con”, hay “Lần sau không được tái phạm nhé, yêu con.” Thông qua những lời yêu giản đơn, bà vừa muốn bày tỏ tình yêu của mình với các con, vừa muốn truyền năng lượng tích cực cho chúng. Đây cũng là một trong những bí quyết giữ hoà khí gia đình của gia đình họ, bà Thái Mỹ Nhi chia sẻ.
Nhờ vậy, các con của bà có thể cảm nhận trọn vẹn sự yêu thương, chăm sóc của gia đình dành cho mình. Tình yêu thương được thể hiện bằng lời nói và hành động làm cho tâm lý của trẻ vững hơn, thấy an toàn và tự tin trong mọi việc mình làm.
Không bao giờ nói “Con không thể”
Với Thái Mỹ Nhi, điều cấm kỵ duy nhất trong nuôi dạy con cái, đó là không bao giờ nói: "Con không thể".
Bà tâm sự, các ông bố bà mẹ tuy luôn muốn nhìn thấy con mình giỏi giang, thành công nhưng luôn chì chiết con mình “Đầu óc bã đậu như mày chẳng thể làm được gì”, hay “loại như mày làm gì có tương lai’, thậm chí con luôn đem con mình so sánh với “con nhà người ta”,... bà khẳng định việc mắng nhiếc con mình như vậy là phản khoa học và có tác động rất tiêu cực đến tâm lý con trẻ.
Bà nhấn mạnh rằng những chữ “Không thể” này giống như một lời nguyền, dần dần giết chết sự tự tin của con trẻ, chúng sẽ luôn khắc sâu tâm lý “Tôi không thể làm được” khi đứng trước mọi việc: Tôi không thể đỗ đại học, tôi không thể kiếm được việc làm, tôi không thể thăng tiến,...” Bố mẹ càng nhấn mạnh 'Không', trẻ càng thiếu tự tin, không có động lực học tập và nhanh chóng từ bỏ mục tiêu", Bà Thái Mỹ Nhi phân trần.
Bà cũng phản đối việc gò ép con trẻ theo một khuôn mẫu mà mình đặt ra. Thái Mỹ Nhi chia sẻ rằng bà có một người bạn cũng là giáo sư trường đại học có quan điểm về thành công phải xuất phát từ tính kỷ luật. Vì vậy, người bạn đó đã vạch sẵn lộ trình cuộc đời cho con thật chi tiết, thậm chí chính xác đến từng phút về lịch trình mỗi ngày từ lúc thức dậy cho đến lúc đi ngủ. Tuy nhiên, người bạn sau đó tâm sự với bà về thái độ chống đối của con trai mình. Thay vì cảm thông và an ủi, bà Thái còn quở trách “Đây đâu phải là cách dạy con, đây là biến con trở thành một con robot đó chứ? Cuộc sống là của con bạn nhưng những gì có trong cuộc sống của nó đâu phải thứ nó muốn, mà là thứ bạn muốn đó chứ?” Thái Mỹ Nhi chia sẻ, dù là lập kế hoạch cho trẻ, bà đều hỏi ý kiến trước để chúng hiểu bản thân được tự chủ, bố mẹ chỉ định hướng.
Khuyến khích con trải nghiệm nhiều nhất có thể
Thái Mỹ Nhi tâm niệm rằng bố mẹ nên cổ vũ và truyền động lực để con tích cực khai phá tiềm năng, khám phá những điều mới mẻ, để trẻ từ đó làm tốt hơn mọi việc chúng thích. Trong cuộc sống của một đứa trẻ, bố mẹ đóng vai trò như một huấn luyện viên bên bỉ. Kinh nghiệm mà bà nhấn mạnh có ba nội dung: Cho phép trẻ trải nghiệm sự bình đẳng, trải nghiệm sự hỗ trợ của cha mẹ và khai phá tiềm năng bản thân.
Con gái cả của bà trong một lần chia sẻ về nghiên cứu khoa học, sau khi chăm chú lắng nghe và thấy được sự quyết tâm của con, bà đã khuyến khích con mình nộp đơn xin cấp bằng sáng chế, với sự hỗ trợ của bà về thú lúc pháp lý với luật sư. Kết quả hơn cả mong đợi, con gái bà đã nhận được bằng sáng chế đầu tiên khi mới chỉ đang ngồi trên ghế nhà trường.
Với cô con gái thứ hai, bà nhận ra cô rất hâm mộ một nghệ sĩ trượt băng mà muốn trở thành như vậy. Không chút do dự, bà đã đồng ý để con được tập luyện trượt băng. Không chỉ có vậy, bà luôn là người đưa đón con đi tập không quản mưa gió, hay giờ tập là từ sáng sớm và kết thúc khi đêm muộn. Bà còn thường dậy từ 4 giờ sáng để chuẩn bị đồ ăn cho con gái mang đi tập.
Con với cậu con trai út với đam mê viết lách, bà cũng hết lòng ủng hộ. Để hỗ trợ con, bà luôn cố gắng hoàn thành công việc sớm, tan sở lúc 15h rồi cùng con lấy cảm hứng viết lách. Cũng vì vậy mà con trai bà đã viết được cuốn sách đầu tiên khi mới 9 tuổi.
Bà tâm niệm: “Cuộc đời tôi chỉ mong các con mình được sống hạnh phúc, mà còn điều gì tuyệt vời hơn việc được làm điều mình thích và thích những điều mình làm?:”
Bà Thái còn khẳng định rằng, “Luôn luôn trải nghiệm sẽ giúp trẻ nhỏ khám phá bản thân, mở rộng tầm nhìn. Các con sẽ có nhiều kiến thức hơn, nhờ vậy mà có thể làm rất nhiều việc người khác không thể làm.”
Bà luôn giúp các con xây dựng lòng tin vào chính mình. Chỉ cần dám dấn thân, dám thử nghiệm thì họ sẽ luôn có khả năng hoàn thành được mục tiêu.
yến trang
Theo Trí Thức Trẻ